7. Kết cấu của luận văn
1.3. Tiền đề khoa học và triết học của phân tâm học
1.3.2. Tiền đề triết học
Nhiều nhà nghiên cứu phƣơng Tây khẳng định rằng, học thuyết phân tâm học của Freud dựa trên quan sát lâm sàng. Cơ sở của phân tâm học là các quan điểm tâm thần học và sinh lý học cuối thế kỷ XIX. Còn các tƣ tƣởng triết học hoàn toàn không ảnh hƣởng gì đến Freud, vì ông không những có thái độ đề phòng đối với những suy luận trừu tƣợng của các nhà triết học mà còn chƣa bao giờ quan tâm đến các tác phẩm triết học. Chẳng hạn, J.Brown khẳng định “Freud không có một quan điểm triết học nào” [61; 179]. Trái lại, một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng, nhiều tƣ tƣởng triết học rất có thể đã ảnh hƣởng đến việc hình thành các quan điểm phân tâm học khác nhau [xem: 62; 67]. Các công trình nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, phần lớn các nhà nghiên cứu không tán thành quan điểm về các tiền đề thuần túy khoa học tự nhiên của phân tâm học, rằng phân tâm học cũng có nguồn gốc triết học của
mình. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa triết học và phân tâm học vẫn là một vấn đề bỏ ngỏ trong nghiên cứu về Freud.
Để lý giải vấn đề này, theo chúng tôi, cần phải xem xét bản thân Freud đã nói gì về vấn đề này. Khi đề cập đến lịch sử phát triển của phân tâm học, ông dứt khoát tuyên bố: “Trong việc xây dựng khái niệm về sự lấn át, tôi tuyệt đối độc lập, tôi không biết đến một sự ảnh hƣởng nào đƣa tôi đến khám phá ấy. Và tôi coi tƣ tƣởng ấy là độc đáo suốt một thời gian dài, cho tới khi O.Rank nói cho tôi biết một chỗ trong Thế giới như là ý chí và biểu tượng của Schopenhauer, tại đó ông cố gắng lý giải sự điên rồ. Nhƣ vậy, chỉ vì không đọc mà tôi có khả năng đƣa ra một khám phá độc đáo” [xem 59; 50]. Trong các tác phẩm khác, Freud thƣờng viện ngay vào Schopenhauer. Bàn về vấn đề tình dục, ông nhấn mạnh rằng, Schopenhauer từ lâu đã chỉ ra hành vi và suy nghĩ của con ngƣời “đƣợc định trƣớc bởi khát vọng tình dục đến mức độ nào” [xem: 51;10] và “vai trò to lớn của đời sống tình dục” [xem: 56;17]. Luận chứng quan niệm về “bản năng chết”, Freud viết rằng, ông vô vọng bị sa vào “đầm lầy của triết học Schopenhauer” [54; 91]. Một điều nổi bật là ngay trong giai đoạn hoạt động ban đầu, khi mà quan điểm “bản năng chết” chƣa đƣợc luận chứng về mặt phân tâm học, Freud cũng dựa vào Schopenhauer: “theo Schopenhauer, vấn đề cái chết đứng ở ngƣỡng cửa của bất kỳ triết học nào” [55;98]. Mặc dù vậy Freud vẫn khẳng định rằng ông chỉ bắt đầu “đọc Schopenhauer vào giai đoạn cuối đời” [58;110]!
Freud cũng có thái độ tƣơng tự đối với Nietzsche. Một mặt, ông thƣờng viện dẫn tƣ tƣởng của Nietzsche vào trong các tác phẩm của mình. Cụ thể, khi khảo cứu vấn đề vai trò của ngƣời cha trong xã hội nguyên thủy, Freud nhận xét rằng, ở buổi đầu lịch sử của loài ngƣời, ngƣời cha là “siêu nhân mà Nietzsche chỉ chờ đợi trong tƣơng lai” [56;72]. Sử dụng khái niệm “phi Ngã”, Freud nhấn mạnh rằng, Nietzsche thƣờng sử dụng thuật ngữ này để biểu thị “cái vô cá tính, tự nhiên - tất yếu ở trong con ngƣời”[57; 192]. Mặt khác, vào
năm 1908, khi trình bày và thảo luận cuốn sách Gia phả luận đạo đức của Nietzsche tại phiên họp của Hội Phân tâm học, Freud nhấn mạnh rằng, ông chƣa từng biết đến tác phẩm này và các tƣ tƣởng của Nietzsche không có ảnh hƣởng đến việc hình thành phân tâm học.
Tất cả những điều nêu trên chứng tỏ Freud ở một chừng mực nhất định đã viện dẫn các tƣ tƣởng triết học của Schopenhauer và của Nietzsche. Song, một vấn đề còn bỏ ngỏ là sự ảnh hƣởng ấy đến Freud diễn ra trong giai đoạn hoạt động nào của ông. Có những bằng chứng cho thấy Freud đã làm quen với các tác phẩm của hai nhà triết học nêu trên từ thời sinh viên và đã có hiểu biết nhất định về tƣ tƣởng triết học của hai ông.
Chúng ta cũng biết rằng, vào thời sinh viên, Freud đã nghe 5 bài giảng về triết học do Brentanothuyết trình. Hai bài trong số đó đề cập đến Aristotes. Hơn nữa, Freud duy trì quan hệ thân mật với Brentano, trao đổi thƣ từ với ông. Brentano có ảnh hƣởng lớn đến Freud tới mức ông thừa nhận “tôi quyết định phấn đấu có đƣợc bằng tiến sĩ triết học do ảnh hƣởng của Brentano” [35; 39]. Theo chỉ dẫn của Brentano mà Freud đã dịch tập 12 của J.Mill sang tiếng Đức, trong đó có đề cập tới học thuyết Platon về hồi tƣởng. Nhƣ vậy, có thể khẳng định, việc say mê triết học đã để lại dấu ấn sâu đậm ở tƣ duy của Freud.
Những tài liệu đƣợc công bố vào đầu những năm 50 bao gồm thƣ từ của Freud gửi cho W.Fliess giai đoạn 1887 đến 1902 và những bản thảo của Freud về tâm lý học khoa học đem lại một quan niệm rõ ràng về cội nguồn đích thực của sự xuất hiện phân tâm học. Chúng chứng tỏ một cách thuyết phục rằng, việc Freud say mê những quan điểm thần kinh học để xây dựng tâm lý học khoa học đã đƣa ông đến thái độ thất vọng đối với thử nghiệm lý giải về mặt sinh lý học những quá trình tâm thần và đến việc tìm kiếm các tƣ tƣởng mới có thể trở thành cơ sở cho học thuyết đƣợc gọi là phân tâm học. Việc tìm kiếm này đƣợc đặc trƣng bởi sự quan tâm của Freud đến các tác
phẩm triết học. Cụ thể, để thoát ra khỏi bế tắc về phƣơng pháp luận gắn liền với thử nghiệm chuyển dịch các lƣợc đồ thần kinh học và sinh lý học sang lĩnh vực tâm lý học, ông đã làm quen với tác phẩmNhững vấn đề cơ bản của đời sống tâm thần (1883) của T.Lipps, trong đó một sự quan tâm đặc biệt đƣợc dành cho việc khảo cứu những quá trình tâm thần vô thức. Vào tháng 8 năm 1897, Freud viết thƣ cho Lipps, gọi ông ta là “trí tuệ lớn nhất trong số các nhà triết học hiện đại” [xem 52].
Trong tác phẩm của mình, Lipps bảo vệ tƣ tƣởng cho rằng, những quá trình vô thức là cơ sở của mọi quá trình hữu thức. Freud lấy ra luận điểm này và nhận xét: “những sự kiện của đời sống tâm thần không phải là những quá trình cấu thành nội dung của ý thức, mà là những quá trình vô thức tự thân chúng” [xem; 52]. Và nếu vào giữa những năm 90 của thế kỷ XIX, Freud bày tỏ thái độ thất vọng về việc không hiểu bản chất của các quá trình tâm thần và cơ chế hoạt động của chúng, thì sau khi nghiên cứu các tác phẩm của Lipps, ông vui mừng nhận xét rằng, từ thời điểm này, công việc xây dựng học thuyết mới của ông bắt đầu tiến triển rất tốt [xem; 52].
Những bức thƣ này chứng tỏ Freud đã quay lại quan tâm đến triết học chính vào thời điểm mang tính bƣớc ngoặt trong sự nghiệp của mình, khi mà những tƣ tƣởng phân tâm học tản mạn không những bắt đầu đƣợc phác họa rõ mà còn đƣợc hợp nhất thành một hệ thống những tiền đề đóng vai trò cơ sở cho học thuyết phân tâm học. Có thể giả định rằng, giống nhƣ các tiền đề khoa học tự nhiên, các nguồn gốc triết học của phân tâm học đã bộ lộ hoàn toàn rõ ràng. Cho dù xét về mặt tƣ liệu, chúng ta không có đủ điều kiện để làm rõ hơn giả thuyết nêu trên, song có một điều chắc chắn rằng, không ai có thể bác bỏ đƣợc ảnh hƣởng của các tƣ tƣởng triết học đến quá trình hình thành học thuyết phân tâm học của Freud.
Những luận chứng bổ sung chứng tỏ mối liên hệ của triết học với phân tâm học có thể nhận đƣợc trong quá trình nghiên cứu chăm chú và tỉ mỉ các
tác phẩm của bản thân Freud. Khi đó, cần lƣu ý đến những chi tiết đƣợc Freud trình bày dƣới dạng ghi chú, nói thêm, trích đoạn, v.v..
Một trong những luận điểm cơ bản của phân tâm học nói rằng, tất cả những cái có cảm tƣởng không quan trọng, ngẫu nhiên và không đáng kể trên thực tế lại là những vật liệu rất quan trọng và quý giá, việc nghiên cứu chúng cho phép làm sáng tỏ hoạt động có động cơ của con ngƣời. Nếu vận dụng luận điểm lý luận này vào bản thân Freud và tiến hành cái gọi là “phân tâm học về phân tâm học”, thì thao tác ấy sẽ cho phép làm sáng tỏ những phƣơng diện mới khi tìm hiểu các cội nguồn triết học của học thuyết phân tâm học.
Trên thực tế, quá trình phân tích văn bản học về các tác phẩm của Freud cho thấy ông thƣờng xuyên nhắc đến tên nhiều nhà triết học, nhƣ Dyoghen, Epicure, Spinoza, Diderote, Russeau, Hassendi, Men de Birane, Spencer. Vì trong các tác phẩm của mình, Freud chỉ một lần nhắc đến tên Brentano mà ông đã thừa nhận chịu ảnh hƣởng, nên có thể kết luận rằng ông cũng đã biết khá sâu tƣ tƣởng của các nhà triết học khác.
Trong tác phẩm cơ bản Lý giải giấc mơ xuất bản năm 1899 và, về thực chất, là tác phẩm đánh dấu “sự khám phá” ra phân tâm học đối với độc giả, Freud viện ra nhiều nhà triết học, nhắc đến và bình chú luận điểm của họ về bản chất của giấc mơ, cũng nhƣ về các quá trình diễn ra trong miền sâu tâm thần con ngƣời. Khi Freud còn sống, tác phẩm này đƣợc tái bản tám lần. Vì những lần tái bản sau, Freud bổ sung và chỉnh lý nhiều, nên khó xác định đƣợc ông đã dựa vào các tác phẩm nào khi viết tác phẩm của mình. Nhƣng, trong lần xuất bản thứ ba vào năm 1911, trong danh mục tài liệu tham khảo có tên Platon, Aristotes, Lucrexius, Hegel, Kant, Fichte, Schubert, Fehner, Scherner, Schleiermecher, Herbart, Hartman, Lipps, Bundt, Bredli, Schopenhauer, v.v.. [xem : 50]. Chỉ riêng một sự thực này đã cho phép rút ra kết luận rằng, Freud là một ngƣời có học vấn triết học sâu sắc.
Nhƣ vậy, ảnh hƣởng của triết học đến phân tâm học là hiển nhiên. Nhƣng tại sao Freud lại kiên trì phủ nhận sự thực này và thƣờng xuyên tuyên bố tính độc đáo của những tƣ tƣởng phân tâm học do ông đƣa ra, nhấn mạnh rằng không một thế giới quan triết học nào có ảnh hƣởng đến việc hình thành thuyết phân tâm học? Ông chỉ nói đến nguồn gốc triết học trong trƣờng hợp tối cần thiết. Ông viết: “trái với mọi lời khẳng định trƣớc kia và sau này của tôi, có thể chỉ ra các nhà triết học nổi tiếng nhƣ các bậc tiền bối, trƣớc hết là nhà tƣ tƣởng vĩ đại Schopenhauer, mà “ý chí” vô thức có thể đƣợc đồng nhất với dục vọng tâm thần trong phân tâm học [60 ; 198]
Thái độ “lãng quên” của Freud đối với các nguồn gốc triết học của mình đƣợc lý giải là vì ông muốn thể hiện dƣới mắt mọi ngƣời với tƣ cách một nhà khoa học chân chính, xây dựng học thuyết của mình không phải dựa trên những sự tƣ biện trừu tƣợng đáng hoài nghi mà nhiều nhà triết học vẫn làm, mà dựa trên tƣ liệu kinh nghiệm đƣợc rút ra từ thực tiễn lâm sàng, từ cuộc sống hiện thực. Do vậy, ông kiên trì và nỗ lực công khai khƣớc từ triết học, cố gắng đặt lên hàng đầu tƣ liệu lâm sàng hay kết quả tự phân tích trong các tác phẩm của mình.
Chính thái độ kiên trì phủ định triết học bắt buộc chúng ta phải thận trọng trong vấn đề này. Vả lại bản thân Freud cũng khẳng định rằng con ngƣời không những thƣờng không trung thực trong những vấn đề bắt buộc họ phải thừa nhận một điều gì đó họ không mong muốn, mà còn chống lại việc những hồi tƣởng từng bị bác bỏ không bùng phát trên bề mặt của ý thức. Sử dụng hệ thuật ngữ của Freud, có thể nói rằng ý nghĩa của các cội nguồn triết học đối với sự xuất hiện của các tƣ tƣởng phân tâm học đã bị gạt ra khỏi ý thức của Freud do ông lo ngại rằng học thuyết của ông bị đồng nhất với một hệ thống triết học nào đó và qua đó bản thân ông bị buộc tội là có thiên hƣớng về tƣ duy siêu hình học. Đó là một trong những lý do có thể cho
phép lý giải việc Freud khƣớc từ nhắc tới các bậc tiền bối triết học trong những tác phẩm của mình.
Còn có những căn cứ quan trọng để khẳng định rằng, trong giai đoạn đƣa ra những giả thuyết phân tâm học cơ bản của mình, Freud không hẳn đã xuất phát từ kinh nghiệm lâm sàng mà chủ yếu đã xuất phát từ những quan niệm triết học về bản chất và các cơ chế hoạt động của tâm thần con ngƣời.
Thứ nhất, trong những bức thƣ của Freud gửi cho Fliess có lời khẳng định công khai về một thực tế rằng, các kết cấu lý luận của ông không đƣợc tƣ liệu lâm sàng kiện toàn. Chẳng hạn, sau khi công bố Lý giải giấc mơ, với tƣ cách đối tƣợng kiểm tra phƣơng pháp phân tích giấc mơ của Freud, tiến sĩ H.Hompets đã cầu cứu Freud. Thí nghiệm đã thất bại, vì Freud không thể tiến hành phân tích giấc mơ của Hompets từ góc độ quan niệm về giấc mơ đƣợc ông bảo vệ với tƣ cách khát vọng tình dục không đƣợc đáp ứng. Mô tả trƣờng hợp này, bản thân ông đã thông báo cho Fliess về thất bại của mình.
Bất chấp bị thất bại trong thí nghiệm, song Freud không những không khƣớc từ các tƣ tƣởng phân tâm học của mình mà, ngƣợc lại, còn tích cực phát triển chúng. Khi đó, sự phản ứng hoàn toàn không tích cực từ phía một số nhà khoa học đối với cuốn sách Lý giải giấc mơ đã đƣợc bản thân ông lý giải là do ông “đi trƣớc thời đại 15 - 20 năm” [xem: 50]. Điều tuyệt vời ở đây là khi cố gắng quan niệm phân tâm học là khoa học, Freud thƣờng xuyên viện dẫn thực tiễn lâm sàng, cố né tránh những lời buộc tội của các nhà khoa học về thử nghiệm xây dựng một học thuyết triết học. Đến lƣợt mình, các nhà nghiên cứu lại nỗ lực để làm giảm bớt nội dung triết học của học thuyết phân tâm học, rốt cuộc phân tâm học bắt đầu đƣợc đồng nhất với khoa trị liệu lâm sàng.
Thứ hai, trong hàng loạt bức thƣ, Freud thông báo với Fliess về tính chất triết học của những suy luận của mình đối với những hiện tƣợng tâm thần. Trong nhiều trƣờng hợp, ông nói đến sự cần thiết phải nghiên cứu trên
bình diện triết học những luận điểm mới mà ông đã cố gắng hình thành nhân nghiên cứu tâm thần con ngƣời. Xu hƣớng này bộc lộ đặc biệt rõ trong quá trình Freud viết Lý giải giấc mơ. Chẳng hạn, trong những bức thƣ năm 1898 -
1899, Freud chia xẻ với Fliess những tƣ tƣởng của mình về lần xuất bản mới các chƣơng mục viết về giấc mơ mà “rốt cuộc, là mang tính triết học”, cũng nhƣ kế hoạch gắn liền với việc viết “chƣơng triết học cuối cùng” [xem 52].
Nhƣ vậy, cần lƣu ý rằng quá trình hình thành học thuyết phân tâm học của Freud thực sự cũng phụ thuộc vào các nguồn gốc triết học xét trên nhiều phƣơng diện. Freud không mong muốn công khai thừa nhận các nguồn gốc này, nhƣng không thể coi mong muốn của ông phân định với triết học nhƣ là bằng chứng và hơn nữa là sự khẳng định rằng, phân tâm học là khoa học không có điểm nào chung với tri thức triết học. Ngƣợc lại, đƣợc Freud tán thành và đƣợc các nhà phân tâm học ủng hộ, định hƣớng nhƣ vậy tất yếu cần phải dẫn đến vấn đề: phải chăng nó ẩn chứa triết học phân tâm học mà Freud không muốn nói tới do những nguyên nhân nêu trên, nhƣng lại cấu thành hạt nhân, bản chất của học thuyết phân tâm học? Việc làm sáng tỏ vấn đề này đòi hỏi chúng ta phải trực tiếp quan tâm đến nội dung triết học (quan niệm về con ngƣời và văn hóa) trong phân tâm học Freud.
CHƢƠNG 2
NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN VỀ CON NGƢỜI VÀ VĂN HOÁ TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD
Phân tâm học tuy không phải là một học thuyết triết học hoàn chỉnh