Chính sách thương mại của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa việt nam và hoa kỳ (Trang 33 - 36)

Hiến pháp Hoa Kỳ qui định quyền quản lý ngoại thương và thu thuế xuất nhập khẩu thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước liên bang, do vậy các hoạt động xuất nhập khẩu chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của hệ thống luật liên bang. Tuy nhiên, có một số luật của một số bang cũng có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu. Ví dụ, nhập khẩu xe hơi vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết trực tiếp và chủ yếu của các luật liên bang liên quan đến nhập khẩu xe hơi. Tuy nhiên, do luật bảo vệ môi trường của một số bang đề ra những yêu cầu bảo vệ môi trường khắt khe hơn so với các luật liên bang về môi trường, cho nên xe hơi

nhập khẩu muốn tiêu thụ được ở các bang đó phải đáp ứng các yêu cầu về môi trường của các bang đó. Một ví dụ khác, luật của Bang Pennsylvania chỉ qui định nguyên liệu nhồi trong đồ chơi không được có chất gây hại, trong khi đó luật của Bang Ohio lại qui định khắt khe hơn là nguyên liệu nhồi trong đồ chơi phải là mới và phải được kiểm tra phòng truyền nhiễm bệnh do vi khuẩn…

Hệ thống pháp luật thương mại của Hoa Kỳ rất phức tạp và chồng chéo. Hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu sự điều tiết của nhiều luật khác nhau và cả luật liên bang lẫn luật bang. Trong khi đó sự hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về pháp luật Hoa Kỳ liên quan đến thương mại nói chung và nhập khẩu vào Hoa Kỳ nói riêng còn rất hạn hẹp.

Sản phẩm nhập vào Hoa Kỳ phải chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống luật chặt chẽ, thực thi bởi 4 cơ quan chính điều hành nền ngoại thương của Hoa Kỳ sau :

(1). Cc qun lý thc phm và dược phm Hoa K (US FDA) (2). B Thương mi Hoa K ( DOC)

(3). U ban Thương mi Quc tế Hoa K (ITC) (4). Cc Hi quan Hoa K (USCS)

2.1. Vài nét v lut thuế chng tr giá ca Hoa K

Mục đích của thuế chống trợ giá là triệt tiêu lợi thế cạnh tranh không bình đẳng của những sản phẩm nước ngoài được Chính phủ nước ngoài trợ giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Do vậy, mức thuế chống trợ giá được áp đặt bằng với mức trợ giá. Luật của Hoa Kỳ cũng như qui định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) cho phép một số loại trợ cấp được miễn trừ áp dụng luật chống trợ giá như một số trợ cấp nghiên cứu và phát triển, một số trợ cấp cho những vùng khó khăn, một số trợ cấp bảo vệ môi trường... WTO gọi những loại trợ cấp được phép này là “trợ cấp đèn xanh”.Thuế chống trợ giá được áp dụng khi có đủ hai điều kiện (1) Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) phải xác định sản phẩm nước ngoài nhập khẩu vào Hoa Kỳđược trợ giá trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc chế tạo, sản xuất, hoặc xuất khẩu ở nước hoặc lãnh thổ xuất xứ. Trợ cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất các yếu tốđầu vào của sản phẩm cũng là đối tượng điều tra theo luật này

(thường gọi là trợ giá ngược chiều), và (2) Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) phải xác định hàng nhập khẩu được trợ giá đã gây thiệt hại vật chất, hoặc đe dọa gây thiệt hại vật chất, hoặc ngăn cản hình thành ngành công nghiệp tương tự tại Hoa Kỳ. “Thiệt hại vật chất” được định nghĩa trong luật không phải là những thiệt hại vụn vặt, vô hình, hoặc không quan trọng.

Việc điều tra theo luật chống trợ giá thường được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của ngành công nghiệp trong nước trình lên Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Tuy nhiên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) có thể tự khởi xướng và tiến hành điều tra theo luật chống trợ giá, không cần phải có đơn kiện của ngành công nghiệp trong nước nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thấy có lý do chính đáng…

2.2. Vài nét vê lut thuế chng phá giá ca Hoa K

Luật thuế chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn luật thuế chống trợ giá. Luật thuế chống phá giá được áp dụng đối với hàng nhập khẩu khi nó được xác định là hàng nước ngoài được bán “phá giá” vào Hoa Kỳ, hoặc sẽ bán phá giá ở Hoa Kỳ với giá “thấp hơn giá trị thông thường”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp hơn giá bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc ở nước thứ 3 thay thế thích hợp.

Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ cho phép chính quyền Hoa Kỳ thu thuế nhập khẩu đặc biệt, được gọi là “thuế chống phá giá” (anti-dumping duties) để bù lại phần tổn hại do việc nhập khẩu hàng hóa với giá thấp ở mức “không công bằng” (unfair value). Có hai điều kiện để áp dụng thuế chống phá giá:

(1) Bộ Thương Mại Hoa Kỳ (US Department of Commerce, “DOC”) phải xác định hàng hóa nhập khẩu được bán ở mức “thấp hơn giá trị thông thường” (less than normal value)

(2) Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế Hoa Kỳ (ITC) phải kết luận rằng hàng nhập khẩu“gây tổn hại nghiêm trọng” (material injury) hoặc “đe dọa gây tổn hại nghiêm trọng” (threat of material injury) cho “ngành công nghiệp nội địa Hoa Kỳ” (US domestic industry).

Cũng giống như trường hợp luật thuế chống trợ giá, các thủ tục điều tra về bán phá giá được tiến hành khi có đơn khiếu kiện của một ngành công nghiệp hoặc do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) tự khởi xướng.

Thuế chống bán phá giá sẽ được ấn định bằng mức chênh lệch giữa “giá trị thông thường” và mức giá xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) sẽ xác định giá trị thông thường của hàng nhập khẩu bằng một trong ba cách. Theo thứ tự ưu tiên là:

(1) Giá bán của hàng hóa tại thị trường nội địa, (2) Giá bán hàng hóa sang thị trường thứ ba,

(3) “Giá trị tính toán” của hàng hóa bằng tổng chi phí sản xuất cộng với các khoản lợi nhuận, tiền hoa hồng bán hàng, và các chi phí hành chính khác như đóng gói. “Giá trị tính toán” được coi là giá trị thông thường để tính biên phá giá khi giá bán ở thị trường nội địa hoặc giá bán sang nước thứ ba thấp hơn chi phí sản xuất hoặc hàng hóa đang bị điều tra không bán ở thị trường nội địa hoặc không được bán sang nước thứ ba.

Luật chống phá giá còn cho phép các ngành công nghiệp Hoa Kỳđược khiếu nại về bán phá giá ở nước thứ ba. Ngành công nghiệp của Hoa Kỳ có thểđệ trình đơn khiếu nại lên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), trong đó phải giải thích tại sao việc bán phá giá ở nước thứ 3 lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ và yêu cầu cơ quan này bảo vệ những quyền lợi của Hoa Kỳ theo quy định của WTO. Nếu Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) thấy khiếu nại có lý, họ sẽ đệ trình yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền ở nước thứ ba đòi nước này phải thay mặt Hoa Kỳ tiến hành các biện pháp chống bán phá giá. Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) và Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) có trách nhiệm hỗ trợĐại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) chuẩn bị nội dung yêu cầu…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số vấn đề xã hội nảy sinh trong quan hệ thương mại thuỷ sản giữa việt nam và hoa kỳ (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)