1. Những tranh chấp trong quan hệ thương mại thuỷ sảnViệt Mỹ
1.2. Vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá philê cá tra và basa đông lạnh tại Hoa Kỳ
đông lạnh tại Hoa Kỳ.
Kế tiếp chiến dịch chống lại cá tra, cá basa của Việt Nam ; ngày 28 tháng 6 năm 2002, Hiệp hội các Chủ trại cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã kiện cá basa, cá tra filê đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá lên Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) và Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC). Họ cho rằng các sản phẩm cá tra và basa philê đông lạnh được bán thấp hơn giá trị hợp lý tại thị trường Hoa Kỳ, gây thiệt hại về vật chất cho ngành sản xuất nội địa. Phía nguyên đơn trong vụ kiện là 500 trại nuôi cá catfish thuộc Hiệp hội Nuôi cá nheo Hoa Kỳ(CFA) và 8 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản Hoa Kỳ. Bên bị đơn là 53 doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh của Việt Nam. Tranh chấp này xảy ra đúng vào giai đoạn triển khai thực hiện Hiệp định Thương mại Song phương Việt - Mỹ (BTA) và thời gian Việt Nam chuẩn bị các điều kiện để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Trong đơn kiện, Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đưa ra hai đề xuất áp dụng thuế chống phá giá để Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét. Nếu Việt
Nam được xác định không phải là một quốc gia theo nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 190%. Còn nếu Việt Nam được xác định là một quốc gia có nền kinh tế thị trường, thì mức thuế suất thuế chống phá giá áp dụng sẽ là 144%.
Kể từ khi bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ thì đây là vụ kiện bán phá giá đầu tiên xảy ra giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, và cũng là vụ kiện có tiềm năng ảnh hưởng lớn đến một khu vực kinh tế của Việt Nam (nuôi trồng và chế biến thủy sản).
Ngày 9 tháng 08 năm 2002, dựa trên kết quả điều tra sơ bộ, Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đưa ra kết luận sơ khởi thấy có “bằng chứng hợp lý” là ngành sản xuất trong nước của Hoa Kỳ có dấu hiệu bị thiệt hại cũng như bị đe dọa do tác động của hàng nhập khẩu cá da trơn filê đông lạnh từ Việt Nam và kết quả này được Ủy ban thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) chính thức công bố vào ngày 12 tháng 08 năm 2002. Ngay sau khi có kết quả sơ bộ của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC), ông Hugh Warren, Phó chủ tịch điều hành Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã có cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin AP- ông Hugh Warren nói:" Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đã trải qua bước quan trọng đầu tiên của vụ kiện. Ngành nuôi cá nheo trong nước đã phải chịu quá nhiều thiệt hại.Cái chúng tôi cần bây giờ là phải khôi phục lại giá bán sản phẩm".( Nguồn Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ)
Tiếp đó, vụ kiện được chuyển sang Bộ Thương mại Hoa Kỳđể tiến hành điều tra, xem xét việc các doanh nghiệp Việt Nam có thực sự bán phá giá cá tra, cá basa tại thị trường Hoa Kỳ hay không. Trước tiên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra dựa trên thông tin do bên nguyên đơn cung cấp và đã tiến hành điều tra gần 06 tháng. Trong quá trình điều tra, 1 đoàn chuyên viên của Bộ Thương mại Hoa Kỳđã sang Việt Nam kiểm tra thực tế về nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra, cá basa. Đoàn đã thanh tra tại bốn công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu cá tra, cá basa lớn nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long là Agifish, Cataco, Vĩnh Hoàn và Nam Việt. Sau đó, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ
(ITC) và Bộ thương Mại Hoa Kỳđã họp và đi đến kết luận là sản phẩm filê đông lạnh cá tra, cá basa nhập khẩu từ Việt Nam đã gây thiệt hại đối với nền công nghiệp catfish Hoa Kỳ và đến ngày 04 tháng 04 năm 2003 Bộ thương mại Hoa Kỳđưa ra kết luận về kết quả điều tra về vụ kiện này. Theo kết luận này thì các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đã bán phá giá sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh vào thị trường này. Ngày 23/7/2003, Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) đã bỏ phiếu tán thành quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam đã bán phá giá cá tra, basa vào thị trường Hoa Kỳ và gây thiết hại đối với nền công nghiệp catfish. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế chống bán phá giá theo yêu cầu của bên đệ đơn là không được áp dụng. Căn cứ vào kết luận này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã chính thức áp thuế chống bán phá giá lên sản phẩm cá tra, cá basa Việt Nam, với mức từ 36,84 đến 63,88% được áp dụng từ ngày 7 tháng 8 năm 2003. Như vậy, vụ kiện cá tra, cá basa Việt Nam bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ kéo dài hơn 1 năm nay đã kết thúc.
Việc sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam có lợi thế và tiềm năng cao, do đó dẫn đến việc khai thác và chế biến cũng như chi phí sản xuất tương đối rẻ ( tuân theo một chương trình khép kín về nuôi trồng và sản xuất)
Khi được hỏi về các doanh nghiệp Việt Nam có bán phá giá cá basa, cá tra filê đông lạnh của Việt Nam sang Hoa Kỳ không ?. Ông NHD, Một quan chức của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản(VASEP) cho rằng : " Các cáo buộc trọng đơn kiện các doạnh nghiệp Việt Nam bán phá giá trên thị trường Hoa Kỳ
là hoàn toàn vô căn cứ " .(Phụ lục, số 3)
Cũng trong vụ kiện này, khi được hỏi ông L V T, một quan chức của Bộ Thương Mại cho rằng: "việc Hiệp hội các chủ trại cá nheo Hoa Kỳ (CFA) kiện Việt Nam bán phá giá cá tra và cá ba sa vào thị trường Hoa Kỳ là một sự vu cáo", Ông LVT cũng cho biết :“Việt Nam chưa bao giờ bán phá giá cá tra và cá ba sa vào bất cứ thị trường nào ” và đây là sự vu cáo vố căn cứ đang gây phương hại tới thương mại và lợi ích của người sản xuất và tiêu dùng của cả hai bên. Ông LVT khẳng định: " Quyết định cuối cùng của Bộ Thương mại Hoa Kỳ
(DOC) đưa ra ngày 17/6/2003 một lần nữa cho thấy việc điều tra, xem xét và
đánh giá của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là không khách quan, không công bằng,
chỉ nhằm bảo hộ cho ngành công nghiệp sản xuất cá da trơn Hoa Kỳ mà đi ngược lại tinh thần tự do hoá thương mại. Bộ Thương mại Việt Nam khẳng định các doanh nghiệp xuất khẩu cá của Việt Nam không bán phá giá. Khi đưa ra kết luận này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã không xem xét đến những điểm đặc thù của ngành sản xuất, chế biến thuỷ sản Việt Nam, trong khi chính những thuận lợi về điều kiện địa lý, điều kiện nuôi trồng, giá nhân công rẻ và nguồn giống tốt
đã giúp cá tra - ba sa Việt Nam có giá thành thấp hơn nhiều nước khác. Bộ
Thương mại Hoa Kỳ áp dụng biên bộ bán phá giá cao như vậy tất yếu làm cho cá tra - ba sa philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ rất khó khăn" .(Phụ lục, số 4)
Trong một nỗ lực mới nhằm giải quyết vụ khiếu kiện về sản phẩm phi-lê đông lạnh cá tra, ba sa Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ (do Hiệp hội Chủ trại cá nheo Hoa Kỳ (CFA) khởi kiện hồi tháng 6-2002), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã chủ động đề xuất một giải pháp, mà nếu được thực hiện sẽ có lợi cho cả hai phía Việt Nam và Hoa Kỳ. Đề xuất của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) bao gồm các nội dung chính sau đây:
- Áp dụng hạn ngạch (quota) xuất khẩu sản phẩm phi-lê đông lạnh cá tra và cá ba sa sang Hoa Kỳ trong 3 năm 2003-2005, với mức: năm 2003 bằng 90%; năm 2004 bằng 95% và năm 2005 bằng 100% mức năm 2002. Sau năm 2005 sẽ không áp dụng hạn ngạch xuất khẩu. Quota sẽ được phân bổ công khai và minh bạch cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu (dựa trên sản lượng xuất khẩu mặt hàng này sang Hoa Kỳ trước đây của mỗi doanh nghiệp).
- Việc thực hiện quota sẽ được kiểm soát nghiêm ngặt bằng các chế tài của Bộ Thủy sản và các cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp xuất khẩu vượt quá mức quota đã được phân bổ cho năm 2003 và 2004 sẽ bị phạt bằng
hình thức cắt giảm quota xuất khẩu của năm sau, với mức cắt giảm bằng 25% hạn ngạch.
Doanh nghiệp có các lô hàng vượt quá mức quota được phân bổ cho năm 2005 sẽ bị Hải quan từ chối làm thủ tục xuất khẩu các lô hàng đó. Doanh nghiệp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị rút toàn bộ quota để cấp cho đơn vị khác, đồng thời sẽ áp dụng xử phạt hành chính theo pháp luật hiện hành.
- Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) và các doanh nghiệp thành viên chủ động phối hợp với các đối tác Hoa Kỳ để thực hiện các hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cá nheo, cá tra và ba sa tại Hoa Kỳ và các thị trường khác, thông qua việc chia sẻ các nguồn lực, tài chính, kiến thức và kinh nghiệm.
- Các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản (VASEP) cam kết thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các biện pháp nhằm bảo đảm việc thống nhất ghi nhãn đối với sản phẩm cá tra, cá ba sa xuất khẩu sang Hoa Kỳ, đáp ứng hoàn toàn các quy định về ghi nhãn của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA). Các biện pháp đó sẽ được thực hiện trước khi xuất khẩu hàng từ Việt Nam.
- Các doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cộng tác chặt chẽ với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) tiếp tục thực hiện đầy đủ các quy trình, quy phạm công nghệ cần thiết để bảo đảm các sản phẩm cá tra và ba sa xuất khẩu sang Hoa Kỳ hoàn toàn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).
Tuy nhiên, những đề xuất nêu trên của Hiệp Hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã bị Hoa Kỳ bác bỏ và đến gày 24-7 - 2003, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đã ra thông cáo báo chí phản đối kết luận của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC). Thông cáo nêu rõ: " Tại phiên điều trần và kết luận ngày 18-6-2003 của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đưa ra, rất nhiều nhà nhập khẩu thủy sản Hoa Kỳ đã trình bày chứng cứ
thực tiễn chứng minh cá tra, cá ba sa Việt Nam không phải là đối tượng cạnh tranh trực tiếp với cá nheo Hoa Kỳ". Thông cáo cho rằng: "Kết luận của Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC) chứng tỏ họ đã không xem xét đầy đủ các luận cứ thực tiễn và các báo cáo khoa học nghiêm túc".
Như vậy, từ những điều nêu trên, có thể khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng thuỷ sản không bán phá giá cá tra, cá ba sa sang Hoa Kỳ vì: các thành viên của Hiệp hội xuất khẩu và chế biến thuỷ sản Việt Nam tuân thủ nghiêm túc các quy tắc thương mại của Hoa Kỳ và luật pháp quốc tế. Hơn nữa, cá tra, cá basa của Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng tăng là vì chúng ngon, rẻ, sức cạnh tranh cao và ngày càng được người tiêu dùng Hoa Kỳưa chuộng. Ông NPH, một chuyên gia kinh tế và cũng là giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản vào Hoa Kỳ cho biết:" Vụ kiện cá tra, cá basa của Việt Nam là sự gian lận không thể chấp nhận được trong thương mại quốc tế, song vụ
kiện này chứng tỏ những hàng hoá này có khả năng cạnh tranh tốt hơn các mặt hàng thuỷ sản sản xuất trong nước của Hoa Kỳ” (Phụ lục, số 1)
Một số minh chứng nữa cũng cho thấy là các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu cá tra, cá basa sang Hoa Kỳ không bán phá giá vì đây là một trong những mặt hàng mà được người tiêu dùng Hoa Kỳưa chuộng và cũng là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam. Khi được hỏi Ông NVK, Giám đốc xí nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu Cần Thơ cho biết: "không chứng minh được Việt Nam bán phá giá, họ cố tình bỏ qua tính chất sản xuất liên hoàn. Theo tôi, ngay cả khi
không sản xuất theo quá trình liên hoàn, Việt Nam cũng không bán phá giá. Hiện
nay, giá xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa đông lạnh sang Hoa Kỳ còn cao hơn cả
tại thị trường Hongkong, Singapore, vậy thì sao có thể gọi là bán phá giá được? Khi Hiệp định thương mại (BTA) đã có hiệu lực, thật là sai lầm nếu Hoa Kỳ vẫn muốn giữ thế thượng phong ". (Phụ lục, số 5)
Theo phân tích của cơ quan nghiên cứu kinh tế Hoa Kỳ (ERS), việc tăng nhập khẩu cá da trơn của Việt Nam không phải là nguyên nhân làm giảm giá bán và lượng tiêu thụ sản phẩm cá nheo nuôi nội địa của Hoa Kỳ. Giá giảm chỉ là một
hiện tượng kinh tế diễn biến bình thường theo chu kỳ phát triển xã hội và quy luật kinh tế, mà nguyên nhân chính là do các yếu tố của sản xuất và tiêu thụ của chính thị trường Hoa Kỳ gây ra.
Lịch trình vụ kiện cá tra, cá basa
Sự kiện Thời gian
Hiệp hội các nhà nuôi cá nheo Hoa Kỳ (CFA) đệđơn kiện 28/6/ 2002
Uỷ ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC)đưa ra kết luận sơ bộ và Bộ Thương mại bắt đầu cuộc điều tra xem Việt Nam có bán phá giá cá da trơn filê đông lạnh vào thị trường Hoa Kỳ hay không
12/8/2002 Bộ Thương Mại kết thúc cuộc điều tra 5/12/2002 Kết luận về cuộc điều tra của Bộ Thương mại 18/2/ 2003
Kết luận cuối cùng về vụ kiện 17/6/2003
Ra bản án 7/8/2003
Nguồn : Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1.3. Vụ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá một số sản phẩm tôm tại Hoa Kỳ
Ngày 31-12-2003, Ủy ban hành động thương mại về tôm (Shrimp Trade Action Committee) - trong đó, Liên minh tôm miền Nam Hoa Kỳ (SSA) là thành viên - đã nộp đơn khởi kiện chống bán phá giá một số sản phẩm tôm nhập từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Có thể thấy rằng, ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam chưa hết bất bình về vụ kiện phi lý chống bán phá giá cá tra và cá ba sa của Hoa Kỳ thì lại phải đối phó với vụ kiện bán phá giá tôm mà Uỷ ban hành động thương mại về tôm Hoa Kỳ (Shrimp Trade Action Committee) và các thành viên tiến hành.Vụ kiện này không chỉ nhằm vào các doanh nghiệp Việt Nam mà còn kiện cả các doanh nghiệp của Trung Quốc và Ấn Độ... Đây là vụ kiện phức tạp hơn nhiều so với vụ kiện cá tra và cá ba sa bởi quy mô nhập khẩu tôm vào thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Tầm ảnh hưởng cũng rộng hơn vì ngoài Việt Nam còn có 15 nước khác trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Ecuado. Riêng đối với ngành thuỷ sản Việt Nam đây cũng là một sự kiện lớn vì tỷ trọng xuất khẩu tôm sú vào thị trường Hoa Kỳ lớn hơn nhiều so với cá tra, cá basa. Vụ kiện này, Bộ Thương mại Hoa Kỳ không sang Việt Nam điều tra như vụ kiện cá tra, cá basa mà điều tra tại thị trường Hoa
Kỳ căn cứ vào những lý do mà bên đệ đơn đưa ra.Danh sách các sản phẩm tôm được đưa vào diện điều tra bao gồm: tôm đóng hộp hoặc đông lạnh, đánh bắt từ sông hoặc biển, hoặc nuôi trong nông trại, sản phẩm tôm để nguyên đầu hoặc đã