Chƣơng 2 : NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
2.3. Nhân vật phụ nữ vƣợt lên hoàn cảnh, khao khát trong cuộc sống
Các nhân vật nữ của Thạch Lam, Hồ Dzếnh dù mỗi người có một hoàn cảnh sống khác nhau, một cuộc đời khác nhau, nhưng họ chưa bao giờ tắt hi
vọng mà luôn vượt lên hoàn cảnh, hướng đến nhưng nét đẹp giản dị, thanh tao, khát khao, ước mơ về một cuộc sống khác, một thế giới khác, khao khát được tìm lại chính mình
Kiểu nhân vật dù có lúc mắc phải lỗi lầm hay có lúc tỏ ra tàn nhẫn nhưng vẫn cố gắng vượt lên chính mình để hướng tới những nét đẹp giản dị, thanh tao của con người xuất hiện rõ nét trong thế giới nhân vật phụ nữ của Thạch Lam, tiêu biểu là nhân vật bà Cả trong truyện Đứa con. Thời gian đầu bà Cả đối xử tàn nhẫn với chị Sen, nhưng sau đó thì đã là một con người khác hẳn. Khi bế đứa bé - con chị Sen, niềm khao khát làm mẹ của bà trỗi dậy mãnh liệt khiến bà vòng tay ghì chặt đứa bé vào lòng. Bà “ngẩn ngơ”, “mắt đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi” khi trả đứa bé về tay chị Sen. Điều bình thường, giản đơn với người phụ nữ đã trở thành khát vọng lớn lao mà xa vời đối với bà Cả khiến bà ước ao “giá đánh đổi được tất cả để lấy đứa con”. Bà không còn tiếc chị Sen bộ quần áo hay mấy đồng bạc như trước đây nữa. Bà không nhận lễ của bố mẹ Sen mà còn cho tiền may áo cho đứa bé. Biết hướng tới tình yêu thương cao quý qua sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong suy nghĩ, hành động nên đã làm cho chúng ta thấy nhân vật bà Cả như trở nên gần gũi, thân thuộc, thấy nhân vật này đáng thương hơn là đáng trách.
Ở truyện Trong bóng tối buổi chiều, Mai thấy thực sự hối hận về cách ứng xử của mình sau khi nghe Diên nhắc lại “những ngày đầm ấm ở thôn quê, đến cái tình thân thiết của đôi bên”. Hành động “hai tay úp mặt xuống khóc... hai vai nàng nức lên” đã thể hiện rõ điều đó. Những giọt nước mắt của Mai là những giọt nước mắt đánh thức lương tri. Đối với Thạch Lam, ông tin vào những giọt nước mắt con người. Nước mắt chính là biểu hiện tính người, tình người. Mai tưởng chừng như đã đánh mất con người mình khi sống trong môi trường xã hội đầy rẫy những cám dỗ tầm thường, tưởng chừng như đánh
mất những kỷ niệm thiêng liêng của tình yêu đẹp đẽ nhưng sự ân hận đã làm thức tỉnh bản tính mộc mạc, tình cảm chân quê ở cô.
Có thể nói, Thạch Lam đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc đời sống tâm hồn của người phụ nữ. Vì thế, mỗi nhân vật của Thạch Lam trở nên sinh động, thân thuộc, gần gũi. Cái đẹp mà nhà văn Thạch Lam thiết tha nâng niu là cái đẹp tâm hồn, là mỗi phút giây đi qua con người lại tự nhận thức, tự tìm lại chính mình,vươn lên trong cuộc sống. Nhưng đứng trước ranh giới giữa cái ác và cái thiện thì cuối cùng, các nhân vật theo bản tính tự nhiên của mình sẽ trở về với phần nhân bản sáng trong. Với trái tim nhân hậu và tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, Thạch Lam mong muốn những nhân vật phụ nữ - một đối tượng ông đã dành biết bao sự trân trọng, yêu thương luôn vươn lên, khát khao trong cuộc sống.
Thái độ cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ của con người đặc biệt người phụ nữ được Thạch Lam thể hiện trong tác phẩm Tối ba mươi. Truyện kể về tâm trạng hai cô gái mang tên Liên và Huệ trước khoảnh khắc giao thừa. Tối ba mươi của Thạch Lam vẫn gây được xúc động mạnh mẽ với người đọc bởi cái giọng văn thủ thỉ, tâm tình của một cây bút thâm trầm, đôn hậu. Giao thừa – đó là giây phút thiêng liêng, là khoảnh khắc giao thời của năm cũ và năm mới, là lúc người ta tạm gác mọi công việc mọi công việc bộn bề lo âu để sum vầy trong bầu không khí ấm cúng của gia đình. Thế nhưng, cái niềm hạnh phúc bình dị ấy đối với Liên và Huệ lại là ước mơ, là khao khát - một khao khát đau đớn đến khẩn thiết. Thực tại đối với hai cô quá chua xót, phũ phàng. Trong giờ phút giao thừa đầy ý nghĩa ấy, Liên và Huệ phải ngồi gậm nhấm nỗi cô đơn, trơ trọi của đời mình ở “cái buồng nhà săm bẩn thỉu với ngọn đèn mờ, lổng chổng các đồ đạc quen thuộc: cái giường Hồng Công cũ, đồng han gỉ, cái bàn gỗ ẩm ướt ở góc tường, hai cái ghế long chân…”. Lời chúc ngập ngừng của bác bồi săm: “Chúc hai cô sang năm mới được…được…” càng
khắc sâu thêm nỗi tủi nhục của những kẻ bán thân nuôi miệng. Năm mới người ta chúc nhau – đó là lẽ thường tình, là một cử chỉ văn hoá nhưng đối với Liên và Huệ thì giờ đây lời chúc đó dẫu có thật lòng cũng trở lên xót xa cay đắng. Tuy nhiên dù là hai cô gái giang hồ sống trong vũng bùn dơ bẩn nhưng vào khoảnh khắc giao thừa họ vẫn bày bàn thờ cúng tổ tiên và mơ tưởng đến cuộc sống ấm cúng như ngày trước “Huệ chớp khẽ rồi nhớ đến cuộc đời mình, lúc trẻ thơ, lúc còn con gái, ở nhà quê. Một buổi sáng mùng một tết nàng không nhớ rõ là năm nào nhưng đã lâu lắm rối thì phải nàng mặc áo mới đứng trên thềm nhìn mấy bông hoa đào nở ở trước vườn”. Như vậy, không gian mưa bụi bên ngoài, bóng tối, cái lạnh ẩm ướt cùng tiếng pháo giao thừa báo hiệu năm mới đã đánh thức những kiếp người bụi bặm chốn lầu xanh trở về với đời sống tâm linh, với chất người trong sạch của mình. Chính nỗi day dứt về thân phận và niềm khao khát được hoàn lương đã cứu vớt hai cô gái khỏi cuộc sống bùn lầy. Thạch Lam đã trân trọng, cảm thông chia sẻ với số phận của Liên và Huệ. Nguyễn Hoành Khung đã nhận định: Nhà văn đã phát hiện trong đáy sâu tâm hồn những người con gái bị cuộc đời làm cho ê chề ấy vẫn nguyên vẹn nỗi khát khao tội nghiệp một mái ấm gia đình thân thương, một cảnh sống lương thiện, vẫn còn tình cảm trong trẻo, thiêng liêng
[2, tr. 201].
Đọc Hai đứa trẻ, người đọc cứ bị ám ảnh mãi bởi cảm giác về một cuộc sống tàn lụi. Đó không chỉ là chiều tàn, phiên chợ tàn, cảnh vật tàn, đồ vật tàn mà quan trọng hơn là những kiếp người tàn. Đó là mấy đứa trẻ nhặt nhạnh thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của những người bán hàng để lại; Là mẹ con chị Tí ngày ngày mò cua bắt tép, tối tối bán hàng nước, chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng chiều nào cũng dọn hàng; Là vợ chồng bác Sẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong yên lặng; Là bác phở Siêu với khả năng phá sản là không thể cứu vãn được vì ở
phố huyện này, món phở của bác là một thứ hàng xa xỉ; Là chị em Liên đêm đêm vẫn mơ về một vùng sáng xa xăm. Từng ấy con người, từng ấy cuộc đời đã hợp lại tạo nên vòng đời của phố huyện. Họ đang tồn tại chứ không phải là đang sống, họ phải tự lừa dối mình rằng đó là sự sống để có thể kéo dài thêm kiếp sống mòn của mình. Nhưng dù cuộc sống có mòn mỏi, có bế tắc đến đâu họ vẫn kiếm sống bằng những nghề lương thiện nhất, và không ngừng hi vọng vào ánh sáng của ngày mai. Việc cả phố huyện đêm nào cũng chờ tàu đã nói cho ta về khát vọng đáng được trân trọng ở họ. Với những đứa trẻ, việc chờ tàu đã trở thành nhu cầu tinh thần như một niềm vui duy nhất trong ngày. Chị em Liên là những đứa trẻ đang phải sống trong hoàn cảnh éo le. Bố mất việc phải chuyển về quê để sống . Liên sống trong hoàn cảnh eo le nhưng vẫn là trẻ con với tâm hồn phong phú, sinh động. Cuộc sống nơi phố huyện quá nghèo nàn tù túng khiến Liên phải biến đoàn tàu thiên hạ thành trò chơi chốc lát trong một ngày. Đoàn tàu chưa đến có nghĩa Liên chưa xong một ngày. Cho nên chờ tàu trở thành một nhu cầu tinh thần của chị em Liên. An trước khi ngủ còn dặn chị: “ Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Dẫu là giấc ngủ của đứa trẻ con khi nghe tiếng Liên gọi nó bật dậy nắm tay chị nhìn đoàn tàu qua. Chị em Liên đợi tàu trở thành một thói quen, một nhu cầu tinh thần không thể thiếu. Niềm vui duy nhất trong ngày của những đứa trẻ mà lại vui nhờ, vui ghé, vui lây thật tội nghiệp. Nhưng quan trọng hơn, đoàn tàu trong mắt chị em Liên nó như một sứ giả của cuộc sống khác đi qua phố huyện. Đoàn tàu ở Hà Nội về, Hà Nội gắn với tuổi thơ đã mất với những kỉ niệm về một thời sung sướng, cốc nước xanh đỏ, không khí nhộn nhịp và huyên náo. Hình ảnh đoàn tàu cho chị em Liên được sống lại trong giây phút kỉ niệm của thuở ấu thơ. Nó như một ánh sao băng vụt qua để những đứa trẻ biết rằng đâu đó bên ngoài phố huyện có một cuộc sống khác với cuộc sống buồn tẻ, tù túng của phố huyện. Trong sự mong đợi của chị em Liên. sự xuất hiện của đoàn tàu
thực sự đem đến một sinh khí mới cho phố huyện. Có thể nói hình ảnh hai đứa trẻ cứ đêm đêm cố thức để đợi đoàn tàu trở thành một niềm day dứt, ám ảnh người đọc mãi không thôi. Con người dù bị đẩy vào hoàn cảnh bất hạnh vẫn không thôi mơ ước về một cuộc sống hạnh phúc, tươi sáng, vẫn không thôi tìm kiếm những niềm vui nhỏ nhoi trong cuộc sống dù đó chỉ là vui nhờ, vui ghé, vui lây.
Những giây phút êm ả, thanh bình của cuộc đời mẹ Lê xuất hiện qua những trang văn của Thạch Lam. Đó là niềm vui khi được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi ngoài trời gió lạnh rít qua mái tranh, là niềm vui nhớ lại cạnh bông lúa sắc sát vào da thịt như một cảm giác về sự yên ấm, no đủ. Những cảm giác đó sẽ theo mãi trong tâm trí của mẹ Lê. Trong Một đời người, Liên ở trong xưởng về, cũng thấy vui vẻ trong lòng như một người vừa làm xong công việc của mình. Cái vui giản dị ấy làm cho nàng quên trong chốc lát những nỗi khó nhọc và các ý nghĩ lo buồn [21, tr. 109]. Các nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam có niềm vui nâng đỡ cho cuộc sống đầy khó khăn, vất vả. Đó không phải là niềm vui trong thực tại thì là niềm vui trong tâm hồn, niềm vui trong quá khứ. Đó là điểm tựa tinh thần không thể thiếu của nhân vật Thạch Lam.
Tóm lại có thể nói, nhân vật trong văn Thạch Lam dẫu không phải là nhân vật lí tưởng, nhưng luôn có thiên hướng tìm về cái đẹp. Có lẽ thế mà nhân vật trong truyện ngắn của ông không chỉ khiến người ta thương vì nỗi nhọc nhằn mà họ phải đối diện hàng ngày mà hơn hết người đọc còn tôn trọng vì sự thanh cao mà họ gìn giữ được. Khai thác vẻ đẹp con người như vậy Thạch Lam hướng đến một mục đích là thanh lọc tâm hồn, tình cảm con người. Đó hẳn là một nét độc đáo trong quan niệm về con người của nhà văn. Đúng như Nguyễn Thành Thi đã nhận định về Thạch Lam: Người ưa tìm cái
đẹp của sự sống ở cõi nội tâm thầm kín [37, tr. 11]. Bùi Việt Thắng cũng khẳng định: Nhưng cái tài và trên hết là cái tâm của nhà văn đã giúp ông phát hiện ra những vẻ đẹp đã bị che khuất. Ông là người có ý thức chắt chiu cái đẹp bình dị của đời sống - cái bình dị không làm giảm đi cái ý nghĩa sâu xa, to lớn về nhân sinh [2, tr. 173].
Hồ Dzếnh có một trái tim vô cùng nhân hậu, dường như đập cùng một nhịp với trái tim người em gái trong khát vọng về hạnh phúc lứa đôi, trong tình yêu mãnh liệt và chân thật – chân thật và mãnh liệt đến mức dại dột. Ở
Em Dìn, lối giáo dục tàn nhẫn cùng với cuộc sống đầy mâu thuẫn của gia đình, càng khiến những đam mê của người con gái mới lớn trong Dìn trỗi dậy
người con gái ngây thơ, vô tội là em tôi ngày xưa, bây giờ đang yêu thắm thiết, yêu mê say và đang phác họa những bước đường liều lĩnh sau này. Dìn bất chấp tất cả, khao khát một cuộc sống khác tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn mà nhất là muốn tìm đến một sự đồng cảm, tri ân sưởi ấm cuộc sống. Sự trốn chạy của Dìn phải chăng một phần là muốn thoát khỏi cuộc sống tù túng, ghẻ lạnh thiếu tình yêu thương và phần khác nữa là để thực hiện khát vọng của mình. Có thể nói, Dìn là một người có cá tính mạnh mẽ, dám làm, dám chịu. Cô vừa đáng trách vừa đáng thương. Khao khát trong cuộc sống, Chị đỏ Đương trong Sáng trăng suông cũng vậy. Trong lòng người phụ nữ ấy chớm lên một tia hy vọng mới cho cuộc đời, muốn lập một cuộc đời thứ hai.
Như vậy, Thạch Lam cũng như Hồ Dzếnh đã hướng ngòi bút nhân đạo của mình vào những nhân vật phụ nữ. Những người phụ nữ đó đã vượt lên hoàn cảnh với những khao khát trong cuộc sống như ngọn lửa ấm nồng sưởi ấm tâm hồn họ. Văn của Thạch Lam, Hồ Dzếnh là cái đẹp, là chiều sâu tâm hồn, là mỗi phút giây đi qua con người ta tự nhận thức và tự tìm lại chính bản thân mình. Hai nhà văn đã bồi đắp và xây dựng cho nhân vật mình ý thức và
đưa họ tới những giá trị cao đẹp của cuộc sống, hướng họ đến phần người, sống sao cho xứng đáng là một con người.
* Tiểu kết
Nhân vật phụ nữ bước ra từ những trang văn của Thạch Lam, Hồ Dzếnh nhẹ nhàng mà thấm thía, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. Đó là vẻ đẹp của những con người, một mặt có ý thức đầy đủ về lòng tận tụy, tần tảo, chịu thương, chịu khó, âm thầm, lặng lẽ, một mặt hy vọng đợi chờ một cái gì như sự đổi thay. Họ chịu nhiều khổ cực, bất hạnh, bế tắc, phải gánh chịu nõi khổ cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, dù khổ cực, dù vất vả nhưng ở họ vẫn ánh lên ngọn lửa yêu thương: thương chồng, thương con để rồi từ đó hình thành nên phẩm chất chịu thương, chịu khó. Và dù có quẩn quanh, bế tắc thì người phụ nữ vẫn có những khao khát hạnh phúc, vươn lên trong cuộc sống. Thạch Lam, Hồ Dzếnh đã tạo dựng trong văn xuôi nghệ thuật của mình cái cốt cách mà ông cho là rất cao quý, thân yêu, gần gũi. Đặc biệt là cốt cách tâm hồn của người lao động Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam.
Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM, HỒ DZẾNH
3.1. Tình huống truyện
Tình huống truyện có vai trò hết sức quan trọng trong tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn nói riêng. Truyện ngắn được coi là thành công khi xây dựng được tình huống độc đáo, có tính then chốt làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tiếp nhận truyện ngắn, người đọc nắm được tình huống then chốt là nắm được chìa khoá mở cửa vào thế giới nghệ thuật. Truyện ngắn Thạch Lam, Hồ Dzếnh là truyện có cốt truyện rất mờ nhạt, thay vào đó là thế giới nội tâm, thế giới tâm hồn của nhân vật. Vì vậy hành động nhân vật, sự kiện trong tác phẩm không nhiều. Cũng chính vì vậy mà chi tiết, sự kiện được nhà văn xây dựng trong tác phẩm là hết sức chọn lọc và giàu ý nghĩa. Như trong truyện ngắn Hai Đứa Trẻ của Thạch Lam, sự kiện được tái hiện đậm nét, chiếm dung lượng nhiều nhất trong tác phẩm chính là cảnh đợi tàu của