Tổ chức Đảng với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Trang 31 - 36)

7. Kết cấu của đề tài

1.2. Vai trò của tổ chức Đảng trong thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

1.2.3. Tổ chức Đảng với thực hiện quyền làm chủ của nhân dân

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của nhân dân ta đã đạt những thành tựu lớn quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, tốc độ tăng trưởng

GDP năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các mối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Nhìn chung đời sống của nhân dân đã được nâng lên. Quyền làm chủ về chính trị có bước tiến quan trọng trong việc xây dựng hiến pháp và các bộ luật, ở việc bầu cử dân chủ các cơ quan dân cử, ở chất lượng các kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, hoạt động điều hành của Chính phủ, hoạt động của Viện kiểm sát và Tòa án các cấp, cũng như tại các cuộc thảo luận của nhân dân tham gia ý kiến xây dựng các dự án luật..., trên tinh thần dân chủ cùng thảo luận và biểu quyết công khai thật sự trên mọi diễn đàn và hoạt động của các cơ quan Quốc hội và Chính phủ. Đồng thời, hệ thống hành chính nhà nước các cấp đang được đổi mới từng bước cả trong thể chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức..., chuyển dần sang phương thức quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật, phân biệt chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước với quyền tự do kinh doanh của các đơn vị kinh tế.

Quốc hội đã có nhiều đổi mới về nội dung và phương thức hoạt động, các buổi họp đã được truyền hình trực tiếp, các cuộc tranh luận chất vấn giữa đại biểu Quốc hội và các thành viên Chính phủ đã được công khai, hình thành cơ chế giải quyết kiến nghị của dân thông qua việc tiếp xúc giữa đại biểu Quốc hội với cử tri. Lòng tin và sự tín nhiệm của dân đối với Quốc hội được nâng lên. Trong việc bầu các cơ quan dân cử đã thực hiện tốt hơn quyền đề cử, ứng cử, lựa chọn các đại biểu có chất lượng cao hơn vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Quốc hội khoá XI đã được cơ cấu 25% đại biểu chuyên trách sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động của Quốc hội có chất lượng và hiệu quả hơn.

Về hoạt động lập pháp, Quốc hội đã ban hành nhiều Bộ luật, luật, pháp lệnh, thể chế hoá đường lối, chính sách của Đảng, cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp nhằm tăng cường pháp chế XHCN, bảo vệ phát huy quyền làm chủ

của nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về các dự án luật quan trọng ngày càng được đề cao, đã trở thành các cuộc sinh hoạt chính trị sôi nổi, rộng khắp trong cả nước. Về hoạt động giám sát, Quốc hội đã quan tâm giám sát việc thực hiện các giải pháp chống tham nhũng, buôn lậu, chống các tệ nạn xã hội, lập lại trật tự kỷ cương trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, xuất nhập khẩu và hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật. hoạt động giám sát của Quốc hội đã góp phần bảo đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động đúng chức năng; bảo đảm hiến pháp, pháp luật và chính sách của nhà nước được thi hành nghiêm chỉnh.

Bộ máy hành chính nhà nước các cấp đã giảm dần việc thực hiện trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh, hướng mạnh vào chức năng quản lý vĩ mô của Chính phủ và các bộ máy Chính phủ và cơ quan hành chính các cấp đã có những đổi mới về tổ chức và phương thức điều hành, quản lý đất nước bằng pháp luật, tập trung chủ yếu vào đổi mới và sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô, bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của Trung ương; quyết định đúng và kịp thời một số chính sách tình thế đẩy lùi lạm phát, khắc phục suy thoái, vượt qua khủng hoảng kinh tế đồng thời chăm lo đến những vấn đề hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển, hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sắp xếp lại khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác xã, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, mở rộng hoạt động văn hoá - xã hội, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện các chính sách xã hội.

Chính phủ đã triển khai Luật khiếu nại, tố cáo và ban hành nghị định về Quy chế dân chủ, công khai ở các loại cơ sở, tạo thêm cơ sở pháp lý cho việc phát huy quyền dân chủ của nhân dân, góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và quần chúng hiểu đúng hơn về yêu cầu chung của dân chủ, nhờ đó mà việc thực thi dân chủ trong những năm gần đây được tốt hơn.

Trong lĩnh vực kinh tế, những năm qua Nhà nước cũng đã ban hành hệ thống các Bộ luật, các văn bản luật đã tạo ra cơ sở pháp lý và điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi người và mọi thành phần kinh tế; đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội. Nhờ vậy khơi dậy và phát huy được tính năng động xã hội và dân chủ trong kinh tế những năm qua.

Các cơ quan tư pháp đã được kiện toàn, đổi mới một bước về tổ chức và hoạt động, về phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, giải quyết các tranh chấp dân sự, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Hệ thống Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án đã được điều chỉnh, bổ sung về nhiệm vụ, quyền hạn, về tổ chức cán bộ, về cơ sở vật chất và kỹ thuật. Việc tiêu chuẩn hoá các chức danh Kiểm sát viên, Thẩm phán, Điều tra viên, Chấp hành viên đã bước đầu được thực hiện.

Mạng lưới các cơ quan hỗ trợ Tư pháp như Luật sư, Công chứng, Giám định và tổ chức Tư vấn pháp lý cho người nghèo đã được hình thành và phát triển.

Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra nhiều chuyển biến trong lề lối làm việc của chính quyền cơ sở và cán bộ, công chức nhà nước từ quan liêu mệnh lệnh sang dân chủ hoá, công khai hoá, sát dân, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của dân. Có nhiều vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống của dân như chuyển đổi hợp tác xã, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi, phát triển ngành nghề, quy hoạch sử dụng đất và dãn dân, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng ở các khu dân cư xã, phường, thị trấn được đưa ra thảo luận dân chủ, rộng rãi trong nhân dân để tìm phương án thực hiện tốt nhất. Nhiều nơi đã công khai với dân về thu - chi ngân sách, sử dụng các khoản đóng góp của dân, công khai mức thuế của các hộ sản xuất, kinh doanh; công khai quy hoạch xây dựng, phương án đền bù, di dân giải phóng mặt bằng..., dân thấy quyền làm chủ của mình được tôn trọng nên gắn bó tin tưởng ở chính quyền

hơn, tự giác và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngày nay, nhân dân đã cùng bàn bạc, quyết định những công việc hàng ngày của cộng đồng, xây dựng Hương ước, Quy ước hoà giải mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giúp nhau xoá đói giảm nghèo, giữ gìn trật tự an ninh, phát huy thuần phong mỹ tục, tăng cường tình làng, nghĩa xóm. Dân bầu trực tiếp trưởng thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố thay cho chỉ định của Uỷ ban nhân dân là một hình thức dân chủ trực tiếp được nhân dân rất đồng tình phấn khởi.

Tiểu kết Chương 1

Qua các vấn đề trình bày trên đây, tác giả đã làm rõ những vấn đề lý luận về quyền làm chủ của nhân dân và đặc biệt là dân chủ XHCN ở Việt Nam. Tác giả cũng đã nêu và làm rõ vị trí và tầm quan trọng của tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân là điều kiện để xây dưng chế độ dân chủ XHCN vừa phát huy được nguồn lực con người trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ở nước ta, khi bước vào quá trình đẩy mạnh công nghiêp hóa hiện đai hóa đất nươc bên cạnh các nguồn lực về tài nguyên để đẩy mạnh công nghiệp hóa thì nguồn lực về con ngườ đóng vai trò hết sức quan trọng không chỉ giư ổn định cho sự phát triển mà nó còn đóng vai trò quyết định đến việc phát triển nhanh hay chậm của quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, để phát huy tối đa nguồn tai nguyên này thì đòi hỏi đảng ta phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khi nhân dân nhận thấy được vai trò vị trí quyền làm chủ của mình thì nhân dân sẽ phát huy hết khả năng của mình và sẽ phát huy tối đa nguồn tài nguyên này, nhận thức được điều này Đảng ta đã tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Quyền làm chủ về kinh tế ngày càng được mở rộng đã tác động tích cực đến việc giải phóng sức sản xuất, tốc độ tăng trưởng GDP năm sau cao hơn năm trước. Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, các mối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế được cải thiện đáng kể. Nhìn chung đời sống của nhân dân đã được nâng lên. Quyền làm chủ của nhân dân về chính trị có bước tiến quan trọng.

CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ TĨNH THỰC HIỆN

QUYỀN LÀM CHỦ CỦA NHÂN DÂN TRONG THỜI KÌ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đảng bộ Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)