Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.4. Những mặt hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những hiệu quả về kinh tế, xã hội của các đơn vị 35 đã đem lại như đã nói ở trên còn tồn tại những khó khăn trong vấn đề quản lý và hoạt động như sau:
Về tổ chức thì các đơn vị 35 trực thuộc và chịu sự quản lý trực tiếp của các Viện nghiên cứu, tuy nhiên hầu hết các hoạt động của đơn vị 35 đều do thủ trưởng các đơn vị này chủ động tự tìm kiếm, có những đơn vị không có sự trao đổi khoa học giữa đơn vị và Viện nghiên cứu nên có
những sản phẩm của đơn vị 35 có hàm lượng khoa học chưa cao, hoạt động kinh doanh mang tính tạo lợi nhuận cho đơn vị.
Theo quy định, các đơn vị 35 trực thuộc các Viện chuyên ngành nhưng thực tế ngay từ khi thành lập và suốt quá trình hoạt động chưa quy định rõ quyền sở hữu và sử dụng nguồn lực chưa có sự cụ thể hoá quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bên đặc biệt là các nội dung như ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, quản lý tài chính, công sản… Xác định được rõ vấn đề vốn và tài sản thì sẽ xác định được chế độ sở hữu và việc phân chia lợi nhuận cũng như tái đầu tư phát triển đơn vị.
Xét về cơ chế hoạt động thì đơn vị 35 giống như một doanh nghiệp vì có con dấu và tài khoản riêng, nguồn thu từ các hợp đồng dịch vụ KH&CN hoặc CGCN. Theo như trên đã trình bày, các đơn vị 35 chịu sự quản lý của các Viện chuyên ngành nhưng thực tế cho thấy hiện nay thiếu sự gắn kết giữa đơn vị 35 và Viện chủ quản, các hoạt động của đơn vị 35 đều do thủ trưởng đơn vị chủ động tìm kiếm, thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn từ phía Viện. Về quản lý tài chính, các Viện là đơn vị sự nghiệp nhà nước hưởng lương ngân sách, hạch toán kế toán theo chế độ hành chính sự nghiệp lại quản lý đơn vị 35 thực hiện hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp. Do vậy, việc quản lý các đơn vị 35 là vấn đề nan giải của các Viện chủ quản.
Nhiều đơn vị sản xuất trên dây chuyền công nghệ quy mô nhỏ, trang thiết bị cũ kỹ đặc biệt là dây chuyền sản xuất sản phẩm chủ đạo ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị như dây chuyền sản xuất gạch chịu lửa của Liên hiệp KHSX vật liệu chịu lửa, Liên hiệp KHSX thủy tinh.
Vấn đề chính sách ưu đãi thuế đối với sản phẩm mới và tạo điều kiện vay vốn của đơn vị 35 cũng chưa có văn bản nào quy định nên dẫn đến tình trạng khi tính thuế thì cơ quan thuế áp dụng biểu thuế giống như đối với đơn vị sản xuất kinh doanh mặc dù theo Nghị định 35 cơ chế về
thuế khá thông thoáng, phù hợp với tính chất của hoạt động KH&CN:
“các hợp đồng nghiên cứu khoa học, sản xuất thử không phải chịu thuế”. Khi Chính phủ ban hành chỉ thị 08-CT ngày 18/10/1992 không cho phép các viện, trường thành lập doanh nghiệp dưới mọi hình thức, như vậy các đơn vị 35 được coi là đơn vị sự nghiệp do vậy khi đơn vị 35 cần vay vốn thì ngân hàng coi các đơn vị 35 là đơn vị sự nghiệp và không cho phép vay vốn. Các đơn vị 35 do thực hiện theo cơ chế tự trang trải nên không có nhiều vốn, không được vay vốn ngân hàng nên dựa vào vốn của tập thể cán bộ hoặc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân khác sau khi công trình nghiên cứu áp dụng thành công và được thanh toán. Khi bị các đối tác chiếm dụng vốn hoặc thanh toán chậm thì đơn vị 35 trở nên khó khăn. Vốn thiếu dẫn đến tình trạng ở nhiều đơn vị trang thiết bị kỹ thuật, điều kiện làm việc, phương tiện phục vụ nghiên cứu nghèo nàn. Nên việc mở rộng phạm vi hoạt động, sản xuất công nghiệp gặp khó khăn. Đơn vị chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất thử nghiệm và sản xuất quy mô nhỏ. Và khi đã bị coi là đơn vị sự nghiệp, theo Luật đầu tư nước ngoài lúc đó thì đơn vị hành chính sự nghiệp không được liên doanh liên kết. Một lần nữa việc mở rộng phạm vi hoạt động cũng vì thế gặp thêm khó khăn. Đến nay, ngoài 2 văn bản là Nghị định 35/HĐBT và Thông tư liên tịch số 195/LB ngày 13/11/1992 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn đăng ký hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thì vẫn chưa có một văn bản nào khác quy định và hướng dẫn về quy chế hoạt động cũng như các cơ chế quản lý đối với loại hình tổ chức này.
Vấn đề tự chủ về lao động trong tổ chức R&D thuộc nhà nước được chú ý tới ở khía cạnh cho phép cán bộ KH&CN được làm công tác kiêm nhiệm đề cập trong Quyết định số 161-CT ngày 13/6/1983 và Nghị định 35. Một ý tưởng sâu sắc về nhân lực là “các tổ chức khoa học và công nghệ của Nhà nước đang theo chế độ biên chế được phép từng bước chuyển sang chế độ hợp đồng lao động” tại Nghị định 35 đã không thực
hiện do thiếu sự cụ thể hóa và những quy định từ cơ quan quản lý dẫn đến tình trạng cán bộ chưa thực sự toàn tâm, toàn ý trong công việc hoặc vẫn còn tâm lý e ngại, chưa muốn thoát hẳn ra khỏi biên chế nhà nước.
Về nghiệp vụ kế toán, hạch toán là khâu rất quan trọng của tổ chức sản xuất kinh doanh, Giám đốc các đơn vị 35 chưa chú trọng công việc kế toán việc tuyển chọn kế toán, kế toán trưởng do Giám đốc quyết định không có sự kiểm tra của cơ quan nghiệp vụ cấp trên. Do vậy, đội ngũ kế toán còn yếu, ảnh hưởng rất nhiều tới sản xuất kinh doanh. Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi chưa đầy đủ, hạch toán kế toán chưa thống nhất (có đơn vị hạch toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp, có đơn vị hạch toán kế toán theo chế độ hành chính sự nghiệp, luật ngân sách).
Năm 2007, ViÖn KH&CN VN đã phân cấp triệt để cho các Viện chuyên ngành quản lý trực tiếp về lĩnh vực tổ chức cán bộ, giao cho Viện chuyên ngành quản lý trực tiếp xét duyệt bộ máy, bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc các đơn vị 35 trực thuộc, kế hoạch – tài chính duyệt quyết toán hàng năm, hoạt động khoa học, tuy nhiên hầu hết các hoạt động của các tổ chức này đều do Giám đốc tự tìm kiếm, thiếu sự chỉ đạo tổng thể của cơ quan quản lý trực tiếp. Công tác quản lý của các Viện nghiên cứu - đơn vị trực tiếp quản lý các đơn vị 35 cũng gặp khó khăn, không có cán bộ chuyên trách, về hoạt động tài chính Viện là đơn vị kế toán cấp 3 hưởng lương ngân sách, thực hiện theo Luật Ngân sách hạch toán kế toán kế toán theo chế độ hành chính sự nghiệp lại có chức năng quản lý theo dõi các đơn vị 35 hoạt động, hạch toán theo hệ thống kế toán doanh nghiệp.
Kết luận Chương 2
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực trong việc triển khai các kết quả nghiên cứu của các tổ chức R&D thành lập theo Nghị định 35, tuy nhiên trong quá trình hoạt động, với những khó khăn đang tồn tại phần nào gây cản trở cho hoạt động của đơn vị cũng như khó khăn trong quản
lý của cơ quan chủ quản, đã đến lúc các đơn vị nên xem xét, lựa chọn mô hình tổ chức phù hợp với năng lực của đơn vị, phù hợp với tình hình thực tế, những cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập nhằm mang lại hiệu quả cao hơn.
Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ 35
Đảng và nhà nước luôn coi trọng sự nghiệp phát triển KH&CN và điều này đã được thể hiện qua các văn kiện của Đảng. Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) và kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) đã coi việc phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực phát triển đất nước. Đồng thời, các văn bản này cũng khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới quản lý hoạt động của các tổ chức R&D, đảm bảo gắn kết giữa nghiên cứu – triển khai với sản xuất – kinh doanh, từ đó từng bước chuyển các tổ chức R&D sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, một số tổ chức có hoạt động gắn với sản xuất chuyển sang hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp, khuyến khích thành lập các tổ chức KH&CN ngoài khu vực nhà nước. Cụ thể, Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) có đoạn viết: “Việc chủ yếu cần tập trung trước mắt: Đảm bảo sự gắn kết lợi ích của người sáng tạo và lợi ích của các thành phần kinh tế - xã hội. Mở rộng dân chủ, phát huy tự do tư tưởng, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận; Tăng cường sự liên kết các trường đại học với các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp”. Đồng thời, Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ ra những hạn chế cơ bản của hoạt động KH&CN hiện nay là: “... Các cơ quan nghiên cứu khoa học còn chưa được sắp xếp đồng bộ, còn phân tán, thiếu phối hợp, do đó đạt hiệu quả thấp. Các viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, các trường đại học chưa gắn kết với nhau...”.
Khoa học và công nghệ đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, hàng đầu. Sức mạnh của mỗi quốc gia tuỳ thuộc phần lớn vào năng lực KH&CN. Thời gian đưa kết quả nghiên cứu vào áp dụng và vòng đời công nghệ ngày càng rút ngắn. Lợi thế cạnh tranh đang thuộc về các tổ chức biết lợi dụng các công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu đa dạng và luôn thay đổi của khách hàng đặc biệt là
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Để thích ứng với bối cảnh trên, các tổ chức cần phải điều chỉnh theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ có hàm lượng khoa học cao, công nghệ thân môi trường.7
Quá trình đổi mới nhằm hoàn thiện quản lý hệ thống tổ chức R&D tuân thủ một quan điểm nhất quán từ trước tới nay là hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động, giải phóng tiềm năng trí tuệ của hệ thống các tổ chức R&D nhằm áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống thông qua các hình thức liên kết chặt chẽ giữa nghiên cứu - đào tạo - sản xuất. Đây cũng là một trong các tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống tổ chức R&D. Việc đổi mới cơ chế quản lý các tổ chức nghiên cứu và triển khai phải nhằm tăng tính tự chủ trong hoạt động KH&CN và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động theo quy định của pháp luật. Để làm được điều đó, trước tiên các tổ chức này cần chuyển đổi và hoàn thiện từ chính tổ chức của mình từ mô hình tổ chức, cơ chế hoạt động, nhân lực…
Đối với các nước đang phát triển nếu không chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, điều chỉnh các quy định về pháp lý... thì nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và thua thiệt trong quan hệ trao đổi quốc tế là điều khó tránh khỏi. Trước những khó khăn và vướng mắc trong quá trình hoạt động của đơn vị 35 cũng như trong quản lý của cơ quan chủ quản như hiện nay, cần có những giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách và tổ chức, cần có sự tham gia từ phía nhà nước cũng như từ Viện KH&CN Việt Nam và bản thân các đơn vị 35 để những đơn vị này có được hiệu quả hoạt động tốt hơn.