Nhân vật phụ nữ chịu thƣơng, chịu khó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 1945 qua sáng tác của thạch lam, hồ dzếnh (Trang 45 - 57)

Chƣơng 2 : NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN

2.2. Nhân vật phụ nữ chịu thƣơng, chịu khó

Là nạn nhân của xã hội bất công, tàn nhẫn, số phận của người phụ nữ thật nhỏ bé, bất hạnh. Nhưng dù khổ đau hay vất vả, ở họ vẫn ánh lên vẻ đẹp sâu thẳm từ trong tâm hồn, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, đó chính là sự chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh.

Trong tác phẩm của mình, Thạch Lam thưởng viết về người dân nghèo với niềm cảm thương chân thành, man mác. Niềm cảm thương chân thành đó trở nên sâu sắc hơn khi ông nói đến số phận của những người mẹ, người vợ Việt Nam chịu thương, chịu khó và giàu đức hy sinh. Nhân vật trong truyện ngắn Thạch Lam, đặc biệt là nhân vật phụ nữ chủ yếu là những thân phận bé

nhỏ dưới đáy xã hội, gặp phải số phận bi kịch. Họ phần lớn là những người có cuộc sống gia đình không hạnh phúc, nghèo khổ, bất hạnh nhưng họ biết vượt lên bao nỗi khổ đau, bất hạnh ấy. Cuộc sống nhọc nhằn mà luôn giữ được những phẩm chất thanh cao, vẫn luôn cố gắng gìn giữ những phẩm chất cao quý của tâm hồn, vẫn yêu chồng, thương con, tần tảo khuya sớm vì gia đình. Nhìn chung, các nhân vật nữ của Thạch Lam thường gặp phải số phận bi kịch. Tuy nhiên, vượt lên bao nỗi khổ đau, bất hạnh, những người phụ nữ trong sáng tác của nhà văn vẫn luôn cố gắng gìn giữ những phẩm chất cao quý của tâm hồn. Có thể thấy đó là những chân dung ngời sáng và đầy sức sống trong tác phẩm Thạch Lam. Với Thạch Lam, trong đời sống, cái đẹp vốn tiềm tàng khuất lấp, và trong văn chương, cái đẹp là sự sống được cảm thấy [37, tr. 40]. Cái đẹp lớn nhất mà Thạch Lam đem đến cho người đọc là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết lòng vì gia đình.

Nhân vật người mẹ được Thạch Lam miêu tả với tất cả sự trân trọng và yêu quý. Mẹ Lê trong Nhà mẹ Lê là một người nông dân nghèo, tần tảo, nhọc nhằn làm thuê lo miếng ăn cho đàn con. Cả cuộc đời mẹ không có được một ngày sung sướng: “Từ lúc còn bé đến bây giờ chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn”. Chồng mất sớm, một mình mẹ phải làm lụng vất vả cật lực để nuôi mười một người con. Mẹ Lê cùng các con “ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp sụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gãy nát mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc”. Ta đã từng rơi nước mắt trước cảnh sống tối tăm của chị Dậu với một ngôi nhà xiêu vẹo, thì giờ đây ta cũng không thể cầm lòng được trước cái gọi là ngôi nhà nhưng thực chất chỉ là nơi trú chân của nhà mẹ Lê. Từ sáng sớm tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét mẹ đã phải trở dậy để đi làm mướn cho người khác mong kiếm được

mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi những đứa con đói đợi ở nhà. Cuộc đời của mẹ cứ lặng lẽ trôi đi trong cơ cực bần hàn. Thế nhưng dù có nghèo khổ đến đâu mẹ Lê cũng chưa từng nghĩ sẽ làm điều ác để có miếng ăn. Cho đến khi tai họa sắp ập xuống đầu, mẹ sắp phải từ giã cõi đời mà vẫn còn nguyên một ước muốn thật giản dị làm xúc động lòng người “giá có người mướn làm” để có tiền nuôi con. Có thể nói, Thạch Lam đã xây dựng hình ảnh những bà mẹ Việt Nam chịu thương chịu khó, nhân hậu vị tha, giàu đức hi sinh từ chính nguyên mẫu là người mẹ của mình, và những kỷ niệm ấu thơ đã để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của ông.

Với hình ảnh cô hàng xén, Thạch Lam đã góp vào bảo tàng con người Việt Nam một nét đẹp rất đáng trân trọng. Tâm trong Cô hàng xén lúc còn ở nhà với mẹ và hai đứa em hay khi đã về nhà chồng thì ngày nào cũng bận bịu, vất vả với gánh hàng trĩu nặng trên vai nhưng không bao giờ có một lời kêu ca về nỗi khổ sở, nhọc nhằn bởi cô “thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quý của mình”. Hình ảnh “cái đòn gánh cong xuống vì hàng nặng, kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp bước đi” đã trở lên quá quen thuộc với mọi người. Hình ảnh cô hàng xén đã trở nên quen thuộc trong các phiên chợ quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Hình ảnh đó giờ đây lại như được thăng hoa lên trên những trang văn của Thạch Lam. Với một tấm lòng nâng niu trân trọng, nhà văn đã viết về Tâm như là biểu tượng cho vẻ đẹp, truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Ta thương cảm cho cuộc sống mưu sinh đầy nhọc nhằn lam lũ của cô và ta càng trân trọng hơn nữa vẻ đẹp tâm hồn của cô. Tâm luôn nghĩ đến hạnh phúc của người thân, hi sinh mình để chăm lo cho cuộc sống của bố mẹ và các em, Tâm thấy vững vàng ở giá trị và lòng cao quí của mình. Nàng đã đảm đang nuôi cả một nhà”. Đây là người phụ nữ mang đặc điểm chung của tính cách người phụ nữ Việt Nam truyền thống: đảm đang, nhẫn nại, chịu đựng… Nàng cũng là thể hiện của sự chịu khó nhọc nhằn của những người

phụ nữ Việt Nam đảm đang: “Sáng sớm hôm sau, trong gió bấc lạnh, Tâm đã mở cổng gánh hàng lên chợ. Sương trắng còn đầy ở các ngõ trong làng . . . . Tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức, như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ một mình cô. Trong lũy tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn, để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em”. Ngày lại ngày, cô nhẫn nại, đi về với gánh hàng rẻ tiền, “đòn gánh cong xuống vì hàng nặng kĩu kịt trên mảnh vai nhỏ bé theo nhịp bước đi”. Tâm ra chợ khi buổi sáng còn mù mịt, khi về đã tối không rõ mặt người. Khi có người dạm hỏi – cơ hội hạnh phúc đến thì nàng lại khóc và nói với mẹ: “Thôi u cứ để con ở nhà hầu hạ thầy u và săn sóc các em. Chúng nó còn bé dại cả, nếu con đi thì ai là người trông nom nhà cửa”. Tâm không lấy chồng chỉ nghĩ đến sự hy sinh cho cha mẹ, cho các em. Cô hàng xén xinh đẹp nổi tiếng cả một vùng ngày càng dấn thân vào cuộc đời khó nhọc, một tấn bi kịch không lối thoát. Đến khi về nhà chồng, Tâm vẫn chỉ biết quên mình, chịu bao cực nhọc, vất vả để lo lắng cho gia đình chồng và gửi thêm tiền về cho các em ăn học chẳng bao nhiêu, Tâm lại phải è cổ gánh vác giang sơn nhà chồng: “Bây giờ gánh hàng đã trở nên quá nặng trên đôi vai nhỏ bé. Chiếc đòn càng cong xuống và rền rĩ. Ngoài giang sơn nhà chồng nàng phải gánh vác, Tâm lại lo sao kiếm được đủ tiền để gửi thêm cho các em ăn học. Trong sương muối sớm, xót và giá lạnh, nàng đã phải bước ra ngõ và đi chợ rồi…. Ðời nàng lại đi như trước, chẳng khác gì. Những ngày khó nhọc và cố sức lại kế tiếp nhau”. Ðó là thân phận một người phụ nữ một cổ hai tròng, cuộc đời nàng chỉ toàn là hy sinh gánh vác mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông vào nàng. Bà Tú nhắn người bảo Tâm gửi thêm cho em, nàng phải đưa giấu vì mẹ chồng và cậu giáo Bài đã bắt đầu nghi ngờ và đay nghiến nàng. Cuộc đời Tâm cứ âm thầm, lặng lẽ trôi đi. Nàng không chú ý gì đến mình, công việc trang điểm hầu như nàng đã lãng quên: “Đã lâu nàng không

còn chú ý đến sắc đẹp của mình và cũng không biết nó tàn lúc nào. Sắc đẹp cũng vô ích cho nàng khi có chồng rồi”. Nàng đã già đi, nhan sắc phai tàn, đâu còn là cô hàng xén xinh đẹp nổi tiếng cả một vùng, tre già măng mọc, nàng nay đã hết thời, đã có những cô gái khác mới lớn tươi tắn và rực rỡ. Tác giả cũng ngụ ý về số mệnh con người. Cô hàng xén - một truyện ngắn nổi tiếng của Thạch Lam đã được nhiều người yêu mến,ca ngợi tấm lòng hy sinh của người phụ nữ Việt Nam và cũng là một bi kịch cuộc đời không lối thoát. Tác phẩm như để ca ngợi tấm lòng hy sinh cao cả của người phụ nữ Việt Nam nhưng chủ đề chính là bi kịch về thân phận con người, về những cuộc đời gian khổ đáng thương điển hình là cô hàng xén. Cô hàng xén là một trong những đoản thiên hay nhất của nền văn chương Việt Nam đã cho ta thấy giá trị hiện thực tuyệt vời trong nghệ thuật tả chân dung của Thạch Lam.

Cùng kiểu nhân vật như Tâm là mẹ cô bé Hiên trong Gió lạnh đầu mùa

và chị Tí trong Hai đứa trẻ vất vả sớm hôm mò cua bắt tép nuôi chồng con; là chị Sen trong Đứa con cũng vì thương cha mẹ mắc nợ ông bà Cả mà phải cam chịu đi ở, chịu sự hành hạ tàn nhẫn của chủ; là Mai trong Đói vì thương chồng, muốn đưa gia đình thoát khỏi cơn nghèo đói, cùng quẫn mà phải bán mình trong nỗi đau ê chề, tủi nhục. Các nhân vật phụ nữ của Thạch Lam dù sống trong sự vất vả, khổ đau nhưng họ luôn quan tâm, hi sinh vì người khác mà không bao giờ nghĩ rằng cũng phải nhận được điều tương tự từ mọi người như Tâm trong Cô hàng xén “không bao giờ Tâm có ý nghĩ cho riêng mình, cho cuộc đời riêng của cô”. Quan tâm và hi sinh vì gia đình nhưng có những người phụ nữ không những không nhận được sự động viên, yêu thương từ người thân trong gia đình mà ngược lại họ lại bị trách mắng. Nhân vật Mai trong Đói biết việc mình làm là tội lỗi nên đã cố ý tránh để chồng khỏi bị nhục vì miếng ăn “nhỏ bé” hàng ngày. Nhưng chồng cô không hiểu mà mắng mỏ, đuổi vợ đi. Vẫn là sự hi sinh thầm lặng, Mai không cãi mà cũng chẳng

thanh minh, biện bạch. Nỗi đau khổ, bất hạnh nén sâu vào trong lòng người phụ nữ như được nhân lên gấp nhiều lần.

Trong Thạch Lam cũng như trong các nhân vật của ông, sự buồn chán không hề dẫn tới thái độ buông xuôi, hoặc lối sống lưu manh tuỳ tiện. Khi là một bà mẹ, một người nông dân, một cô hàng xén thậm chí một cô gái trông hàng cho mẹ, song các nhân vật của Thạch Lam có chỗ giống nhau: họ đều là những người tận tuỵ với nghĩa vụ làm người của mình, ở họ, có sự lương thiện, sự trong sạch. Hợp cả lại, bấy nhiêu sự tận tuỵ, sự trong sạch, sự cứng cỏi làm cho nhân vật của Thạch Lam có một nét chung này: sự cao quý.

Trong bối cảnh của một giai đoạn văn học mà tất cả những khuynh hướng văn học dù xuất phát từ những điểm nhìn rất khác nhau nhưng lại gặp nhau ở một điểm: cùng quan tâm đến thân phận của người phụ nữ, thì Hồ Dzếnh vẫn tìm được cho mình một cách tiếp cận nhân vật riêng. Trong thế giới nhân vật ấy, Hồ Dzếnh xúc động và dành một tình thương đặc biệt với những người phụ nữ mà đời họ “đã bao nhiêu lần đau khổ, chua xót nhưng vẫn bị lãng quên trong những luỹ tre xanh” [19, tr. 308]. Họ là những người được tác giả trân trọng, yêu quý hết lòng. Trong truyện ngắn của ông không có người phụ nữ nào bị khinh rẻ, bị nhiễm các thói hư tật xấu như: giả dối, hư hỏng, trộm cắp, lẳng lơ,… Có thể coi đây là những đối lập với hàng loạt nhân vật phụ nữ của các cây bút hiện thực phê phán: Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,… Và họ cũng không bị đẩy đến đường cùng như nhân vật của Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố. Họ không bị cái nhỏ nhen của cuộc sống thường ngày dày vò, day dứt như nhân vật của Nam Cao. Có một nét lạ là Hồ Dzếnh dường như chỉ thành công khi ông viết về người mà ông thật sự gắn bó và yêu thương, từ người mẹ nghèo đến người chị dâu bất hạnh; từ chị đỏ Đương, chị Yên, đến em Dìn, bé Thi,… Họ xứng đáng được yêu thương vì họ phải chịu đau khổ từ lúc lọt lòng và họ sẽ phải chịu đau khổ suốt cuộc đời vì số mệnh đã cột chặt họ. Họ là nạn

nhân của những định mệnh khắt khe, của duyên phận tăm tối và buồn rầu. Và một điều hơn thế nữa, họ đại diện cho những người đàn bà Việt Nam chân chính, sống lặng lẽ và hy sinh không một lời ca thán. Có lẽ đây là điểm gặp gỡ của ba phong cách truyện ngắn trữ tình: Thạch Lam, Thanh Tịnh và Hồ Dzếnh. Những người phụ nữ ấy chiếm đa phần các trang viết của nhà văn. Đặc biệt hình ảnh người mẹ như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tập truyện. Điều đó thật dễ hiểu vì từ nhỏ Hồ Dzếnh sống với mẹ nhiều hơn với cha và tình cảm mẹ con đã ảnh hưởng rất sâu đậm tới các sáng tác của ông sau này. Ông khẳng định “lòng mẹ tôi mới thật là địa hạt tình cảm của tôi” [27, tr.301]. Hồ Dzếnh, Thạch Lam đều xây dựng hình ảnh những bà mẹ Việt Nam chịu thương chịu khó, nhân hậu vị tha, giàu đức hi sinh từ chính nguyên mẫu là người mẹ của mình, và những kỷ niệm ấu thơ đã để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác.

Người mẹ yêu thương xuất hiện ngay từ thiên truyện đầu Ngày gặp gỡ. Trong giấc mơ kỳ dị, hình ảnh đám cưới của kẻ giang hồ tha hương với người con gái xứ Thanh mà cái bến sông Ghép là nơi gặp gỡ duyên phận con người đã toát lên cái định mệnh muôn đời của người mẹ. Qua con mắt của chú bé Dzếnh, bà mẹ ấy đúng là một người nhẫn nhục, chỉ biết nghe theo một cách lặng lẽ và chua xót. Cuộc đời mẹ là vậy, đó còn là cuộc đời của biết bao bà mẹ Việt Nam từ xưa đến nay, biết bao nhiêu thế kỷ rồi “những mái đầu bù rối nghiêng xuống bổn phận hàng ngày tầm thường và nhỏ mọn”. Qua tấm thân hao gầy của mẹ, nhà văn thấy ánh lên một vẻ đẹp “dịu dàng và cao trọng”. Người mẹ ấy là một người mẹ Việt Nam với những đức tính cao đẹp: vì chồng, vì con, chịu thương, chịu khó, dù vất vả nhưng không bao giờ có một lời phàn nàn hay oán trách mà ước mong duy nhất là cứ được hy sinh mãi cho chồng cho con.

Hình ảnh người mẹ trong truyện của Hồ Dzếnh có nhiều điểm gần gũi với hình ảnh người mẹ trong những trang viết của Nguyên Hồng trong Thời thơ ấu. Họ đều là những con người sống lặng lẽ, cam chịu và đầy lòng vị tha và đức hy sinh, ở họ dường như không giữ lại một chút gì cho riêng mình mà là những tính toán, lo toan vì chồng vì con. Mẹ của Hồ Dzếnh yêu con bằng một thứ tình thương “bất chấp cả lời kháng nghị của trời đất, bất chấp cả những thói xấu của thằng con”. Mẹ của Hồ Dzếnh lấy đó làm lẽ sống ở đời, coi đó làm lẽ sống trên hết, dù có phải chịu nhục hay tiếng xấu để cho con cái học hành nên người. Hồ Dzếnh rất hiểu và luôn muốn chia sẻ, cảm thông với tấm lòng ấy của mẹ. Vì thế mà những trang viết về mẹ của ông thật đằm thắm và trìu mến. Tình yêu thương ấy không chỉ dừng lại ở tình mẹ con bình thường như bao người khác mà qua đó nó còn bộc lộ tình yêu sâu nặng với mảnh đất quê ngoại, nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình. Mảnh đất ấy là cái nôi chắt chiu, nâng niu và nuôi dưỡng tuổi thơ ông. Người mẹ ấy, quê hương ấy chứa chan bao tình thương mến. Hồ Dzếnh vừa xót xa vừa cảm thông lại như vừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn giai đoạn 1930 1945 qua sáng tác của thạch lam, hồ dzếnh (Trang 45 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)