7. Kết cấu của đề tài
1.2. Vai trò của tổ chức Đảng trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
1.2.2. Mục tiêu, nội dung, phương thức và điều kiện thực hiện quyền
chủ nhân dân trong công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Mục tiêu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa là xây dựng cơ sở vật chất kỹ - thuật của chủ nghĩa xã hội dựa trên một nền khoa học và công nghệ tiên tiến, tạo ra lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất ngày càng tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống vật chất, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.Để từng bước thực hiện thành công mục tiêu lâu dài trên, mục tiêu tổng quát của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định tại Đại hội lần thứ VIII và tiếp tục khẳng định tại Đại hội lần thứ IX và lần thứ X là: "sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển... Đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế
tri thức, tạo nền tảng để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp
theo ướng hiện đại vào năm 2020".
Để thực hiện được những mục tiêu trên, phải phát huy cả nội lực và ngoại lực, cả yếu tố vật chất và tinh thần. Đặc biệt là phát huy nguồn lực con người
Một trong những yếu tố nhằm phát huy cao độ của nguồn nhân lực, là phát huy tính chủ động, sáng tạo. Muốn vậy, phải xoá bỏ chế độ quan liêu, cửa quyền…, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân rộng rãi.
Việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân phải được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ khác nhau, có ý nghĩa quan trọng, vừa cấp bách, vừa cơ bản và lâu dài. Nó không chỉ thực hiện quyền làm chủ một cách nói chung, trực tiếp và rộng rãi, mà nó còn phát huy nguồn nhân lực một cách mạnh mẽ, đặc biệt là từ nhân dân.
Phát huy quyền làm chủ là phát huy tinh thần sáng tạo của quần chúng nhân dân, động viên sức mạnh vật chất và tinh thần của nhân dân nhằm phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng cường đoàn kết, ngăn chặn tình
trạng suy thoái, quan liêu, tham nhũng; góp phần vào sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minhh” theo định hướng XHCN.
Việc ban hành, xây dựng và thực hiện quyền làm chủ tạo điều kiện để cho nhân dân mở mang tri thức trên nhiều lĩnh vực. Khắc phục được tình trạng dân “mù luật”, “mù thông tin”, không nắm được quyền và nghĩa vụ của các cá nhân - đây chính là một trong những nguyên nhân của tệ quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu dân,… đồng thời nó cũng khắc phục tình trạng yếu kém trong chính bản thân của mỗi người; sự hiểu biết của mỗi người sẽ tạo điều kiện cho nhân dân chủ động, sáng tạo, tự giác, và với ý nghĩa dân là chủ sẽ đi vào cuộc sống của người dân, trở nên hoàn thiện và thực tế.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân cũng quy định những việc nhân dân bàn, đóng góp ý kiến ở các cấp, trên nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội. Việc dân bàn, dân tham gia ý kiến trước khi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định có một vai trò rất quan trọng trong việc giúp các cấp cơ quan nhà nước ra quyết định một cách đúng đắn, hợp lòng dân hơn - đó cũng là một trong những giải pháp nhằm khắc phục tình trạng quan liêu, bỏ qua ý kiến đóng góp, xây dựng của dân; khắc phục được tình trạng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân đang còn nặng nề, khá phổ biến hiện nay.
Quy định về những việc nhân dân giám sát, kiểm tra các hoạt động của chính quyền, tổ chức của Đảng, MTTQ và các đoàn thể có một ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với sự phát triển.