Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Freud về con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 49 - 67)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Freud về con ngƣời

Tƣ tƣởng về con ngƣời trong phân tâm học Freud trƣớc hết định hƣớng vào việc làm rõ cơ sở của tồn tại ngƣời, những kết cấu tâm lý, những nguyên tắc triển khai hoạt động sống của mỗi cá thể và cách ứng xử của mỗi cá nhân. Vấn đề bản thể luận đƣợc đƣa ra ngoài miền nghiên cứu. Phân tâm học có

khát vọng vạch ra những cấu trúc và quá trình nội tại nảy sinh trong chính sự tồn tại của con ngƣời. Hiểu biết thấu đáo sự tồn tại của con ngƣời trong thế giới đƣợc thực hiện thông qua lăng kính bản thể hóa thuộc tính tồn tại của nó. Theo Freud, trong suốt chiều dài phát triển của lịch sử, con ngƣời luôn nghĩ mình cao quý và có nguồn gốc thần thánh. Tuy nhiên, sự phát triển của khoa học lại có ba phát minh làm tổn thƣơng đến uy danh của con ngƣời. Thứ nhất là ác đòn vũ trụ học do Copernic giáng xuống khi ông phát hiện ra trái đất xoay quanh mặt trời đã làm cho con ngƣời mất đi ảo tƣởng mình là trung tâm của vũ trụ. Lần thứ hai là đòn sinh vật học, đó là thuyết tiến hóa luận của Darwin đã chỉ ra con ngƣời chỉ là một nấc thang trong quá trình tiến hóa. Thì ra, con ngƣời không phải có nguồn gốc thần thánh mà con ngƣời có nguồn gốc từ con… khỉ! Nhƣng cú đòn mạnh nhất, theo Freud là cú đòn “tâm lý học” đƣợc sinh ra từ chính học thuyết phân tâm học của ông. Freud tuyên bố rằng "ý thức không phải là ngƣời chủ trong ngôi nhà của mình”. Động lực thúc đẩy và chi phối toàn bộ hoạt động của con ngƣời lại chính là những xung động bản năng (Libido). Nhƣ vậy, con ngƣời không chỉ không có nguồn gốc cao quý, mà bản thân nó cũng chẳng cao quý gì. Bởi, con ngƣời không chỉ thuần về lý trí mà nặng về bản năng mà chủ yếu nhất là bản năng tính dục, phần dƣợc coi là thấp hèn nhất, xấu xa nhất trong con ngƣời. Vì vậy, Freud đặc biệt coi trọng việc nghiên cứu bản năng của con ngƣời với những kích thích mang tính bản năng, trƣớc hết là khát vọng tình dục.

Cách tiếp cận đối với con ngƣời của Freud trƣớc hết là một thực thể tự nhiên, khác với các động vật khác ở một khối lƣợng trí nhớ lớn hơn và ở chỗ ý thức của nó bắt đầu trung gian hóa quan hệ với môi trƣờng xung quanh trong quá trình tiến hóa. Mọi động vật đều tồn tại theo nguyên tắc thỏa mãn, tức luôn cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của mình và né tránh đau khổ. Con ngƣời trƣớc khi trở thành Ngƣời theo đúng nghĩa cũng đã sống và trải qua giai đoạn “thời thơ ấu của nhân loại” nhằm tối ƣu hóa những nhu cầu mang tính

bản năng của mình. Điều này thể hiện rõ nhất trong đời sống tâm lý trẻ thơ. Khi đói, trẻ em có nhu cầu tìm kiếm vú mẹ nhằm thỏa mãn bằng sự tiêu thụ thức ăn cho hết đói. Cái khát đòi hỏi bằng sự tiêu thụ đồ uống cho hết khát. Sự khát dục thể hiện ở trẻ em ngay từ khi bú sữa mẹ. Dựa trên những quan sát khoa học, ngƣời ta đã thừa nhận rằng: trẻ em khi bú no nó lăn ra ngủ với một nét mặt thực là khoan khoái chẳng khác gì ngƣời lớn sau khi khát dục đƣợc thỏa mãn thông qua những hành vi tình dục. Freud cho rằng sự thỏa mãn này không chỉ đơn thuần về mặt sinh lý mà nó còn mang ý nghĩa tâm lý nữa, nó tạo ra sự sảng khoái, dễ chịu, sung sƣớng về tinh thần, vì thế mà nhiều khi đã no nê, trẻ em vẫn thích ngậm đầu vú mẹ hoặc mút tay và nó cũng hoan hỷ không kém nhƣ khi đƣợc ăn no. “Từ rất sớm, khi mút vú cho bằng đƣợc, đứa trẻ cảm thấy thỏa mãn vì làm nhƣ vậy. Nhƣng, tuy bắt nguồn từ ăn uống, sự thỏa mãn ấy vẫn có tính độc lập. Ví nhƣ mút vú có thể đem lại khoái cảm nên phải đƣợc coi là mang tính chất tính dục" [44; 164]. Freud quan tâm đến sự thỏa mãn diễn ra trong đời sống tâm lý trẻ thơ và kể cả đó là sự thỏa mãn tính dục vì theo ông đó là cách tốt nhất, hiệu quả nhất để hiểu đƣợc sự thỏa mãn cũng nhƣ đời sống tình dục của ngƣời trƣởng thành.

Nguyên tắc thỏa mãn, theo Freud, là nhằm thực hiện những ham muốn, những khát vọng. Một khi những ham muốn, những khát vọng ấy đƣợc thỏa mãn thì tạo ra những khoái cảm ở mức cao nhất, đồng thời cũng làm dịu đi những phiền muộn, đau khổ, căng thẳng. Sự đòi hỏi này là sự đòi hỏi tức thời, không thể trì hoãn đƣợc và không kể đến hậu quả thế nào vì đó là đặc tính chung của những kích động khi nó chƣa chịu sự kiểm soát của ý thức, của cái tôi có kinh nghiệm và trƣởng thành.

Điều kiện hoạt động của nguyên tắc này ngƣời ta cần một nguồn năng lƣợng gọi là Libido. Theo Freud “toàn thể những thúc đẩy tâm sinh lý đều quy về một lực lƣợng duy nhất: đó là năng lực tình dục (mà ông gọi là libido). Năng lực libido là một bản năng quan trọng nhất trong số các động lực, làm

cho con ngƣời hoạt động, truyền chủng, hƣởng thụ, sáng tạo… và để duy trì sự cân bằng cho mọi hoạt động của chúng” [41; 49]. Ban đầu, khái niệm libido dùng để chỉ năng lực tình dục, về sau khi tiến hành phân tích bản năng, ông phân tích libido là năng lƣợng bản năng của toàn bộ sự sống. Có thể so sánh libido nhƣ dầu hỏa thô vụt lên từ lòng đất. Nếu đem lọc sẽ biến thành vô số các sản phẩm để đƣa lại cho mọi hoạt động con ngƣời sức thúc đẩy và nguồn năng lƣợng cơ bản của nó [38; 165]. Nhƣ vậy, nguyên tắc thỏa mãn đƣợc hiểu là một cách sống, tồn tại bằng mọi cách đáp ứng những nhu cầu của cơ thể, chịu sự chi phối nhu cầu của cơ thể. Nó thƣờng dẫn đến những hành động bốc đồng và thiếu suy xét vì nó không hành động dựa trên lý trí và sự sợ hãi. Đây là biểu hiện của lối sống vô văn hóa, lối sống này chỉ đáp ứng đƣợc những nhu cầu tối thiểu của con ngƣời chúng ta. Bản thân nguyên tắc này không tự mất đi mà có thể tồn tại đeo đẳng suốt cuộc đời con ngƣời nếu họ không tìm cách hạn chế chúng. Lối sống này nếu đƣợc phổ biến sẽ dẫn đến cuộc chiến thú vật giữa con ngƣời với con ngƣời và sẽ dẫn đến cái chết (đúng theo nghĩa đen) và sự hủy diệt nếu lệ thuộc hoàn toàn vào nguyên tắc thoả mãn. Vì vậy, để có thể cùng tồn tại với nhau trong cộng đồng, con ngƣời cần phải hạn chế bớt một số nhu cầu và phải chấp nhận lẫn nhau để tồn tại. Vì tính ƣơng bƣớng với sức bùng nổ của những kích động mang nội dung tình dục mà vai trò của cái tôi (ý thức) có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, có khả năng điều tiết tới mức cần thiết sự hƣởng thụ khoái cảm. Đó là cách tốt nhất để mỗi ngƣời có thể tạo ra cho mình một cuộc sống lành mạnh về tâm hồn và cƣờng tráng về thể xác.

Theo Freud, trong tâm lý con ngƣời cùng tồn tại song hành cả nguyên tắc thỏa mãn, cả nguyên tắc hạn chế những nhu cầu bản năng mà con ngƣời buộc phải tuân thủ để thích ứng với những điều kiện bên ngoài, đó là Nguyên tắc thực tại. “Chúng ta có thể hiểu nguyên tắc thực tại là khả năng điều tiết việc hƣởng thụ những khoái cảm vào những lúc thích hợp nhất, có lợi nhất,

đối với sự tồn tại của cái tôi trên cơ sở những điều kiện sống của cái tôi, tức sự phù hợp với những điều kiện sống thực tế của mình” [19; 211]. Tính bức thiết và không thể trì hoãn đƣợc của sự thụ hƣởng những khoái cảm đã bị ý thức điều chỉnh cho phù hợp với những điều kiện sống thực tế của từng ngƣời. Nói cách khác, con ngƣời có khả năng tạm thời “nhịn” những hƣởng thụ khoái cảm khi thấy nó không có lợi cho cuộc sống thực tế của mình. Nhịn để đến khi có những điều kiện thực tế có lợi nhất sẽ hƣởng thụ chứ không phải là triệt tiêu những ham muốn, những khát vọng đó. “Nhờ cái cách nó đƣợc hƣớng dẫn và phát triển, libido uốn nắn cấu trúc của nhân cách, giống hệt nhƣ một dòng sông uốn nắn cấu trúc bờ sông theo dòng chảy của nó từ trên núi cao xuống biển” [19; 165]. Để có thể trì hoãn nguyên tắc thỏa mãn, mọi ngƣời cần phải trƣởng thành với kinh nghiệm sống của bản thân, sự hiểu biết và trí thông minh… để có thể hƣớng sự hƣởng thụ đó có lợi nhất cho sự tồn tại của mình, của sự phát triển nhân cách phù hợp với hoàn cảnh sống thực tế của mình. Nguyên tắc thực tại sẽ đƣợc hình thành cùng với sự trƣởng thành của tâm lý trẻ em. Nó có ảnh hƣởng đến sự điều tiết những hƣởng thụ, thỏa mãn tới đâu là do sự trƣởng thành của từng ngƣời về mặt nhân cách. Nói đến nguyên tắc thực tại là chúng ta nói đến vai trò của “ lý trí hợp lý” và vai trò này chỉ có ở con ngƣời trƣởng thành và đã thoát khỏi những ham muốn bản năng. Theo Freud, sự trì hoãn này có thể đƣợc đền bù trong tƣơng lai, mà theo ông nó đƣợc giải tỏa qua giấc mơ, niềm tin tôn giáo và thăng hoa vào nghệ thuật.

Tóm lại, nguyên tắc thực tại là lối sống, cách sống, trong đó con ngƣời phải ý thức đƣợc thực tại của mình. Nhờ chức năng trì hoãn của nguyên tắc thực tại mà những nhu cầu, ham muốn quan trọng của con ngƣời đƣợc thoả mãn không phải đối mặt với những tình huống nguy hiểm.Vì vậy, đa số hoạt động có tính nhận thức của con ngƣời đều chịu chi phối bởi nguyên tắc này. Hai nguyên tắc thoả mãn và thực tại luôn song hành trong mỗi con ngƣời

chúng ta. Hai nguyên tắc này đƣợc thể hiện rất rõ qua cấu trúc tâm thần của con ngƣời mà Freud khám phá ra.

Có thể nói phân tâm học Freud với việc phát hiện ra cấu trúc tâm thần ngƣời đã vạch ra gianh giới giữa tâm lý học miền sâu và tâm lý học bề mặt. Quan trọng hơn cả, thông qua cấu trúc ấy, tƣ tƣởng triết học về con ngƣời đƣợc bộc lộ rõ nét. Không thể phủ nhận những đóng góp của tâm lý học bề mặt và những nghiên cứu về ý thức và hoạt động của ý thức, Freud tuyên bố, ngoài ý thức ra, trong tâm lý con ngƣời còn có vƣơng quốc của vô thức nữa. Chính tuyên bố này đã làm cho nhận thức về nhân cách con ngƣời đảo lộn, khiến ngƣời ta kinh ngạc, chẳng khác nào phát hiện ra một lục địa mới trong lịch sử. Chính điều này đã giải thích đƣợc tại sao bên cạnh sự sáng suốt và đầy ý chí trong hành động, nhiều khi con ngƣời lại tỏ ra bất lực, lúng túng trƣớc những hiện tƣợng trong đời sống tinh thần của mình. Chẳng hạn, có những lúc chúng ta lại nói nhầm, nói nhịu vào những thời khắc quan trọng nhƣ ông Chủ tịch nọ thay vì lời nói khai mạc lại tuyên bố bế mạc hội nghị quan trọng, rồi sự quên tên ngƣời thân, lỡ lời, đọc sai rồi viết sai… Có sức mạnh nào trong sâu thẳm của ta luôn xui khiến những điều mà ý thức chúng ta không thể kiểm soát đƣợc, không thể hiểu nổi tại sao mình lại hành động nhƣ vậy. Do đó, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong nhiều hoạt động của con ngƣời thì ý thức không phải là chìa khóa vạn năng để có thể giải mã đƣợc tất cả hành vi của họ. Nằm ngoài ý thức, còn có một lực lƣợng chi phối hành động của con ngƣời, đó là thế giới vô thức.

Việc phát hiện ra thế giới vô thức không phải là công lao của Freud. Ông đã từng tuyên bố trong lễ mừng thọ của mình khi ngƣời ta tôn vinh ông với tƣ cách là ngƣời phát minh ra cái vô thức rằng “Trƣớc tôi, các thi sỹ và triết gia đã sớm phát hiện ra vô thức, tôi chẳng qua chỉ khám phá ra những phƣơng pháp khoa học để nghiên cứu vô thức mà thôi” [39;72].

Trong tác phẩm The Wold as Will and Idia, Shopenhauer đã đƣa ra cách lý giải về vô thức mà có thể coi là một sự cách tân. Shopenhauer cho rằng, con ngƣời đƣợc thúc đẩy bởi sự vƣơn tới của ý chí, có thể coi nhƣ là vô thức. Những thành tố chính của vô thức là những phản ứng bản năng nhằm tự bảo tồn và phát sinh giới tính, lực điều khiển bản năng này là vô tri và mù quáng. Shopenhauer còn chú ý đến mối quan hệ có thể có giữa vô thức và những chứng bệnh tâm thần. Năm 1868 khi công bố tác phẩm Philosophy of the Unconscious, Von Hartmann cũng đã xem xét 26 phƣơng diện khác nhau của hoạt động tâm thần vô thức. Tuy nhiên, theo Freud thì chƣa ai nêu lên đƣợc những quan điểm có giá trị học thuật mang tính hệ thống và ông đã quyết định đẩy việc nghiên cứu “lên tầm cao mới”. Trên cơ sở kế thừa học thuyết của các vị tiền bối, Freud nêu rõ rằng “mọi quá trình tinh thần trên thực tế đều là vô thức”. Đây là kho tàng của dục vọng và bản năng sinh vật. Những bản năng và dục vọng này chất chứa những năng lƣợng tâm lý mạnh mẽ, phục tùng theo nguyên tắc thỏa mãn và ra sức tràn vào ý thức để đƣợc thỏa mãn. Đúng nhƣ hình ảnh tiểu quỷ trong tiểu thuyết của Diderot, “nó vừa có cái tính tự cuồng nhiệt của một con ngƣời trƣởng thành tuổi 30, vừa nhƣ một đứa bé nằm trong nôi, không cần biết đến lý lẽ là gì, chỉ một mực đòi thỏa mãn nhu cầu của mình… vừa hiếu sắc, vừa tham lam, ngạo mạn, lại tự ti, nhạy cảm mà dã tâm”. Vô thức đƣợc Freud ví nhƣ “cái nồi bản năng đang sôi” [33; 406]. Vô thức đòi hỏi đƣợc ngay theo nguyên tắc thoả mãn. Nó chứa đựng những ham muốn đầy quyền năng và những ham muốn này tồn tại bên ngoài trạng thái ý thức nhƣng lại chịu trách nhiệm cho toàn bộ những hành vi quan trọng của con ngƣời. Nội dung của nó gần nhƣ bị chặn lại ở cổng bên trong của nhận thức, nơi chúng sẽ hợp thành một sự nguy hiểm về tâm lý thực sự cho cá nhân. Chỉ khi ở trong trạng thái tƣợng trƣng đƣợc lƣu ý chu đáo, những dữ kiện nào bắt nguồn từ vô thức mới đƣợc vào nhận thức. Tuy nhiên, “vô thức là ngƣời quyết định tối thƣợng tất cả các hành vi - là kho chứa tất cả những

động cơ, những ƣớc nguyện, mong muốn, bốc đồng, xung đột, quá trình xử lý, và những động lực đƣợc xem nhƣ để hợp thành những nguyên do chính cho hành động của con ngƣời” [41; 59]. Nó là nguồn năng lƣợng đƣợc sinh ra từ những nhu cầu sinh lý của con ngƣời không đƣợc đáp ứng bị lấn át, bị đè nén. Khi ấy, nó không tự biến mất mà bị đẩy xuống tầng hầm trong thế giới nội tâm của con ngƣời. Nó tồn tại dƣới dạng nguồn năng lƣợng khổng lồ, luôn dình dập cơ hội để bùng phát và vô tình nó đã chi phối lối suy nghĩ, ứng xử của con ngƣời. Vô thức có thể tồn tại trong giấc mơ hay trong những hành vi sai lạc của con ngƣời nhƣ: những hành vi lầm lỡ; những câu nói lỡ lời; những câu viết lỡ tay; những câu đọc lỡ miệng; những sự quên và đãng trí… Tất cả những hành vi này đều xảy ra một cách bất thần, vô nghĩa trong đời sống hàng ngày mà chúng ta không ít lần mắc phải và đã cho qua. Nhƣng, với Freud thì đây lại là đối tƣợng cần nghiên cứu nghiêm túc vì theo ông đó là trạng thái của bệnh lý vô thức.

Theo Freud, nguồn năng lƣợng vô thức nếu không đƣợc kiểm soát thì có nguy cơ nổ tung, trào vọt ra ngoài. Chính vì vậy, cần phải có “ngƣời gác cổng” để kiểm soát, hạn chế những ham muốn, tham vọng, những trạng thái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 49 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)