7. Kết cấu của luận văn
2.4. Một số đánh giá khái quát về tƣ tƣởng con ngƣời và văn hoá trong
2.4.1. Những giá trị của học thuyết phân tâm học Freud
Công lao to lớn nhất của Freud nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã ghi nhận là ông đã mở rộng khoa tâm lý học bề mặt sang tâm lý học miền sâu. Việc phát hiện ra cái vô thức và vai trò của nó trƣớc hết giúp cho các bác sỹ tâm thần có cơ sở lý thuyết để chữa trị hiệu quả cho bệnh nhân. Nhƣng quan trọng hơn, thông qua lý thuyết ấy, con ngƣời càng nhận thức rõ hơn bản chất của mình thông qua những hành động vô thức, sáng tạo vô thức... Tất cả những điều đó đƣợc mở rộng và phát triển đã làm cho đời sống tinh thần của con ngƣời thêm phong phú nhờ những quan niệm nền tảng về cái vô thức.
Thứ hai, ông có công lớn trong việc phê phán quan niệm phi lý phiến diện về con ngƣời và bản tính ngƣời. Chủ nghĩa duy lý vốn coi lý tính và niềm tin khoa học là chìa khoá vạn năng để giải quyết tất cả những vấn đề liên quan đến sự tồn tại của con ngƣời trong thế giới. Từ đó chủ nghĩa duy lý coi bản chất bên trong của con ngƣời là cái không đáng tin và tƣớc bỏ bản tính ngƣời, khía cạnh xã hội trong con ngƣời. Do đó theo chủ nghĩa duy lý,
khi con ngƣời đứng trên đỉnh cao của khoa học, với lý tính của mình con ngƣời có thể làm chủ đƣợc cuộc sống của mình một cách sáng suốt.
Tuy nhiên, theo Freud, điều đó chƣa hẳn đã đúng. Bên cạnh ý thức giúp cái Tôi có khả năng làm chủ cuộc sống của mình và mọi cái trở nên minh bạch rõ ràng thì con ngƣời cũng còn cảm thấy có một cái gì đấy không thuộc về cái Tôi, luôn gây sóng gió cho cái Tôi và không biết nó từ đâu tới, và làm cho bản thân con ngƣời đôi lúc ứng xử không còn là mình nữa. Trên thực tế đời sống con ngƣời không chỉ là những cái đã biết mà phần lớn nó là những cái chƣa biết, thậm chí nó lại đóng vai trò quan trọng trong đời sống nội tâm và nó quyết định lối ứng xử của chúng ta. Nhƣ vậy, lý thuyết vô thức của Freud đã giải thoát những bế tắc mà chủ nghĩa duy lý mắc phải khi phải đối diện với thực tế nền văn minh vật chất vận động ngƣợc với những tiến bộ tinh thần.
Thứ ba, Freud đã nhận thấy một trong những căn bệnh trầm kha của thời hiện đại là sức tải quá lớn về mặt tâm lý khi sống trong xã hội công nghiệp. Cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật và nhịp sống thời hiện đại diễn ra ngày càng nhanh, cạnh tranh ngày càng quyết liệt, thì sức ép đối với tâm lý con ngƣời ngày càng mạnh, do đó gây ra sự căng thẳng mà hiện nay ngƣời ta gọi là street xuất hiện ngày càng nhiều. Nhất là trẻ em, ngay từ khi còn nhỏ đã phải đối mặt với nhiều sức ép, Freud chỉ ra rằng nếu những sức ép này không đƣợc giải toả kịp thời sẽ là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh tâm thần. Đây là một sự cảnh báo đối với giáo dục của gia đình, nhà trƣờng và xã hội trong hoạt động giáo dục nhằm tạo ra một môi trƣờng phát triển lành mạnh đối với nhân cách trẻ thơ.
Thứ tƣ, ông đã mở ra một cách tiếp cận mới, tƣơng ứng với môn khoa học mới trong việc nghiên cứu con ngƣời nhƣ một thực thể văn hoá mà cạm bẫy lớn nhất chính là thừa nhận thú tính trong con ngƣời mà cách đây 17 thế kỉ Augustino đã cảnh tỉnh: con ngƣời muốn làm ngƣời, trƣớc hết phải thừa
nhận thú tính trong bản thân mình. Thừa nhận bản tính ác, trong con ngƣời với những ham muốn dục vọng luôn luôn trỗi dậy trong con ngƣời, để từ đó có thể điều chỉnh hành vi cho phù hợp để vƣơn tới bản tính Ngƣời đích thực. Trên cơ sở những dữ liệu ấy, Freud xem con ngƣời nhƣ là sản phẩm của tạo vật, cùng một lúc hội tụ đủ bản tính vừa thô sơ, phức tạp, vừa bốc đồng, vừa duy lý, vừa ích kỉ vừa quảng đại, thoái hoá và sáng tạo, con và ngƣời. Freud đã cảnh tỉnh thú tính - phần hạn chế - trong con ngƣời để từ đó chúng ta tìm ra cách chữa.