Bản sắc văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 26 - 34)

8. Kết cấu của luận văn:

1.1 Văn hóa và bản sắc văn hóa Việt Nam

1.1.2 Bản sắc văn hóa Việt Nam

1.1.2.1 Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam

Bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa được vun đắp qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tạo thành những nét đặc sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.

Chúng ta biết rằng, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội. Ý thức xã hội của một dân tộc do đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của dân tộc đó quyết định. Mặt khác, mỗi dân tộc đều có điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội riêng tạo nên nền văn hóa mang bản sắc riêng của từng dân tộc. Cơ sở hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam là dựa trên một số điều kiện cơ bản sau:

Thứ nhất, địa tự nhiên

Việt Nam nằm trong khu vực địa lý được thiên nhiên và khí hậu ưu đãi đặc biệt. Đó là sự rộng lớn của đồng bằng, sự màu mỡ của phù sa, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm… tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước từ những nền văn hóa sớm, cùng với sự đa dạng sinh thái. Tuy nhiên, thiên nhiên nơi đây cũng ẩn chứa nhiều đe dọa sự tồn tại và thử thách sức sống của con người Việt Nam, như bão, thủy triều, khí hậu thất thường… Với điều kiện đó, con người buộc phải thích ứng, thông qua hàng loạt hành động cụ thể: đắp đập, làm mương, làm thủy lợi, lấn biển, đắp đê, phòng chống bão lụt… Tất yếu cần sự chung sức, chung lòng của các thành viên trong cộng đồng, từ đó nảy sinh những đức tính tốt, trở thành bản sắc riêng như tinh thần cố kết. Song, ở khía cạnh tiêu cực, lối tư duy coi trọng kinh nghiệm, mê tín dị đoan cũng hình thành.

Thứ hai, địa chính trị - kinh tế

Vị trí địa chính trị - kinh tế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - xã hội và đặc biệt là giao lưu văn hóa. Ngay từ những ngày đầu, dân tộc ta đã biết tiếp thu, chắt lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, bổ sung làm giàu thêm vốn

văn hóa tự thân. Với vị trí địa kinh tế được nhìn nhận như một trong những cái nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người với tên gọi “văn minh lúa nước”. Nền kinh tế sản xuất nông nghiệp lúa nước là đặc thù riêng của dân tộc Việt, là nền tảng của phương thức sản xuất châu Á ở Việt Nam. Trải qua các thời kỳ nguyên thủy, phong kiến, cho tới sự ra đời của nhà nước hiện đại, độc lập – đánh dấu bằng cuộc cách mạng tháng Tám 1945, với sự thay đổi chế độ sở hữu tương ứng thì các phong tục, tập quán, lối tư duy, ý thức của người Việt – nội dung của bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành. Bên cạnh những đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, cách thức tổ chức xã hội theo kiểu cộng đồng làng xã cũng được các học giả nhìn nhận như là một nhân tố cơ bản góp phần hình thành nên những giá trị đặc thù mang bản sắc văn hóa của dân tộc Việt. Điển hình như tính cộng đồng, tính tự trị được khẳng định rõ trong các quan hệ nội bộ của làng xã. Cùng với mô hình tổ chức xã hội theo kiểu cộng đồng làng xã, lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cũng là một trong những yếu tố góp phần hình thành nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Đó là tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng. Chúng được hun đúc từ chính lịch sử đau thương nhưng cũng rất đỗi hào hùng của dân tộc qua các thời đại. Mối quan hệ biện chứng tồn tại giữa sự hình thành những bản sắc văn hóa cùng sự tác động trở lại của chúng, làm nên một cốt cách, linh hồn, bản sắc văn hóa Việt, con người Việt. Đó hẳn là những giá trị quý giá mà chúng ta không thể đánh mất! Xét đến cùng, yếu tố chính để quyết định nội dung và bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam chính là cuộc sinh tồn lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Thứ ba, địa văn hóa

Văn hóa Việt Nam là sự kết tinh của tinh hoa nhân loại với nền văn hóa tự thân nội tại của dân tộc. Trên nền văn hóa bản địa có đặc sắc, có cá tính của mình, dân tộc Việt Nam biết đón nhận, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại, bao gồm cả văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Với

văn hóa phương Đông, chúng ta tiếp nhận 3 luồng tư tưởng chủ yếu từ Ấn Độ, Trung Quốc: Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nho giáo từng bước du nhập, khắc sâu tư tưởng “trung quân”, tinh thần “ái quốc”, “vị quốc”, đề cao chữ “nhân”, lòng thương người… Phật giáo khuyến khích con người ta sống nhân đức, bình đẳng, bao dung, nhấn mạnh tư tưởng “nhập thế”. Đạo giáo mang lại cho con người ta tinh thần đoàn kết, hữu ái, lạc quan trong cuộc sống thông qua tín ngưỡng dân gian, sinh hoạt lễ hội và đời sống tâm linh. Điều đó góp phần tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Với văn hóa phương Tây, trong điều kiện mới, trước sự khủng hoảng của tư tưởng, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác – Lênin du nhập, nhanh chóng chiếm được vị trí nhất định trong lòng dân tộc Việt Nam. Tất cả những cơ sở về địa văn hóa trên đây đều có tác động nhất định, dẫn tới sự hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam cũng như góp phần bổ sung, đa dạng hóa cho bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự đa dạng của môi trường sinh thái, của điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, chính trị… là những điều kiện tạo nên sự đa dạng và đặc sắc của văn hóa Việt Nam. Bản sắc văn hóa làm nên đặc trưng của dân tộc, đảm bảo tính kế tục trong lịch sử phát triển, tạo bản lĩnh trong sự giao lưu, tiếp biến văn hóa, định hướng điều tiết sự phát triển.

1.1.2.2 Nội dung bản sắc văn hóa Việt Nam

Để nhìn ra nội dung cơ bản của bản sắc văn hoá dân tộc là một điều khó. Bởi nó là một khái niệm có tính động, theo tác giả Lê Đạt thì “Văn hóa là một tập hợp và cần chấp nhận một thực tế là trong tổng thể đó có những yếu tố mâu thuẫn”. Việt Nam lại là một quốc gia đa dân tộc, hơn nữa, bản thân nền văn hóa của dân tộc trung tâm (người Kinh) cũng có nhiều phiên bản khác nhau. Thế nên, tìm kiếm bản sắc văn hóa dân tộc không thể không tính đến mối quan hệ giữa bản sắc và những nền văn hóa có tính địa phương, vùng miền đó. Trong quá trình tìm kiếm và xác định bản sắc văn hóa dân tộc cũng phải khẳng định nó là một thực tế không mang tính giá trị phiến diện. Trong

nó có cả yếu tố tích cực lẫn yếu tố tiêu cực và tích cực cũng như tiêu cực một phần cũng là sự biểu hiện của bản sắc trong từng điều kiện cụ thể. Tích cực và tiêu cực cũng chỉ là những yếu tố có tính tương đối. Có thể trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, các yếu tố tiểu nông và Khổng giáo có giá trị tích cực trong việc ổn định xã hội. Nhưng hiện nay, trong xã hội đang chuyển đổi, hiện đại hóa và toàn cầu hóa, những yếu tố đó có thể trở thành tiêu cực, kìm hãm sự phát triển.

Có ý kiến cho rằng, nội dung cơ bản của bản sắc văn hóa Việt Nam gồm: Văn hóa sản xuất (ứng xử với môi trường tự nhiên, tinh thần cộng đồng, cần cù chịu khó, linh họat và sáng tạo), Văn hóa tổ chức xã hội (tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng, đoàn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc, lối sống giản dị, vị tha, cư xử nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, hiếu học, trọng học vấn), Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội (ý chí bất khuất và tinh thần tự tôn và tự cường dân tộc cao, mềm dẽo hiếu hòa trong đối ngọai, tinh tế trong ứng xử, dễ thích nghi và hội nhập), Văn hóa nhận thức (tư duy biện chứng theo triết lý âm dương, chú trọng mối quan hệ hơn bản thân các yếu tố, năng động linh họat và luôn hướng tới sự hài hòa, quân bình âm dương).

Nhưng nếu dựa trên duy vật luận: "Từ thực tiễn khách quan đến tư duy trừu tượng…từ tư duy trừu tượng vào thực tiễn khách quan. Đó là con đường nhận thức chân lý, chân lý khách quan”, chúng ta có thể nhìn thấy được bản sắc văn hoá dân tộc Việt gồm: thứ nhất là, bản sắc đặc thù văn hoá dân tộc Việt hình thành do quá trình lịch sử; thứ hai là, bản sắc văn văn hoá dân tộc Việt do ảnh hưởng của sự giao thoa văn hoá thông qua lịch sử dân tộc Việt. Ở phần thứ nhất, nét đặc thù đầu tiên của bản sắc văn hoá dân tộc Việt là tư duy giữ nước và mở cõi, thứ hai là thờ cúng tổ tiên, thứ ba là văn hoá ẩm thực. Ở phần còn lại, những bản sắc văn hoá dân tộc khác do sự giao lưu văn hoá mà thành: tư tưởng triết lý có màu sắc Nho - Phật - Đạo…Trước đây, việc xác định bản sắc văn hóa dân tộc thường tập trung trong việc khẳng định một số

nét thuộc về tính cách dân tộc mà trong những điều kiện lịch sử nhất định được thể hiện rõ nét: tình yêu nước, tinh thần dũng cảm chống ngoại xâm, tình yêu lao động...

Bản sắc văn hóa Việt Nam được hình thành trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, trong sự giao lưu và tiếp thu những tinh hoa cả các nền văn hóa khác. Kế thừa có chọn lọc những quan điểm trên, và trong phạm vi giới hạn luận văn cũng như năng lực, kiến thức của bản thân, luận văn chỉ xin đề cập một số nội dung cơ bản thuộc bản sắc văn hóa dân tộc, bao gồm: Chủ nghĩa yêu nước; tinh thần nhân ái, tôn trọng tình nghĩa, tâm lý trọng đạo đức; ý thức đoàn kết cộng đồng; truyền thống hiếu học; kho tàng văn hóa dân gian đặc sắc:

Thứ nhất, chủ nghĩa yêu nước

Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là tình cảm, ý chí của dân tộc Việt Nam, có chiều sâu trong tâm linh, trong tâm tưởng của dân tộc. Tình cảm, ý chí ấy hết sức mãnh liệt, được kết tinh lại trở thành những làn sóng ngầm và được biểu hiện rõ nhất trong những thời kỳ dân tộc gặp nguy nan. Dân tộc nào cũng có tinh thần yêu nước nhưng mức độ sâu đậm là khác nhau do hoàn cảnh lịch sử tạo ra. Cái độc đáo chủ yếu trong hoàn cảnh lịch sử dân tộc Việt Nam là phải chống giặc ngoại xâm liên tục nhiều năm, nhiều thời đại với nhiều đế quốc hùng mạnh hơn ta gấp nhiều lần. Chính vì vậy, tinh thần yêu nước như một “tôn giáo” chính thống của dân tộc. Yêu nước là giá trị chủ đạo trong bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, “là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại. Ở đây, bản chất Việt Nam biểu lộ đầy đủ và tập trung nhất, hơn bất cứ chỗ nào khác. Yêu nước trở thành một triết lý xã hội và nhân sinh của người Việt Nam” - Trần Văn Giàu. Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho những khẳng định trên. Từ những thế kỷ đấu tranh chống ngoại bang xâm lược phương Bắc và những giai đoạn chống sự đô hộ, cai trị của chúng đến những thắng lợi vang dội của các cuộc kháng chiến chống

Pháp, chống Mỹ, yêu nước đã thực sự trở thành một thứ vũ khí tinh thần. Trong bối cảnh mới hiện nay, biểu hiện yêu nước ở tinh thần vượt nghèo, ở lòng tự hào dân tộc, tin tưởng Đảng lãnh đạo, tinh thần đoàn kết, đấu tranh chống lại những thói hư, tật xấu, cái bảo thủ, trì trệ trong tư duy, trong suy nghĩ và cách làm...

Thứ hai, tinh thần nhân ái, tôn trọng tình nghĩa, trọng đạo đức

Nhân ái là tình cảm đạo đức không phải của riêng một dân tộc nào. Tuy vậy, không phải mọi dân tộc đều có lòng nhân ái giống nhau. Bởi lẽ, tình cảm đó nảy sinh trên những cơ sở, điều kiện, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử khác nhau.

Lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam có nguồn gốc sâu xa từ trong xã hội công xã nông thôn thời kỳ nguyên thuỷ. Chúng ta đều biết, dân tộc Việt Nam có lịch sử nhiều ngàn năm, có nhà nước Văn Lang tồn tại lâu dài hàng nghìn năm. Trong thời gian dài như vậy, dân tộc Văn Lang đã hình thành nền văn hoá mang bản sắc riêng của mình; Trong đó, lòng nhân ái là một tình cảm đạo đức lớn, có nét đẹp riêng, như là một giá trị văn hoá rất cơ bản trong hệ giá trị của người Việt Nam.

Nhân ái được hiểu theo nghĩa chung nhất là lòng yêu thương con người, sự khoan dung, độ lượng, chống lại cái ác, hướng tới cái thiện vì quyền tự do và hạnh phúc cao cả của con người. Nó được hình thành bởi các điều kiện lịch sử - xã hội và những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống và việc kế thừa những yếu tố tích cực trong các học thuyết Nho, Phật, Lão. Tình yêu thương máu mủ ruột thịt trong gia đình được mở rộng ra xóm làng rồi cả nước, vị tha với cả kẻ thù…trở thành một nếp nghĩ, một cách sống, một bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Hiện nay, giá trị bản sắc này đang bị đe dọa, có biểu hiện suy giảm trong lối sống của không ít cá nhân. Dễ thấy nhất có lẽ là lối sống ngoại lai ích kỷ, hẹp hòi, phi nhân tính đang có chiều hướng lấn át lối sống giàu nghĩa tình truyền thống.

Thứ ba, ý thức đoàn kết cộng đồng (cá nhân, gia đình, làng xã, Tổ quốc)

Đây là một giá trị tinh thần to lớn, một bản sắc quý báu của dân tộc ta. Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, đoàn kết là kết thành một khối, thống nhất ý chí, không mâu thuẫn, không đối nhau nhằm đạt tới mục đích chung nhất. Ý thức đoàn kết cộng đồng là sự đồng thuận vì một mục tiêu chung của mọi người. Từ thực tế lịch sử, trải qua các thế hệ nối tiếp, ý thức xây dựng và củng cố mối đoàn kết gắn bó họ hàng, làng nước được tăng cường. Ngay từ buổi đầu của lịch sử, con người Việt Nam đã biết hợp quần, hợp sức, tạo thành một sự cố kết chính trị bền vững, giúp ích lớn trong chính cuộc sống-sự ra đời của bộ lạc Văn Lang và nhà nước Âu Lạc. Trong suốt chiều dài lịch sử sau đó, nét bản sắc văn hóa dân tộc này luôn giữ vững vị trí của một nội dung quan trọng, có sự ảnh hưởng sâu sắc tới không chỉ văn hóa dân tộc, mà còn tới cả sự nghiệp bảo vệ, giữ gìn, phát triển của Việt Nam.

Thứ tư, truyền thống hiếu học

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học và sớm đã hình thành nét bản sắc văn hóa hiếu học. Truyền thống hiếu học tập hợp những quan niệm, thái độ, tập quán, thói quen lâu đời về sự quan tâm, coi trọng việc học tập. Sự nỗ lực học tập cũng như các biểu hiện về mục tiêu học tập tạo động lực cho sự quan tâm và nỗ lực này của một cộng đồng, đã hình thành trong lịch sử, trở nên tương đối ổn định, được truyền từ đời này sang đời khác và được thể hiện trong tâm lý, lối sống của cộng đồng. Nội dung bản sắc này hình thành do điều kiện tự nhiên-kinh tế-xã hội của Việt Nam và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc (đặc biệt là đạo Nho). Biểu hiện rõ nét thông qua việc quan tâm chăm lo, phát huy giá trị tích cực của bản sắc này trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc ta, từ thành thị tới nông thôn, các tấm gương hiếu học được nêu cao tuyên dương, hình thành các làng hiếu học… Hiếu học và tinh thần “tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)