Tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 41 - 51)

8. Kết cấu của luận văn:

1.2 Toàn cầu hóa và tác động của nó đến bản sắc văn hóa Việt Nam

1.2.2 Tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa Việt Nam

Trong giai đoạn hiện nay, thế giới loài người đang đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu mà mỗi một quốc gia không thể tự giải quyết được như vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác và bảo vệ tài nguyên, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề về chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức... Chúng có ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia, vùng, lãnh thổ, đến cuộc sống loài người trên trái đất. Toàn cầu hóa đã trở thành một trong nhưng xu thế chủ yếu của thế giới đương đại. Nó mang nội dung sâu rộng, ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế-xã hội, văn hóa-chính trị... ở tất cả các dân tộc, các quốc gia trên thế giới. Cùng với những đổi mới bên trong từ năm 1986, quá trình toàn cầu hóa ở Việt Nam diễn ra sâu rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, mang những màu sắc tác động rất riêng tới sự phát triển nói chung - một nội dung nghiên cứu thú vị. Trong phạm vi luận văn này, chúng ta sẽ nghiên cứu tác động của toàn cầu hóa đối với bản sắc văn hóa Việt Nam.

Nhìn nhận một cách khách quan thì quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra không chỉ mang đến những cơ hội, thuận lợi mà còn tiềm ẩn cả những nguy cơ, thách thức cả cho sự phát triển, khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam trong điều kiện mới.

1.2.2.1 Tác động tích cực của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa Việt Nam

Về cơ bản, toàn cầu hóa góp phần mở rộng không gian giao lưu văn hóa và khẳng định, nâng cao vị thế văn hóa dân tộc Việt Nam. Giao lưu văn hóa là quá trình tiếp xúc, trao đổi giữa các nền văn hóa với nhau. Giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, tăng cường dự hiểu biết và thúc đẩy sự phát triển của chính văn hóa. Giao lưu văn hóa làm cho các cộng đồng, quốc gia, dân tộc trở thành những hệ thống mở. Giao lưu văn hóa cũng chính là động lực thúc đẩy sự tiến bộ của

các nền văn hóa, tránh được nguy cơ bị suy thoái. Phù hợp với xu thế hiện nay, nước ta cũng đã thực hiện chính sách mở cửa, quan hệ hợp tác rộng rãi trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc. Điều này được cụ thể hóa thông qua phát triển kinh tế và loạt điều chỉnh quan hệ chính trị dựa trên quan hệ kinh tế là chủ yếu. Toàn cầu hóa mở ra một không gian giao lưu văn hóa rộng lớn, mang đến một bước phát triển mới cho văn hóa Việt Nam. Văn hóa Việt Nam có sự giao lưu thông qua các tuần lễ văn hóa, các hợp tác nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy… Toàn cầu hóa và xu thế mở cửa hiện nay góp phần nâng cao đời sống văn hóa và thoát khỏi tình trạng ảnh hưởng một chiều, khép kín, không ngừng đa dạng hóa, sinh động hóa nền văn hóa Việt Nam.

Bên cạnh đó, toàn cầu hóa góp phần nâng cao vị thế dân tộc. Qua quá trình giao lưu cho - nhận, mỗi dân tộc thấy được điểm hạn chế, lỗi thời so với thời đại để điều chỉnh, bổ sung, phong phú hóa và hiện đại hóa nền văn hóa của mình. Thông qua các hoạt động giao lưu như liên hoan, triển lãm,… hình ảnh văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam được khắc họa rõ nét với những dấu ấn đặc biệt, có sức ảnh hưởng cũng như tầm lan tỏa nhất định đối với cộng đồng quốc tế. Theo đó, từ đơn thuần là hình ảnh một Việt Nam với ý chí quật cường, tinh thần đấu tranh anh dũng, chiến thắng cả những đế quốc sừng sỏ như Pháp, Mỹ, Nhật… hiện nay, Việt Nam trong con mắt quốc tế mang màu sắc mới, với tư cách là một địa chỉ văn hóa, địa chỉ du lịch, biết đến con người Việt Nam nồng nhiệt, thân thiện, hiếu khách.

Những nội dung tác động tích cực này biểu hiện cụ thể hóa thông qua công cuộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa từ 1986 đến nay. Trên cơ sở nguyên tắc, quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, quá trình tiến hành thực hiện giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở nước ta hiện nay đã, đang đạt được những thành tựu và hạn chế tiêu biểu.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, vì bản sắc dân tộc là vốn quý báu nhất để lại cho muôn đời sau. Nước ta tự hào được UNESCO công nhận bảy di sản văn hóa thế giới: Di sản văn hóa vật thể: Vịnh Hạ long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, phố cổ Hội An, quần thể di tích Cố đô Huế, thánh địa Mỹ Sơn, hoàng thành Thăng Long. Di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, Ca trù. Trong tuần Hội nghị cấp cao APEC diễn ra ở Việt Nam tháng 11/2006, hàng loạt các hoạt động văn hóa lớn được tổ chức: Đại tiệc “Di sản văn hóa Việt nam” chào mừng APEC; khái quát lịch sử dân tộc Việt Nam hình thành qua hiện vật, văn hóa phi vật thể như các chương trình “Dấu ấn văn hóa Huế”, “Tinh hoa Hà Nội”, nhiều hoạt động nghệ thuật đa dạng như ca trù, hát xẩm, chầu văn, đờn ca tài tử Nam Bộ, ẩm thực các vùng miền, Việt Nam đã khẳng định được mình, để lại cho bạn bè nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Không chỉ quan tâm giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mà nhân dân ta còn tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại đề làm giàu cho vốn văn hóa của mình. Những thành tựu khoa học - công nghệ của thế giới cùng với việc mở cửa giao lưu quốc tế là cơ hội để Việt Nam tiếp thu thành quả trí tuệ của nhân loại. Đề từ đó, tạo nên một nền văn hóa mới: Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế. Chiếc áo dài truyền thống có những nét cách tân trong kiểu dáng, hoa văn trang trí. Nhiều bài hát lấy chất liệu từ dân gian nhưng lại được phối theo những thể loại nhạc hiện đại như pop, hiphop, rock đã tạo nên sự hấp dẫn cuốn hút người nghe. Con người Việt Nam, nhất là lớp trẻ vẫn giữ được nét giản dị, thuần khiết nhưng lại thông minh, năng động, nhạy bén trước nhịp sống phương Tây. Cùng với những phong tục tập quán, lễ hội ngày Tết, người Việt Nam vẫn nô nức tham gia những sinh hoạt văn hóa của phương Tây như Noel, Valentine, Hallowen và nhiều lễ hội khác...

Thực tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và củng cố cộng đồng các dân tộc Việt Nam là phương hướng và nội dung cơ bản của chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta hiện nay, là trung tâm của chính sách dân tộc về lĩnh vực văn hoá.

Sau nhiều năm đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, đời sống kinh tế văn hóa - xã hội khởi sắc, nhân dân các dân tộc được bình đẳng về chính trị, sống đoàn kết trong độc lập tự do, dân chủ. Một số vùng chuyên canh nông, lâm sản xuất khẩu, tiểu thủ công nghiệp đã được hình thành, mạng lưới y tế, giáo dục đã đến các bản làng vùng sâu, vùng xa. Nhiều tinh hoa của văn hóa các dân tộc thiểu số được sưu tầm, khai thác, bảo quản và nâng cao; được giới thiệu rộng rãi qua nhiều hình thức với đông đảo quần chúng trong và ngoài nước. Nhiều trường ca, sử thi, nhạc cụ độc đáo và các điệu múa, làn điệu dân ca đặc sắc được phát huy. Do giao lưu, tiếp xúc lẫn nhau giữa các dân tộc anh em, các dân tộc thiểu số tiếp thu được nhiều loại hình văn hóa hiện đại. Hàng trăm nhà văn, nghệ sĩ người dân tộc thiểu số với nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, phản ánh cuộc sống phong phú của đồng bào vùng cao.

Về cụ thể, công tác giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa triển khai trên nhiều lĩnh vực với những hành động, bước tiến hành thu được kết quả xác định. Một là, Về văn hóa vật chất có những biến đổi ở những phương diện sau: chuyển đổi sản xuất đặt ra vấn đề vừa tiếp thu những công cụ lao động hiện đại, vừa giữ những công cụ lao động truyền thống vẫn phù hợp với hoàn cảnh sống và lao động (hệ thống mương máng vẫn còn phát huy tác dụng với các bản làng, nương ruộng xa nguồn nước, nhiều nương rẫy địa hình phức tạp vẫn cần đến công cụ chọc lỗ tra hạt, chiếc cày). Sự biến đổi trong hoạt động kinh tế, đã tác động trực tiếp đến văn hóa ẩm thực của dân tộc ta, cả trong cơ cấu lương thực thực phẩm, cũng như thời gian chuẩn bị và thời điểm tổ chức mỗi bữa ăn. Chúng ta gìn giữ được những bữa ăn gia đình, những bữa ăn cơ cấu đầy đủ chất, mang đậm bản sắc riêng

với cơm, canh, món mặn… Mỗi vùng miền dân tộc trên dải đất hình chữ S này có nét đặc sắc ẩm thực riêng, góp phần tạo nên nét bản sắc văn hóa dân tộc chung cho toàn dân tộc Việt Nam. Ngày tết, bánh chưng ở vùng trung du Bắc Bộ, bánh tét ở Nam Bộ, bánh Gio ở vùng miền Tây Bắc Bắc Bộ… luôn được duy trì, tạo nên nét đặc trưng riêng. Về nhà ở, cũng có những biến đổi tích cực như duy trì giữ gìn, phát huy được những kiểu nhà sàn cổ, mái lợp bằng tranh, sàn nhà bằng tre gỗ, đồ dùng sinh hoạt, cách bài trí… nhằm giữ lại bản sắc riêng, phát huy yếu tố du lịch-văn hóa-kinh tế. Về trang phục: các trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số vẫn được lưu giữ, phát huy, khuyến khích sản xuất, sử dụng cho mình và làm hàng hóa giới thiệu bản sắc văn hóa dân tộc đến các dân tộc, các quốc gia khác. Với người Kinh, hay với người Việt Nam nói chung, áo dài truyền thống vẫn là một nét bản sắc văn hóa đẹp, đã và đang được gìn giữ, phát huy, quảng bá tích cực. Hai là, Văn hóa tinh thần có sự thay đổi tích cực: trong mấy chục năm xây dựng nền văn hóa mới, chúng ta đã xóa bỏ, loại trừ được khá nhiều tập quán, thói quen, sinh hoạt tín ngưỡng không còn phù hợp với đời sống xã hội mới như: các nghi lễ cúng hồn, gọi hồn, chữa bệnh bằng phép thuật, cúng bái, bùa chú, phù phép…Khi ốm chúng ta đã chủ động đến các bệnh viện, các trạm y tế khám chữa bệnh. Đặc biệt trong những năm gần đây, công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo ngày càng thu được nhiều thành tựu to lớn, đời sống mọi mặt của nhân dân ngày một nâng cao. Vì thế nhiều sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, lễ hội của các dân tộc thiểu số cũng có điều kiện để phục hồi, kế thừa, gìn giữ và phát huy. Ví dụ, như tiếng nói và chữ viết (khuyến khích nói và viết bằng tiếng của dân tộc mình, tăng cường sưu tầm các tác phẩm sử dụng ngôn ngữ bản sắc riêng đó), như các hình thức biểu diễn nghệ thuật dân gian, múa hát dân ca của dân tộc như các điệu Khắp, các loại hình múa được giữ gìn, tiếp thu, cách điệu, nâng cao, cải biến thành múa hiện đại Việt Nam, như đời sống tín ngưỡng tôn giáo chuyển dịch với xu hướng phục hồi nguyên vẹn lễ

hội cầu mưa, lễ mừng cơm mới, lễ lớn cúng tổ tiên… Ba là, Văn hóa với tư cách là các thiết chế xã hội: Đảng và Nhà nước phát động phong trào xây dựng mô hình gia đình văn hóa, bản văn hóa tới các bản làng, khu dân cư với các nội dung thiết thực và đã phát huy tính cộng đồng, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, xây dựng phong tục tập quán tốt đẹp, loại bỏ dần những tập tục lạc hậu, mê tín dị đoan, tiếp thu những điểm phù hợp, tiến bộ trong luật tục của các dân tộc để xây dựng quy ước làng, bản văn hóa.

Kết quả của công cuộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mang lại luôn góp phần duy trì, giữ gìn, bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống dân tộc (mà một số nội dung ta đã trình bày ở phần trước), tạo dựng và củng cố sức mạnh nội sinh, thổi vào bản sắc văn hóa dân tộc cũng như dân tộc ta một luồng sinh lực mới, vươn tới sự phát triển bền vững. Song, để đi đến đích đó, chúng ta không chỉ biết nhìn nhận, công nhận mặt tích cực, mà còn cần phải có cái nhìn toàn diện, không bỏ qua những mặt hạn chế, tồn tại trong việc thực hiện vấn đề giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở Việt Nam hiện nay nhằm có định hướng giải quyết đúng đắn.

Tóm lại, toàn cầu hóa đem lại cho mọi quốc gia nói chung trong đó có Việt Nam những lợi ích và cơ hội không nhỏ, nhưng ngược lại, những thách thức gắn liền với nó cũng không phải không có.

1.2.2.2 Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa Việt Nam

Toàn cầu hóa gây ra sự biến đổi tiêu cực trong hệ thống giá trị, làm phai mờ bản sắc văn hóa dân tộc, sự lệch lạc trong sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. Như chúng ta đã biết, mỗi bước phát triển của lịch sử đều kéo theo sự thay đổi của văn hóa và những bảng giá trị tương ứng phù hợp. Hiện nay, khi tham gia toàn cầu hóa, đứng trước những tác động của nhiều chiều văn hóa, tất yếu dẫn tới sự biến đổi mạnh mẽ trong lối sống, đạo đức, văn hóa Việt Nam trên cả phương diện tích cực lẫn tiêu cực. Thực tế, do xuất phát điểm sai lầm khi đồng nhất văn hóa và văn minh nên không ý thức được ý nghĩa của

những giá trị truyền thống dân tộc, chạy theo những giá trị phương Tây, gây ra những biến đổi tiêu cực trong bảng giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay. Đó là sự thay đổi thang bậc và bản chất của các giá trị trong hệ thống giá trị. Một bộ phận dân cư coi giá trị kinh tế trội hơn giá trị tinh thần, văn hóa, chính trị, coi giá trị trước mắt trội hơn giá trị lâu dài, coi giá trị hiện đại ưu việt hơn giá trị truyền thống. Theo đó, không khó gì nhận thấy những biến đổi trong động cơ, mục đích học tập (từ cống hiến cho đất nước sang thành vì sự sang giàu, quyền lực), trong bảng giá trị gia đình (từ đề cao hết mực sang thành lối sống dễ dãi, ly hôn dễ dàng)… Đó là sự xung đột giá trị văn hóa sâu sắc, diễn ra giữa bảng giá trị truyền thống (bảng giá trị của nền văn hóa gốc nông nghiệp, trọng âm tính, duy tình, tổng hợp) với bảng giá trị phương Tây (bảng giá trị của nền văn hóa gốc công nghiệp, mang tính dương, trọng động, duy lý). Đó còn là sự kích hoạt mặt tiêu cực tiềm ẩn trong yếu tố truyền thống. Những khiếm khuyết nhỏ bị đẩy đến cực đoan dễ khiến cả bảng giá trị bị ảnh hưởng. Đơn cử như sự cực đoan hóa yếu tố truyền thống tinh thần làng xã dẫn tới sự vị kỷ, cá nhân lên ngôi. Tất cả sự biến đổi tiêu cực trong bảng giá trị kể trên dẫn tới loạt hiện tượng “lệch chuẩn văn hóa”, “dán nhãn”, “trễ văn hóa”…

Cùng với cơ hội mở rộng chia sẻ, tiếp thu thông tin thì toàn cầu hóa cũng mang lại nguy cơ “đồng nhất hóa các hệ thống giá trị và tiêu chuẩn, đe dọa và làm cạn kiệt khả năng sáng tạo của các nền văn hóa”. Thực tế là lối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa (Trang 41 - 51)