Những hạn chế của học thuyết phân tâm học Freud

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 85 - 96)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Một số đánh giá khái quát về tƣ tƣởng con ngƣời và văn hoá trong

2.4.2. Những hạn chế của học thuyết phân tâm học Freud

Thứ nhất, tuy phát hiện ra vô thức là một trong những đóng góp lớn của Freud, nhƣng ông lại quá tuyệt đối hoá nó, nhấn mạnh yếu tố bản năng, mặt sinh học trong con ngƣời và phủ nhận vai trò chủ đạo của ý thức đối với hành vi của con ngƣời trong đời sống hiện thực. Hơn nữa ông thừa nhận trong vô thức bản năng tính dục là nhân tố cơ bản mà không thấy những thuộc tính xã hội và văn hoá lịch sử của vô thức. Hạn chế này về sau đƣợc K.Jung, học trò và là bạn đồng môn của ông khắc phục khi đƣa ra khái niệm vô thức tập thể.

Thứ hai, ông coi toàn bộ văn hoá là sản phẩm của sự cƣỡng bức thông qua sự thăng hoa, giải toả những bức xúc, dồn nén. Cái nhìn về văn hoá của ông hết sức tiêu cực. Nói chung ông coi văn hoá nhƣ là phƣơng tiện nô dịch, tƣớc đoạt sự tự do của con ngƣời. Đây là cách nhìn rất sai lầm và thiển cận. Thực ra hoạt động sáng tạo của con ngƣời là cội nguồn, là nền tảng trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Chính trong tiến trình này mà “cái tự nhiên” đã đƣợc nhân cách hoá và “cái văn hoá” đã đƣợc sinh thành. Freud nghiên cứu con ngƣời ở tầm thấp với tƣ cách là một cá thể không tính đến xã hội tính, con ngƣời tính trong con ngƣời. Fromm đã khắc phục quan điểm này. ở phƣơng diện đạo đức, Freud cũng xuất phát từ khía cạnh tính dục để bàn. Ông cho rằng, từ “mặc cảm Ơdip” trong bản năng vô thức vƣơn lên đến cái siêu thức

trong tâm lý con ngƣời văn minh là do cấm kị của cha mẹ, phong tục tập quán, quy phạm đạo đức, giới luật của tôn giáo… Ông cho rằng: “siêu thức là đại diện cho mọi hạn chế về đạo đức” và là “hành động tƣơng đối cao thƣợng của loài ngƣời” [xem16]. Ông chia cái siêu thức ra làm hai: Lƣơng tâm và cái tôi lý tƣởng. Cái sau sẽ xác định tiêu chuẩn của hành vi đạo đức, còn cái trƣớc chịu trách nhiệm trừng phạt những hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức. Nhƣ thế, một cách gián tiếp, theo Freud thì lƣơng tâm cũng nhƣ mọi quan hệ và tình cảm đạo đức đều liên đới và đối ứng với tình dục. Chính điều này dẫn ngƣời ta đến ngộ nhận phân tâm học là học thuyết duy tính luận.

Nhận thức duy vật lịch sử của C.Mác đã khám phá ra điều đó. Freud cũng đã có lý khi ông chia khát vọng cá nhân thành “sống theo mong muốn” và “sống theo tất yếu”. Nhƣng Freud lại quên rằng, mong muốn của con ngƣời đƣợc hình thành trong hoạt động tập thể của mọi ngƣời. Vì thế, về bản chất chúng không đối lập với những tất yếu xã hội mà bao gồm cả những tất yếu ấy. Có lẽ vì thế mà những ngƣời kế nghiệp Freud đã cố gắng thoát khỏi những bế tắc trong học thuyết của ông. Chẳng hạn, E. Fromm đã sáng lập ra phân tâm học và tính cách dân tộc nhằm xem xét mặt xã hội tính của con ngƣời và sự ảnh hƣởng của văn hoá đối với sự hình thành nhân cách. Đối với Fromm, “cái con ngƣời” sẽ bắt đầu ở nơi mà “cái tự nhiên” kết thúc. Quan niệm nhƣ vậy đã bị xem là “xét lại” chủ nghĩa Freud, đã bị coi là có ý đồ tổng hợp học thuyết Freud với học thuyết Mác, “xã hội hoá” học thuyết Freud và “nhân văn hoá” học thuyết Mác. Thực ra, những tìm tòi của Fromm đã một lần nữa chỉ ra rằng chỉ có học thuyết Mác mới đem lại cho chúng ta cơ sở phƣơng pháp đúng đắn để hiểu rõ bản chất văn hoá của con ngƣời.

Thứ ba, mặc dù không tin tƣởng vào khoa học đƣơng thời trong việc nghiên cứu tâm thần ngƣời, nhƣng Freud đã không nhận thấy sự khác biệt về nguyên tắc của khoa học tự nhiên và khoa học về con ngƣời mà trƣớc đó

Dilthey và Weber đã chứng minh và chỉ ra sự đối lập về phƣơng pháp giữa hai ngành khoa học này. (Nhiệm vụ của triết học là hiểu cuộc sống bằng cách tự thâm nhập chỉnh thể, tự trải nghiệm). Freud lại vay mƣợn phƣơng pháp của khoa học tự nhiên qua thực nghiệm lâm sàng. Freud đã không nhất quán và việc xây dựng phân tâm học nhƣ một khoa học thuần tuý đẩy ông vào tƣ biện. Phân tâm học bề ngoài khoác vỏ khoa học nhƣng bên trong lại chứa đựng triết lý và bị rơi vào chủ nghĩa thần bí duy nghiệm. Tức hệ thống không có nền tảng của chủ nghĩa duy lý chung, hoạt động của phân tâm học thực chất giống nhƣ kinh nghiệm chữa bệnh của ngƣời Á Đông cho nên tính thực nghiệm yếu, ít chính xác, không thể hƣớng tới những kết luận chính xác.

KẾT LUẬN

Từ những trình bày ở trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận mang tính khái quát về phân tâm học Freud là:

Phân tâm học do Sigmund Freud sáng lập vào đầu thế kỷ XX. Đó đƣợc coi là thành tựu lớn của y học ở thế kỷ qua. Từ bỏ phƣơng pháp chữa trị bằng thôi miên và thay thế bằng phƣơng pháp giáo dục của phân tâm học là một bƣớc đột phá, bƣớc ngoặt trong y học mà thời đó gọi là tâm thần học. Với tƣ cách là bác sĩ thần kinh, trải qua nhiều thực nghiệm và quan sát, tiếp xúc hàng loạt bệnh nhân, Freud đã đƣa ra một phƣơng pháp điều trị có hiệu quả chứng bệnh tâm thần về sau trở thành một lý thuyết xã hội mà chính bản thân ông không hề nghĩ tới. Ngay từ khi xuất hiện, các nhà phân tâm học đặc biệt là ngƣời sáng lập ra nó cố gắng đề cao địa vị khoa học của phân tâm học mà theo họ, nó không liên quan đến hiểu biết triết học, về sự tồn tại của con ngƣ- ời trong thế giới. Nhƣng, phân tâm học ngay từ khi xuất hiện không chỉ cố tỏ ra khả năng khái quát hóa vốn có của triết học mà còn chứa đựng mục đích sáng tạo ra một thứ tâm l‎ý học khác thƣờng hay còn gọi là siêu tâm lý học.

Triết học phân tâm học trƣớc hết định hƣớng vào việc làm rõ cơ sở của tồn tại ngƣời, những kết cấu tâm thần, những nguyên tắc triển khai hoạt động sống của một cá thể và các ứng xử của cá nhân. Nó tập trung phân tích tinh thần nhƣng lại đƣợc dùng để giải thích nhân tính, nhân cách, hơn nữa nó lý giải cả những giá trị nhân văn của con ngƣời - đó là văn hóa. Học thuyết phân tâm học Freud từ khi ra đời đến nay đã gây ra rất nhiều tranh luận. Ngƣời thì khẳng định ông là nhà khoa học vĩ đại nhất của thế kỷ XX và cho phân tâm học là chân lý, chuẩn mực. Tuy nhiên cũng có nhiều ý kiến cho rằng, học thuyết của ông là lý thuyết xằng bậy, là quỷ dữ. Ngay một số các học trò của ông cũng đòi xét lại học thuyết của ông. Nhƣ vậy, phân tâm học không phải là

chúng tôi, điều quan trọng khi nghiên cứu phân tâm học Freud là phải quan tâm đến những phát hiện của ông, cụ thể, là cái vô thức và bản năng về tính dục và sự vận dụng hai phát hiện này vào việc xem xét con ngƣời và văn hóa với tƣ cách con ngƣời không phải là một thực thể hoàn toàn duy lý, mà thực chất là giao điểm của hai thế giới, thế giới tâm linh cao thƣợng và thế giới tự nhiên thấp hèn.

Tƣ tƣởng con ngƣời của Freud có thể nói là rất dũng cảm và công bằng. Suốt cả cuộc đời, ông đã xem xét sự yếu đuối của con ngƣời mà không ghê tởm, khinh thƣờng. Freud đấu tranh để giúp con ngƣời tìm cách vƣợt lên trên thú tính man rợ ẩn náu ở bên trong bản tính con cùng với nhân tính của nó. Cách lý giải ấy giúp chúng ta có nhận thức đầy đủ hơn, nghiêm túc hơn về bản thân mình, về nhân tính của mình. Trên cơ sở đó sống có trách nhiệm hơn, để vƣơn tới Ngƣời hơn. Cấu trúc nhân cách với ba thành tố: vô thức, ý thức, siêu thức luôn luôn ngự trị trong con ngƣời và có quan hệ mật thiết với nhau đã làm phong phú đáng kể cách tiếp cận triết học văn hoá mới ra đời và đang phổ biến rộng rãi trong lĩnh vực tri thức nhân văn.

Nghiên cứu tƣ tƣởng Con ngƣời và văn hoá trong phân tâm học Freud chính là xem xét quan điểm của ông về bản tính ngƣời, cách vận dụng mô hình bản tính ngƣời ấy vào nghiên cứu lĩnh vực nhân văn của con ngƣời - lĩnh vực văn hoá để thấy đƣợc mặt tích cực và hạn chế trong tƣ tƣởng của ông. Tuy nhiên, đề tài mới bƣớc đầu tìm hiểu, tiếp cận với phân tâm học - một đề tài còn mới mẻ chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở khía cạnh triết học, cùng với nhận thức hạn chế của bản thân nên luận văn của tôi chắc chắn còn chƣa hoàn chỉnh. Vì vậy, tôi sẽ cố gắng tiếp tục nghiên cứu và bổ sung ở các nghiên cứu sau này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Ngọc Bích (2001), Tâm lý học nhân cách, NXB Văn hoá thông tin.

2. Vũ Thị Chín (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, NXB Văn hoá thông tin.

3. Nguyễn Tiến Dũng và Bùi Đăng Duy (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB Tổng hợp TP. HCM.

4. Lƣu Phóng Đồng (1994), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại, NXB CTQG Hà Nội.

5. Lƣu Phóng Đồng (2005), Lịch sử triết học phương Tây hiện đại - Giáo trình hướng tới thế kỷ XXI, NXB CTQG Hà Nội.

6. Trần Thanh Hà (2008), Học thuyết Freud và sự thể hiện của nó trong văn học Việt, NXB ĐHQG Hà Nội

7. Tạ Thị Vân Hà (2008), Quan niệm của S.Freud về vai trò của văn hoá trong đời sống tinh thần của con ngƣời, T/c Triết học số 10.

8. Nguyễn Hào Hải (2001), Mấy trào lưu triết học phương Tây hiện đại,

NXB Văn hóa thông tin.

9. Nguyễn Hào Hải (1999), Ngƣời đàn ông có nhiều ảnh hƣởng đến văn chƣơng S.Freud, Tạp chí văn học nước ngoài.

10. Đỗ Minh Hợp (2000), Triết học phƣơng tây hiện đại một cái nhìn khái quát, T/c Triết học số 1.

11. Đỗ Minh Hợp (2006), Diện mạo triết học phương Tây hiện đại, NXB Hà Nội.

12. Đỗ Minh Hợp (2004), Nhân học triết với vấn đề tồn tại ngƣời, T/c triết học số 3.

13. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh, Lê Hải Thanh (2005),

Tôn giáo lý luận xưa và nay, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

14. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh (2008), Một số trào lưu triết học phương Tây thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

15. Đỗ Minh Hợp (1996), Vấn đề tính chủ quan trong triết học phƣơng Tây hiện đại, T/c Triết học số 1.

16. Nguyễn Huy Hoàng (2004), Văn hoá dƣới cái nhìn của phân tâm học của Sigmund Freud, Chungta.com. Suy ngẫm về hiện hữu 1.

17. Phạm Minh Lăng (1984), Một số trào lưu triết học phương Tây, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp.

18. Phạm Minh Lăng (1999), Vài nét về Freud và Tâm phân học, T/c triết học số 5

19. Phạm Minh Lăng (2000), Freud và Tâm phân học, NXB Văn hóa thông tin.

20. Nguyễn Cảnh Lâm, Minh Đức (2006), Những khám phá bí ẩn của A.Einsterin và Freud, NXB Trẻ.

21. Nguyễn Bách Khoa (2003), Khoa học văn chương, NXB Văn hóa thông tin.

22. Phƣơng Lựu (2001), Lý luận và phê bình văn học thế kỷ XX, NXB Văn học.

23. C.Mác, Ph. Ăngghen (1994), tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

24. Trần Thanh Nhị (2008), Một sự thể nghiệm phân tâm học trong văn học Việt Nam, T/c Sông Hương 9.

25. Nguyễn Đăng Quang (2007), Bài tập thực hành triết học Mác Lênin,

26. Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương: Hoài niệm và phồn thực, NXB Văn hóa thông tin.

27. Đỗ Lai Thúy (2000), Phân tâm học và văn hóa nghệ thuật, NXB Văn hóa thông tin.

28. Đỗ Lai Thúy (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, NXB Văn hóa thông tin.

29. Đỗ Lai Thúy (2003), Phân tâm học và tình yêu, NXB Văn hóa thông tin.

30. Đỗ Lai Thúy (2004), Sự đỏng đảnh của phương pháp, NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí văn hoá nghệ thuật Hà Nội.

31. Đỗ Lai Thúy (2006), Theo vết chân những người khổng lồ, NXB Văn hóa thông tin - Tạp chí văn hoá nghệ thuật Hà Nội.

32.Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Tri thức.

33. Từ Điển triết học (1986), NXB Tiến Bộ Moscow.

34. Từ Điển triết học phương Tây hiện đại (1996), NXB KHXH.

35. Triết học hỏi và đáp (2004), Khoa triết học ĐHQG Lômônoxốp, NXB Đà Nẵng.

36. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) (1998), Lịch sử triết học, NXB CTQG Hà Nội.

37. Diệp Manh Lý (2002), Sigmund Freud, NXB Thuận Hóa.

38. David Stafford - Clark (1998), Freud đã thực sự nói gì, NXB Thế giới.

39. Roland Jaccard (1998), Freud - cuộc đời và sự nghiệp, NXB Thế giới.

40. Richard Appignanesi - Oscar Zarate (2006), Freud nhập môn, NXB Trẻ.

41. Barry D.Smith - Harold J.Vetter (2005), Các học thuyết về nhân cách,

NXB Văn hoá thông tin.

42. Robert B.Downs (2003), Những tác phẩm biến đổi thế giới, NXB Lao động.

43. Sigmund Freud (1992), Vật tổ cấm kỵ, NXB Văn hoá dân tộc thành phố Hồ Chí Minh.

44. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học nhập môn, NXB ĐHQG Hà Nội.

45. Sigmund Freud (2002), Bệnh lý học tinh thần về sinh hoạt đời thường,

NXB VH Thông Tin.

46. Sigmund Freud (2005), Các bài viết về giấc mơ và giải thích giấc mơ, NXB Thế Giới.

47. Sigmund Freud (1987), Tự truyện, NXB Nhân Dân Thƣợng Hải .

48. Sigmund Freud (1986), Đoán Mộng, NXB Tác Gia TQ.

49. Sigmund Freud (1988), Lý giải giấc mơ, NXB Moscow (Tiếng Nga).

50. Sigmund Freud (1989), Freud: Tuyển tập, Tập 1 NXB Moscow (Tiếng Nga).

51. Sigmund Freud (1990): Bản Ngã và phi Ngã. NXB Moscow (Tiếng Nga).

52.Sigmund Freud (1993), Các học thuyết tâm lý học cơ bản trong phân tâm học, NXB Moscow (Tiếng Nga).

53. Sigmund Freud (1995), Trí khôn và quan hệ của nó với cái vô thức, NXB Moscow (Tiếng Nga).

54. Sigmund Freud (1995): Lược khảo tâm lý học tình dục. NXB Moscow (Tiếng Nga).

55. Sigmund Freud (1996), Đứng bên kia nguyên tắc thoả mãn, NXB Moscow (Tiếng Nga).

56. Sigmund Freud (1997), Tôtem và tabu, tâm lý học tôn giáo nguyên thuỷ,

NXB Moscow (Tiếng Nga).

57. Sigmund Freud (1998), Những tiểu luận về phân tâm học, NXB Moscow (Tiếng Nga).

58. Sigmund Freud (2001), Tâm lý học đám đông và phân tích cái tôi con người, NXB Moscow (Tiếng Nga).

59. Sigmund Freud (2002), Lược khảo lịch sử phân tâm học, NXB Moscow (Tiếng Nga).

60. Sigmund Freud (1948), An Autobiographical Study, London.

61. C. Thompson (1982), Phân tâm học: Tiến hoá và vấn đề, NXB Moscow (Tiếng Nga).

62. J. Brown (1961), Freud and the Post - Freudian, Baltimore.

63. E. peterfreud. Information, Systeems and Psychoanalysis (1971), An Evolutionary Biological Approach to Psychoanalytical Theeory, N.Y.

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ... 1

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Tình hình nghiên cứu ... 2

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ... 8

4. Đối tƣợng nghiên cứu ... 9

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ... 9

6. Đóng góp của luận văn ... 9

7. Kết cấu của luận văn ... 10

CHƢƠNG 1: SỰ RA ĐỜI TƢ TƢỞNG VỀ CON NGƢỜI VÀ VĂN HOÁ TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD ... 11

1.1. Freud: cuộc đời và sự nghiệp ... 11

1.2. Bối cảnh châu Âu giữa thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX ... 18

1.3. Tiền đề khoa học và triết học của phân tâm học ... 26

1.3.1. Tiền đề khoa học ... 26

1.3.2. Tiền đề triết học ... 30

CHƢƠNG 2: NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN VỀ CON NGƢỜI VÀ VĂN HOÁ TRONG PHÂN TÂM HỌC FREUD ... 38

2.1. Sự hình thành tƣ tƣởng về con ngƣời và văn hóa ... 38

2.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Freud về con ngƣời ... 47

2.3. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Freud về văn hoá ... 65

2.4. Một số đánh giá khái quát về tƣ tƣởng con ngƣời và văn hoá trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Con người và văn hóa trong phân tâm học Freud (Trang 85 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)