Tiền đề khoa học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 28 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Tiền đề khoa học và triết học của phân tâm học

1.3.1. Tiền đề khoa học

Vốn là ngƣời sinh sống vào thời đại thống trị của khoa học, của tƣ duy khoa học, của triết học duy lý, Freud không thể không chịu ảnh hƣởng của nó.

Thế kỷ XIX còn là thời kỳ đầy biến đổi về tƣ tƣởng và khoa học kỹ thuật. Những phát hiện lớn của khoa học tự nhiên đã làm cho con ngƣời "Có bƣớc phát triển dài về nhận thức mối liên hệ tƣơng hỗ đối với quá trình tự nhiên" [37; 11]. Thuyết tiến hoá của Drawin, Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng Tâm lý học biến thái có ảnh hƣởng lớn nhất đến sự ra đời của phân tâm học Freud. Nó là kết quả lựa chọn chủ quan của Freud đối với tri thức khoa học và văn hoá của thời đại ông.

Năm Freud lên ba, cuốn sách Nguồn gốc của các loài của Drawin ra đời. Đây là tác phẩm làm nổi tiếng thế giới, vì nó làm thay đổi quan niệm của con ngƣời đối với bản thân, nó chứng minh các chủng loại động vật không phải là bất biến mà nó là một quá trình tiến hoá. Drawin đã dùng thực tế không thể bác bỏ xác lập sự tiến của hoá loài ngƣời từ động vật mà phát triển lên, lật nhào quan niệm "Chúa sáng tạo ra thế giới”, đặt nền móng khoa học cho quan niệm về quá trình sinh ra và phát triển của loài ngƣời. “Freud rất tin vào học thuyết của Drawin vì ông thấy rằng những học thuyết ấy làm cho ngƣời ta hy vọng vào sự tiến bộ phi thƣờng trong sự tìm hiểu thế giới” [42; 251]. Sự tin tƣởng này trƣớc hết thể hiện ở việc Freud chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi tinh thần hiến thân theo đuổi chân lí của Drawin; còn lí luận thuyết tiến hoá làm cho Freud vững tin rằng: Con người có nguồn gốc từ giới tự nhiên thì trên thân thể tất nhiên cũng bảo lưu một số bản năng có tính động vật. Vì vậy Freud cho rằng quá trình hoạt động tâm lí của con ngƣời vẫn còn bị chi phối

bởi những xung động bản năng có tính động vật nguyên thuỷ. Freud cho rằng ông chịu ảnh hƣởng của Drawin trong việc nghiên cứu con ngƣời và bản tính hành vi của con ngƣời.

Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng của H.L.F.Helmhotltz cũng đƣợc Freud nghiên cứu và sử dụng một số khái niệm của nó trong học thuyết của mình. Freud vốn là học trò cƣng của Brucke - một nhà tâm lý học đồng thời cũng là một triết gia nổi tiếng và là bạn đồng môn của Helmhotltz. Brucke và Helmholtz đã chia sẻ một quan điểm rất hợp lý tại thời điểm đó, rằng toàn bộ những lực hoạt động trong sinh vật là những gì có tính chất lý hoá, và sự tăng giảm của năng lƣợng vật lý là lời giải thích tốt nhất cho hoạt động của động vật. Năm 1786, Brucke hƣớng dẫn Freud và Breuner những phƣơng pháp biến hoá, cung cấp năng lƣợng vật lý. Đó là những gợi ý tốt cho ý tƣởng, năng lƣợng tinh thần bắt nguồn từ năng lƣợng vật lý và có thể sử dụng nó trong các hoạt động tinh thần.

Freud đã triển khai học thuyết của Brucke - Helmholtz và liên kết nó với học thuyết nhân cách của ông. Ông xem cơ thể con ngƣời nhƣ một hệ thống hữu cơ phức tạp, nơi tạo ra nguồn năng lƣợng vật lý từ thức ăn mà nó tiêu thụ và sử dụng nguồn năng lƣợng này để thực hiện các chức năng tuần hoàn máu, hít thở, vận động cơ, và những hoạt động nội tiết. Nhƣng tinh thần cũng thực hiện nhiều chức năng (nhƣ nhận biết, suy nghĩ, ghi nhớ), những hoạt động này đòi hỏi năng lƣợng tinh thần, tuy khác năng lƣợng vật lý về hình thể nhƣng không khác về bản chất. Ông đặc biệt chú ý đến khái niệm "Lực” và “năng", sau này Freud đã đƣa khái niệm này vào nghiên cứu tâm lí học. Freud coi toàn bộ cơ thể là một hệ thống năng lƣợng. Trong hệ thống năng lƣợng ấy, ngoài năng lƣợng cơ giới, năng lƣợng điện và năng lƣợng hoá học đƣợc biểu hiện bằng hệ thống sinh lí thể xác ra, còn có năng lƣợng tâm lí là loại năng lƣợng liên hệ không thể tách rời đƣợc với bản năng tính. Khái

niệm "libido” đƣợc hình thành từ việc nghiên cứu năng lƣợng tâm lí này và đây cũng là một khái niệm trung tâm trong học thuyết của Freud.

Freud cũng đã nghiên cứu tỷ mỉ tác phẩm Lí luận giới hạn ý thức của Herbart, Herbart đã phát triển quan niệm vô thức của Leibniz thành lí luận giới hạn ý thức. Theo ông, những quan niệm bị gạt xuống thấp hơn giới hạn là vô thức, và để nâng nó lên thành ý thức thì phải phù hợp các quan niệm hiện có của ý thức. Quá trình xung đột giữa ý thức và vô thức luôn diễn ra. Vô thức là một bộ phận không thể chia cắt của tâm lí con ngƣời, nó xuất hiện nhƣ là nguồn gốc, động lực của sự sống. Herbart khẳng định, tính chất quan trọng của vô thức trong hoạt động sống con ngƣời cũng nhƣ trong hoạt động sáng tạo cá nhân. Nhƣng vấn đề này về sau đều trở thành nội dung quan trọng trong học thuyết phân tâm học Freud. Herbart còn nêu lên vấn đề nhận thức khả năng của vô thức, sau này cũng trở thành một đề tài quan trọng của học thuyết Freud.

Fexnerz cũng là ngƣời có nhiều ảnh hƣởng đến tƣ tƣởng của Freud. Cách sử dụng hình ảnh tâm lý con ngƣời nhƣ tảng băng trôi, phần lớn hoạt động tâm lý đƣợc giấu dƣới vỏ vô thức và chịu tác động của những sức mạnh vô hình đƣợc đều đƣợc Freud lấy trong các tác phẩm của Fexnerz.

Vào thế kỷ thứ XVIII - XIX Chủ nghĩa duy vật khoa học chiếm ƣu thế trong nghiên cứu khoa học, phƣơng pháp chữa bệnh bằng y học lâm sàng (thành tựu mới của y học lúc bấy giờ) đƣợc sử dụng rộng rãi trong khám chữa bệnh. Các phƣơng pháp này còn đƣợc ứng dụng sang chữa cả các căn bệnh tinh thần. Tuy nhiên, rất nhiều kinh nghiệm lâm sàng trong nghiên cứu y học đã chứng minh hệ thống thần kinh của nhiều ngƣời bị tâm thần không hề bị thƣơng tổn. Thủ phạm chính của loại bệnh này là do những hụt hẫng về tinh thần gây ra. Với loại bệnh này chữa trị theo phƣơng pháp cũ là không có tác dụng hoặc nếu có tác dụng thì cũng không triệt để. Điều đó đã nhắc nhở mọi ngƣời không thể tìm ra căn nguyên của bệnh tâm thần ở phƣơng diện y học

mà phải nghiên cứu và điều trị nó ở bình diện tâm lý. Do đó, ngành khoa học tâm lý học biến thái ra đời với các nhà chuyên môn nổi tiếng nhƣ Josept Breuer và J.M. Charcot. Freud đã đƣợc thực tập trong phòng thí nghiệm của Josept Breuer một thời gian. Sau đó, Freud lại sang Paris để học và nghiên cứu tiếp, vì đây là một trung tâm nghiên cứu về tâm thần tốt nhất ở Tây Âu lúc bấy giờ. Đƣợc làm việc với bác sỹ uyên bác ngƣời Pháp J.M. Charcot, Freud đã học tập thêm đƣợc nhiều ở phƣơng pháp thôi miên để chữa bệnh tâm thần. Freud đã nhận thêm đƣợc nhiều kinh nghiệm mới và cũng có thêm những suy nghĩ mới về cách chữa chứng bệnh này. Bác sỹ J.M. Charcot cho rằng những triệu chứng của bệnh tâm thần có thể dùng phƣơng pháp thôi miên để bệnh nhân có thể nói ra những điều sâu kín bị dồn nén, chôn sâu trong đáy lòng để giải toả tâm lý ngƣời bệnh, nhờ vậy bệnh tình có thể thuyên giảm. Chính những ảnh hƣởng của tâm lý đã chi phối, đã làm tổn thƣơng các cơ quan sinh lý dẫn đến ngƣời bệnh bị mắc các chứng bệnh điên, tâm thần, sau đó, Freud còn học thêm kỹ thuật "gợi ý" của Bernheim. Ông thầy này vừa là bác sỹ nhƣng đồng thời cũng là nhà ma thuật. Mục đích của Freud là đi để tìm hiểu, để biết thêm các cách thức khác nhau để chữa bệnh tâm thần của các đồng nghiệp là chính, còn áp dụng đƣợc hay không lại là chuyện khác. Các chuyến thực tập, tìm hiểu cách chữa bệnh tâm thần của các đồng nghiệp nhƣ vậy đã cho ông thấy những điểm mạnh và những hạn chế của phƣơng pháp chữa trị ấy, và quan trọng hơn đã cho ông nhận thức mới không chỉ trong phạm vi thực hiện mà còn cả trong những vấn đề lý luận, học thuật [8; 29]. Qua quá trình nghiên cứu phƣơng pháp chữa trị bằng thôi miên của các bậc thầy, Freud cho rằng nó đều có những hạn chế và thậm chí còn thiếu cả cơ sở khoa học vững chắc, chúng không thể áp dụng cho mọi đối tƣợng mắc bệnh tâm thần. Thuật thôi miên chỉ có kết quả đối với những ngƣời dễ bị ám thị, còn kỹ thuật gợi ý của Bernheim có chứa nhiều tính cách ma thuật và mê tín. Freud đã tỉa rút, giữ lại những mặt tích cực của những phƣơng pháp điều trị

này. Theo Freud, nguyên nhân chính phát sinh những nội dụng khác nhau của bệnh điên, tâm thần với những mức độ khác nhau chính là do những vấn đề liên quan đến tình dục, đè nén dục vọng. Do vậy, cần phải có những cách thức phân tích giải thích khác và cần phải có phƣơng pháp điều trị khác đối với ngƣời mắc bệnh tâm thần. Tuy nhiên, các bậc thầy trên đây cũng có những ảnh hƣởng sâu sắc đến Freud và việc kế thừa quan điểm của các ông cũng là một phần nền móng của học thuyết phân tâm học của ông sau này.

Đứng trên lập trƣờng của chủ nghĩa duy vật khoa học, Freud luôn tâm niệm phải giữ phẩm chất ngƣời làm “khoa học” của mình. Ông chƣa bao giờ có ý định từ bỏ làm khoa học và làm thày thuốc, ngay cả khi ông công nhận phân tâm học thuộc về tâm lý học. Mặc dù các thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hình thành tƣ tƣởng cũng nhƣ nội dung học thuyết phân tâm học Freud nhƣng “tƣ tƣởng triết học hoàn toàn có thể ảnh hƣởng đến việc hình thành các quan điểm phân tâm học khác nhau” [44;104], nhƣ Freud đã khẳng định trong Phân tâm học nhập môn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)