7. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số giải pháp đối với đang bộ Hà Tĩnh trong việc phát huy
3.2.1. Nâng cao dân trí
Trong thời gian qua, ở Hà Tĩnh, bên cạnh những thành tựu của quá trình quyền làm chủ của nhân dân, còn tồn tại và nảy sinh nhiều vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết. Có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là công tác tuyên truyền giáo dục ý thức quyền làm chủ của nhân dân, cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tăng cường tuyên truyền giáo dục ý thức quyền làm chủ của nhân dân, có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình thực hiên quyền làm chủ của nhân dân, Để đạt kết quả tốt trong thực hiện công tác này, cần nắm vững các vấn đề cơ bản sau :
Trước hết, nhận thức đúng về mục đích của công tác tuyên truyền ý thức
quyền làm chủ của nhân dân, cho nhân dân. Mục đích của tuyên truyền, giáo dục ý thức quyền làm chủ của nhân dân, là hình thành ở mỗi người dân sự hiểu biết đúng về quyền làm chủ của nhân dân,, từ đó đi đến hình thành ý thức tự giác, thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ quyền làm chủ của mình góp phần thúc đẩy việc thực hiện dân chủ cộng đồng, trong xã hội. Mục đích này phải luôn luôn quán triệt trong quá trình tuyên truyền, giáo dục … nhằm tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi” hoặc qua loa, đại khái, không cần biết đến hiệu quả thực tế.
Thứ hai, nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc tuyên truyền giáo dục ý thức quyền làm chủ của nhân dân,trong. Sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa mà cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng cần tập trung các nguồn lực, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Việc mở rộng, hoàn thiện và phát triển các quyền làm chủ của người dân là điều kiện để tập hợp sức mạnh vật chất và trí tuệ sáng tạo của nhân dân. Do vậy, việc tuyên truyền giáo dục ý thức quyền làm chủ của nhân dân,có ý nghĩa lớn trong sự tập hợp và phát huy trí tuệ của nhân dân quy tụ thành sức mạnh tổng hợp đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của tỉnh
Thứ ba, phải nhận thức đúng về đối tượng của việc tuyên truyền giáo dục
ý thức quyền làm chủ của nhân dân,. Hà Tĩnh là một tỉnh đa dân tộc và trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội lại tồn tại nhiều giai tầng khác nhau, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. Về mặt nhận thức, nhân dân ta đã là người chủ và làm chủ đất nước, làm chủ bản thân. Nhưng trong thực tế không phải người dân nào cũng có điều kiện hiểu đúng và thực hiện đúng, đủ những quyền làm chủ. Do đó, phải có sự phân biệt đối tượng và có nhiều cấp độ trong tuyên truyền, giáo dục… Chỉ có như vậy, công tác tuyên truyền ý thức dân chủ mới làm cho nhân dân “biết hưởng quyền làm chủ, biết dùng quyền làm chủ của mình, dám nói, dám làm”.
Cần phải nhấn mạnh tới bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền là đối tượng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục ý thức quyền làm chủ của nhân dân. Cán bộ phải có trách nhiệm gần dân, lãnh đạo, giải thích cho dân hiểu và làm theo đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, vừa phải báo cáo với Đảng, Nhà nước tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của dân. Trong công tác tuyên truyền, Đảm bảo truyền đạt những kiến thức về quyền làm chủ của nhân dân ở tất cả các lĩnh vực : kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng một lĩnh vực
nào quyền làm chủ của nhân dân sẽ chỉ hình thức nếu chỉ dừng lại trên lời nói, văn bản - giấy tờ. Mỗi người phải nhận biết và sử dụng quyền làm chủ theo quy định Hiến pháp.
Để đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, mỗi người phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình. Mỗi cá nhân không chỉ vì lợi ích riêng mà xâm phạm đến lợi ích chung của tập thể, cộng đồng, biết hưởng quyền làm chủ phải đi đôi với thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền làm chủ
Đi đôi với nhận thức tầm quan trọng, xác định đúng đắn đối tượng, nội dung cơ bản phải có phương pháp, phương tiện hợp lý để công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức dân chủ đạt kết quả tốt.
Thứ nhất, phải đảm bảo quan điểm thực tiễn, tính thiết thực trong công tác
tuyên truyền giáo dục. Trong nhân dân có nhiều tầng lớp, nhiều lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp và mức độ nhận thức khác nhau. Vì vậy, phải căn cứ vào tình hình cụ thể để có biện pháp tác động cho phù hợp với từng đối tượng. Đồng thời, tuyên truyền giáo dục phải bằng những vấn đề thực tiễn cuộc sống dễ hiểu, dễ nhớ, tránh máy móc, khô khan, khó thuyết phục.
Thứ hai, trong tuyên truyền giáo dục ý thức dân chủ XHCN phải thấy
được vai trò đặc biệt quan trọng của việc nêu gương, định hướng ở người cán bộ. Hồ Chí Minh đã nói : “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài văn tuyên truyền”.
Thứ ba, phải bảo đảm kiên trì, thường xuyên trong tuyên truyền giáo dục.
Hồ Chí Minh nói : “Phải biết nhẫn nại. Nói với người nghe một lần người ta không hiểu thì nói đến hai lần, ba lần…Về đức tính này, phải học theo những người đi truyền giáo”.
Thứ tư, phải phát huy tốt vai trò của mọi công dân, của các tổ chức chính
trị, xã hội, các tổ chức đoàn thể quần chúng cùng tham gia công tác tuyên truyền giáo dục.
Thứ năm, phải kết hợp sử dụng các phương thức, phương tiện sao cho phù hợp với từng đối tượng, từng khu vực nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong tuyên truyền giáo dục.