7. Kết cấu của đề tài
3.2. Một số giải pháp đối với đang bộ Hà Tĩnh trong việc phát huy
3.2.3. Phát huy sức mạnh của hệ thống thông tin đại chúng
Thông tin đại chúng là một bộ phận rất quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Cùng với những thành tựu to lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới, hệ thống thông tin đại chúng nước ta đã có sự chuyển biến tích cực và tiến bộ về nhiều mặt. Trong xã hội ta, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình không chỉ là cơ quan ngôn luận của Đảng và Nhà nước, mà còn là diễn đàn của nhân dân. Thông tin đại chúng có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện dân chủ trong xã hội, nó chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước nói chung và thông tin về đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực, lạm quyền, vi phạm quyền tự do dân chủ của người dân.
Với vai trò là một thiết chế giám sát mang tính xã hội, hệ thống thông tin đại chúng, đài phát thanh và truyền hình là phương tiện hữu hiệu trong việc công khai, phanh phui những vụ việc quan liêu tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ trước quần chúng nhân dân, tạo dư luận phê phán rộng khắp của xã hội đối với các hành vi tiêu cực, góp phần giáo dục phòng ngừa chúng một cách có hiệu quả. Đặc biệt, ngoài việc tạo diễn đàn rộng rãi trong cả nước, báo chí là phương tiện giúp các cơ quan chức năng phát hiện các cá nhân có hành vi tiêu cực; cung cấp các tư liệu, tài liệu, sự kiện để điều tra nghiên cứu, xác minh, kết luận nhanh chóng, kịp thời chính xác; đồng thời góp phần quan trọng phát hiện ra những sơ hở, chưa hợp lý trong cơ chế, chính sách giúp nhà nước kịp thời điều chỉnh.
Các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin đúng đắn, có tổ chức, quản lý lãnh đạo tốt sẽ có tác dụng to lớn và có hiệu quả mạnh trong việc thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian gần đây, báo chí và đài truyền hình ngày càng sát cuộc sống hơn, tính Đảng, tính nhân dân, tính chiến đấu của báo chí và đài truyền hình được tăng cường. Chất lượng chính trị, chất lượng nghề nghiệp của báo chí và đài truyền hình được nâng lên một bước. Các phương tiện thông tin đại chúng giữ vai trò là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và là diễn đàn đáng tin cậy của nhân dân. Các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, phản ánh nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân, đóng góp tích cực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, chống tiêu cực, báo chí và đài truyền hình cả nước đã dũng cảm phát huy vai trò xung kích, thể hiện rõ "chức năng giám sát" cán bộ; đảng viên, giám sát các tổ chức, cơ quan chính quyền nhà nước... có thể nói hầu hết các vụ tiêu cực lớn được đưa ra xét xử trong những năm vừa qua đều đã được báo chí cảnh báo trước công luận.
Có được những kết quả trên đây là do Hiến pháp, luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp luật đã thể chế hoá quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Các nhà báo tự do hành nghề trong khuôn khổ pháp luật, được pháp luật bảo vệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật và công luận về những thông tin của mình. Mọi công dân có quyền phát biểu ý kiến trên công luận về mọi vấn đề, từ những kiến nghị xây dựng pháp luật, phê bình công việc của cán bộ, đảng viên và các cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể, miễn là phù hợp với lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, của CNXH.
Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu, báo chí thông tin đại chúng nước ta vẫn còn khuyết điểm, báo chí chưa thực hiện tốt phương châm quan trọng của công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức sâu sắc tác dụng của việc phát hiện, tuyên truyền, cổ vũ những điển hình tiên tiến để nhân rộng thành phong trào quần chúng, thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng. Đồng thời phải chú ý phê phán kịp thời mặt tiêu cực, tạo điều kiện là môi trường thuận lợi cho cái mới, cái tích cực, cái tiến bộ phát triển. Phải nhận diện đúng cái mới, cái tích cực, tiến bộ và cái tiêu cực, lạc hậu để “biểu dương đúng mức” và “phê phán kịp thời”.
Khuynh hướng thương mại hoá đã dẫn đến biểu hiện xa rời tôn chỉ, mục đích của một số cơ quan báo chí. Đáng lưu ý là trong đội ngũ các nhà báo đã có một số ít người vì chạy theo lợi ích riêng, để đồng tiền chi phối ngòi bút, hoặc vì định kiến cá nhân mà xuyên tạc sự thật, gây nhiều thông tin, đánh mất phẩm giá cao quý của người làm báo là lòng trung thực, vi phạm nghiêm trọng “Quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí”, gây tác hại xấu đến uy tín báo chí.
Để thực hiện tốt vai trò vừa là tiếng nói của Đảng, của Nhà nước và của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, vừa là diễn đàn của nhân dân thì hệ thống truyền thông đại chúng cần nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, văn hoá của. Nhà nước cần có chính sách hợp lý và đúng đắn đến đội ngũ những người làm báo - đài. Đội ngũ này không những cần tăng về số lượng mà còn phải mạnh về chất lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức trong sáng, có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần làm việc tận tụy, có bản lĩnh khi trực tiếp tham gia các vụ việc chống tiêu cực. Trong chống tiêu cực báo chí phải trung thực, thẳng thắn, tôn trọng sự thật khách quan, đồng thời thông tin phải chính xác, có tính định hướng dư luận, nâng cao tri thức toàn diện, giáo dục ý thức dân chủ cho nhân dân. Mặt khác, thông tin đại chúng phải hướng tới mục tiêu tăng cường sự kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa Mác-
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội và trong việc xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân. Bên cạnh đó phải lưu ý một điều là Bộ Văn hoá- Thông tin phải quản lý kịp thời và có phương cách xử lý mang tính “nghệ thuật” những phản ánh tiêu cực trong xã hội mà báo chí nêu để không làm tổn hại đến uy tín quốc gia nếu những tiêu cực ấy liên quan đến các khoản đầu tư, hỗ trợ kinh tế- xã hội từ các tổ chức quốc tế và các nước.
Tóm lại, để có thể thực hiện tốt dân chủ ở nước ta, vấn đề đặt ra là phải nhanh chóng và dứt khoát xây dựng được Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện đặc thù của Việt Nam. Đặc thù đó chính là phải đảm bảo được bản chất của giai cấp công nhân. Với bản chất của giai cấp công nhân, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam. Nhà nước là một thành tố của hệ thống chính trị bên cạnh Đảng cầm quyền và các tổ chức chính trị- xã hội.Vậy vấn đề đặt ra đối với chúng ta là quan hệ trong việc thực hiện vai trò, chức năng quyền lực giữa Đảng và Nhà nước cũng như mối quan hệ đối tác giữa Nhà nước với các tổ chức chính trị sẽ là như thế nào trong việc thực hiện dân chủ ở nước ta hiện nay?
Phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ xây dựng nền kinh thế thị trường và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được khái quát chung trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ :”Đảng lãnh đạo xã hội bằng cương lĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương công tác....Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị” [7, tr.21]. Tuy nhiên, trong thực tế triển khai và vận hành thì quan hệ giữa Đảng với Nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị nói chung vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi cần giải đáp xung quanh vấn đề quyền lực để tránh một thực trạng “Đảng hoá nhà nước” và “ Nhà nước hoá Đảng”
Tiểu kết Chương 3
Để khắc phục những tồn tại và phát huy mạnh mẽ những thành tựu đạt được Đảng bộ tỉnh cần vận dụng những giải pháp trước mắt và lâu dài để phát huy quyền làm chủ của nhân Trong phạm vi bài viết, tác giả đã tìm hiểu thực tế, chắt lọc những giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quá trình tổ chức thực hiện để nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, những giải pháp mà tác giả đưa ra đều dựa trên những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, không trái với những quy định của pháp luật đồng thời đảm bảo tính thiết thực.
KẾT LUẬN
Quyền làm chủ của nhân dân là điều kiện của tiến bộ và phát triển xã hội. Quyền làm chủ của nhân dân lại là động lực và mục tiêu của đổi mới, là một trong những phương diện hợp thành bản chất ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Đối với nước ta, xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN là cả một quá trình lịch sử lâu dài mà hiện nay chúng ta mới bắt đầu làm quen với Quyền làm chủ của nhân dân, từng bước trưởng thành về ý thức và năng lực
Cuộc vận động thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống ở nước ta đã trải qua hơn 20 năm, khi bắt đầu đổi mới và chắc chắn sẽ còn lâu dài. Việc thực hiện Quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa. Đây là một hướng phát triển mới cả lý luận và thực tiễn về quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta. Do đó, cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu và tổng kết để có cơ sở vững chắc hơn cho việc đề xuất, tìm kiếm các giải pháp thực hiện, phát huy Quyền làm chủ của nhân dân ở nước ta.
Nhằm mục đích đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội một cách bền vững, bảo đảm và giữ vững quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và cả nước, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, tạo niềm tin của người dân vào Đảng, nhà nước, đồng thời hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, hách dịch trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và chính quyền cấp cơ sở nói riêng, trước hết cần phải thực hiện tốt Quyền làm chủ của nhân dân, Đề tài “Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” đã tiến hành tìm hiểu tài liệu, thu thập số liệu, phân tích, so sánh, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực trạng tổ chức thực hiện Quyền làm chủ của nhân dân
trên địa bàn Tỉnh để từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện, để nâng cao hơn nữa việc thực hiện Quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn Tỉnh
Có thể nhận thấy rằng, đề tài “Đảng bộ Tỉnh Hà Tĩnh thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước” là vấn đế có tính cấp thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Đề tài cũng góp phần kiến nghị với Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đáp ứng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân không chỉ góp phần củng cố, kiện toàn tổ chức Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, không chỉ là giải pháp để hạn chế sự tha hoá quyền lực, chống lại tệ quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước mà nó còn khơi dậy sức mạnh tiềm tàng của quần chúng lao động, phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của toàn thể nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Ngọc Anh, "Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh", tạp chí Cộng sản, (số 11, 4/2003).
2. Phạm Văn Bính (2002), "Tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh đến nền dân chủ XHCN ở nước ta hiện nay", Lý luận Chính trị, (2).
3. Ban Dân vận Trung ương (1998), Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây dựng Quy chế dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4.Ban Dân vận Trung ương (1998), Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và vấn đề xây dựng Quy chế dân chủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Phạm Hồng Chương, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ.nhà xuất bản lý luận chính trị, Hà Nội.
6. Lê Minh Châu, “Dân chủ ở cơ sở là điểm mấu chốt để thực hiện quyền dân chủ”, tạp chí Quản lý nhà nước, (số 1/1999).
7. Nguyễn Bá Diễn, Về quyền con người, Tạp chí luật học số 2/1995.
8. Nguyễn Văn Đông, Quyền con người, quyền công dân trong hiến pháp Việt Nam.
9Trần Bạch Đằng, "Dân chủ ở cơ sở một sức mạnh truyền thống của dân tộc Việt Nam", tạp chí Cộng sản, (số 35, 12/2003).
10. Lê Xuân Đình, "Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở", tạp chí Cộng sản, (số 20, 10/2004).
11. Hồng Hà (2000), Dân chủ và tập trung dân chủ, lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
12. Trần Thị Hòe (2002), Vai trò của nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
13. Hoàng Văn Hảo (2003), "Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam", Nhà nước và Pháp luật.
14. ĐỗTrung Hiếu (2002), Nhà nước XHCN với việc xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
15. Mai Trung Hậu (2002)" Chủ tịch Hồ Chí Minh và vấn đề dân chủ" lý luận chính trị (5), trang 7-11.
16. Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hiến pháp 1946, 1959). 17. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ( Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sđ, bs năm 2001).
18. Lại Quốc Khánh, “Vấn đề chế độ dân chủ nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học”, tạp chí cộng sản, (số 23/2010).
19. Nguyễn Văn Lập (2006), Đảng Cộng sản Trung Quốc và vấn đề cải cách dân chủ, Nxb Thông tấn xã Việt Nam, Hà Nội.
20. Bản di chuc Hồ Chí Minh (1969).
21. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.