Chƣơng 2 : NHÂN VẬT PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
3.3. Ngôn ngữ, giọng điệu
Ngôn ngữ, giọng điệu là một yếu tố quan trọng của văn chương, là một trong những yếu tố nghệ thuật cơ bản góp phần tạo nên sự độc đáo của phong cách mỗi nhà văn. Ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm bao giờ cũng gắn với việc bộc lộ tư tưởng tình cảm của nhà văn. Ngôn ngữ Thạch Lam, Hồ Dzếnh mang một dấu ấn rất riêng, nhẹ nhàng mà tinh tế, dành những nét ưu ái riêng cho nhân vật nữ của mình. Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế mà trở thành nét riêng của nhà văn.
Giọng văn Thạch Lam có một sức lôi cuốn đặc biệt đối với người đọc. Sức hấp dẫn của văn Thạch Lam là chất giọng trữ tình mượt mà, đằm thắm, sâu sắc. Chất giọng ấy vừa diễn tả sâu sắc tinh tế những cung bậc cảm xúc, tình cảm của con người, vừa đặc tả những cảnh sắc thiên nhiên hài hoà trong sáng. Trần Ngọc Dung khẳng định: Khác với giọng điệu và ngôn ngữ của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mang tính hài hước châm biếm, giọng điệu và ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam giàu chất trữ tình. Mỗi truyện ngắn Thạch Lam có cấu tứ và giọng điệu như một bài thơ trữ tình, gợi sự thương cảm trước số phận của những con người nhỏ bé hiền lành mà bất hạnh [2, tr. 230]. Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam.
Khi nói về ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Thạch Lam, Hà Văn Đức đã nhận định: Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái,
Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông luôn đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng ngòi bút tinh tế, rất hiểu sự đời [39, tr. 202]. Thạch Lam là người rất giàu tình cảm, thương người có cuộc sống nghèo khó, tủi nhục một cách chân thành. Ông cũng là người luôn trân trọng từng nét đẹp đơn sơ, bình dị từ trong cuộc sống. Cuộc sống thanh bạch và tâm hồn đa cảm đã đi vào những trang văn Thạch Lam, tạo cho ông một văn phong và cốt cách riêng biệt. Đọc tác phẩm của ông, người ta thấy cái nhẹ nhàng lặng lẽ từ cuộc sống đã chuyển thành giọng kể nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng trong văn của ông.
Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới nghệ thuật của mình bằng giọng điệu trữ tình nhẹ nhàng, nhỏ nhẹ, đượm nỗi xót xa. Giọng văn Thạch Lam là giọng điệu tâm hồn với tấm lòng cảm thông đầy nhân đạo trước những cảnh đời, số phận bất hạnh. Hầu hết truyện Thạch Lam đều bị chi phối bởi giọng điệu trầm buồn gợi niềm xót xa thương cảm về số phận bấp bênh, tù túng không lối thoát của con người dưới xã hội cũ. Giọng điệu đó toát lên từ cảnh ngộ đầy xót thương ở nhà mẹ Lê, từ cuộc sống đầy âu lo của cô hàng xén đến nỗi buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn của hai đứa trẻ,…. Có thể nói, nỗi buồn đã tạo nên một giọng điệu riêng biệt trong văn Thạch Lam. Nó vừa thể hiện cái nhìn hiện thực, vừa là tấm lòng của nhà văn trước thực tại xã hội.
Viết về nhân vật người phụ nữ, Thạch Lam trong cái nhìn của người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp bao giờ cũng tìm thấy ở họ những đức tính tốt, những tâm hồn đẹp. Dù họ ở trong hoàn cảnh nào, họ vẫn à những người mẹ hiền, những người vợ đảm đang, chịu thương, chịu khó. Dù ở trong bóng tối, dù cuộc sống quẩn quanh, bế tắc bao giờ tâm hồn họ cũng sáng lên những vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong. Nhân vật Tâm trong Cô hàng xén là hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống trước Cách mạng. Người ta thường coi cô hàng xén là hình ảnh gợi lên nét sống dân tộc, là vẻ đẹp chân quê. Tâm hết lòng lo cho gia đình, gánh
hàng đi từ sớm, trở về lúc mọi nhà đã lên đèn, nhưng Tâm không bao giờ kêu ca. Vất vả là thế nhưng nghĩ đến cảnh yên ấm của gia đình là bao nhiêu khó nhọc của chị đều tan biến cả, quên mất cả những nỗi lo sợ đang chờ. Vẻ đẹp tâm hồn của chị thể hiện qua sự chịu thương, chịu khó. Ngòi bút của Thạch Lam hết sức tinh tế và trân trong trước số phận của người phụ nữ. Nhân vật phụ nữ của Thạch Lam mang những nét đẹp truyện thống của người phụ nữ Việt Nam. Thạch Lam là nhà văn luôn mong muốn người đọc suy nghĩ về số phận cuả người phụ nữ thông qua những lời thủ thỉ, tâm tình, những ngôn từ nhẹ nhàng, thấm thía. Ông là nhà thơ của những người phụ với số phận đáng thương, chịu bao nỗi vất vả, bất công trong xã hội phong kiến tàn nhẫn nhưng ở họ vẫn ánh lên vẻ đẹp của người phụ nữ dân tộc. Đó là vẻ đẹp của sự tần tào, chịu thương chịu khó, vươn lên trong cuộc sống. Ngòi bút Thạch Lam thật dịu dàng, thấm đượm chất thơ và thấm sâu vào tâm hồn người đọc.
Theo những trang văn Thạch Lam, người đọc hình dung về một cuộc sống đa diện, không chỉ diễn ra bề mặt mà chủ yếu diễn ra ở chiều sâu tâm hồn. Tình thương và sự đồng cảm với người phụ nữ tạo cho giọng văn Thạch Lam một hơi thở ấm áp; ngay cả khi viết về sự oan trái cay nghiệt của cuộc đời, nhà văn vẫn luôn giữ cho họ đứng bên này của bờ vực yêu thương, cam chịu. Trong Tối ba mươi, Liên và Huệ là hai cô gái làm cái nghề tận cùng của xã hội. Nhưng hai người phụ nữ đó trong nhưng ngày lễ tết vẫn nhớ tới quê hương, nhớ tới ông bà tổ tiên cùng tuổi thơ trong sáng của mình. Từ đó, trỗi dậy ở hai người phụ nữ này niềm tiếc nuối, khổ đau cho thân phận, cuộc sống của mình. Hai cô vẫn đau đáu trở về trong sự hoàn lương những giọt nước mắt nóng chảy tràn mi mắt, nàng không giữ được. Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn ngập cả người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường. Hoặc, khi nhân vật bị đẩy vào vực thẳm của nỗi đắng cay
chua xót, ngọt bùi của ông dừng lại lửng lơ mở ra những tuyến đường cho người đọc hình dung chứ không chỉ ra hết mọi điều, mọi lẽ. Cái chết đau đớn vì chó cắn của mẹ Lê không chỉ là sự kết thúc một cuộc đời đau khổ mà còn kéo theo kết cục bi đát cho đàn con thơ dại - sống trong sự đeo đẳng của đói, rét, bơ vơ. Trong Cô hàng xén, Tâm buồn rầu nhìn thấu cả cuộc đời nàng, cuộc đời cô hàng xén từ tuổi trẻ đến tuổi già, toàn khó nhọc và lo sợ, ngày nọ dệt ngày kia như tấm vải thô sơ. Nàng cúi đầu đi mau vào trong ngõ tối. Kể về nỗi bất hạnh của họ, Thạch Lam không giấu nổi xót xa, thương cảm sau từng dòng chữ.
Nói đến Thạch Lam là nói đến một người cầm bút có quan niệm, ý thức rõ ràng về con người và sứ mệnh của người cầm bút. Ông cho rằng: Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực; tức là thấy tâm hồn của mọi người người qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết và qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý người ngoài [39, tr. 206]. Với quan niệm ấy, ông đã tìm đến một lối văn cô đọng, hàm súc, ít lời mà có sức gợi cao. Đó là lối văn tinh tế, nhẹ nhàng nhưng gợi được thật rõ nét những trạng thái tình cảm của con người. Trong truyện Hai đứa trẻ, nhà văn đã diễn tả một cách tinh tế tâm trạng của Liên trước cảnh chiều tàn nơi phố huyện: Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi lặng yên bên mấy quả thuốc sơn đen: đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngay thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man má trước cái giờ khắc của ngày tàn. Ghi lại được những khoảnh khắc sâu lắng, rung động của nhân vật trong sự chuyển biến giữa không gian, ngoại cảnh và lòng người phải là một nhà văn rất tinh tế và nhạy cảm. Ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam có sức lay động và ấn tượng sâu sắc vớ người đọc là vì thế.
Với một lối viết trữ tình, nhẹ nhàng, tinh tế, Thạch Lam đã tạo ra cho tác phẩm của mình một giọng điệu không lẫn với bất cứ ai: giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình, gợi mở, khơi sâu vào nội tâm và cảm giác. Thạch Lam lặng lẽ cuốn hút người đọc bởi một giọng văn nhỏ nhẹ, sâu lắng. Văn Thạch Lam êm đềm như thơ, như những lời tâm tình với bạn đọc.
Với nhà văn Hồ Dzếnh, trong toàn bộ truyện ngắn trong tập Chân trời cũ, hầu như ông viết theo bút pháp trữ tình về mối quan hệ, tư tưởng, tình cảm của tác giả với từng người thân xung quanh. Nhà văn viết về nhân vật phụ nữ đó là người mẹ chịu khó, chịu khổ để nuôi con ăn học, là mối tình cô lái đò sông Ghép với người con trai xa xứ từ Trung Quốc đến, hợp duyên để sinh thành anh em Hồ Dzếnh; là người chị làm dâu trong một gia đình cơ khổ, làm vợ một người chồng không bằng người; là em Dìn, em Fin. Với một tâm hồn giàu lòng trắc ẩn, yêu thương hết mình, Hồ Dzếnh dùng giọng điệu trữ tình để thể hiện thể hiện niềm xót thương thông cảm đối với những người mà tác giả yêu thương. Qua ngòi bút trữ tình của ông, hiện thực tâm trạng được thể hiện từ những khắc họa tài tình mà nhiều khi với những câu chuyện tưởng như chỉ ghi lại một sự kiện đời thường nhưng lại ẩn chứa hoài niệm sâu sắc.
Với người chị dâu Trung Quốc: Hỡi chị! Nếu số phận đã bắt chị vào làm dâu một gia đình cơ khổ, làm vợ một người chồng không bằng người, làm một người đàn bà lưu lạc, chị hãy nhận lấy ở đây, trong mấy dòng chữ này một lời an ủi để may ra lòng đau khổ của chị được san sẻ một vài phần [30, tr. 122]
Với em Dìn: Và cả em nữa, em anh ạ, biết đâu em sẽ lại không đọc anh, đọc chính em, ngạc nhiên thấy đời em in như thiên truyện anh viết, và hết cả hồ nghi khi nhìn đến cái trên ký thân thiết dưới này. Nhưng em sẽ ở đâu đọc anh, gần anh, xa anh hay không còn gần và xa anh nữa, trên đời này? Xuân đến! mưa bay! Người ta bảo nhỏ anh rằng, trong tháng giêng tốt lành sẽ có
nhiều đám cưới. Anh không tin, mà tin làm sao, vì qua ánh sáng ngày xuân, anh vẫn thấy lòng buồn vô hạn [30, tr. 149]
Với chị Yên: Tôi không hiểu có phải vì chịu thương, chịu khó như thế mà kiếp Yên chỉ là một chuỗi ngày đau khổ, nó thu ngắn đời sống của Yên lại không? [30, tr. 189]
Với chị đỏ Đương: Tôi yêu chị đỏ Đương của tôi, và nhiều chị đỏ Đương khác, vì tôi yêu vô cùng cái dải đất cần lao này, cái dải đất thoát được ra ngoài sự lọc lừa, phản trắc, cái dải đất chỉ bị bạc đã mà không bạc đãi ai bao giờ. [30, tr. 186]
Hồ Dzếnh đã sử dụng một cách tinh tế giọng điệu trữ tình vào trong thể loại tự sự khiến những trang văn giàu sức gợi cảm dễ đi vào lòng người và thấm đẫm tính nhân văn sâu sắc. Võ Văn Trực cho rằng: Mỗi truyện ngắn – là một bài thơ triền miên cảm xúc mà trong đó nhân vật chỉ là cái đinh để anh treo lên đó bức tranh tâm hồn mình [34, tr. 66]. Theo Vũ Quần Phương thì:
Truyện ngắn Hồ Dzếnh như những tiếng chuông buồn, tiếng này ngân nga chưa dứt, tiếng khác đã bồi theo [34, tr. 48]. Bằng tất cả tình yêu thương, ông đã viết về những cuộc đời, nhưng với phận bất hạnh quanh mình để chia sẻ, thông cảm và trân trọng họ hơn. Giống với Thạch Lam, giọng văn Hồ Dzếnh là giọng điệu trầm buồn tha thiết, hoài xưa như một tiếng thở dài chua xót. Theo Nguyễn Đăng Mạnh, ở Hồ Dzếnh buồn là nguồn cảm hứng chủ đạo, buồn trở thành hẳn quan niệm thẩm mỹ của ông. Cho nên đọc Hồ Dzếnh, cứ thấy một ánh sáng vàng vọt, tàn lụi của những buổi hoàng hôn chiếu lên hầu hết các trang viết [27, tr. 298]. Sức mạnh của ngòi bút trữ tình đã tạo lên sự hấp dẫn, lôi cuốn với mạch văn. Đọc văn ông ta có cảm tưởng đấy không phải là thứ văn xuôi tầm thường mà nó là những rung động thực sự trong tâm hồn. Người đọc có thể nhận thấy hầu như mọi trang viết của Hồ Dzếnh đều vang lên những âm điệu trầm buồn như những ý thơ, tứ thơ buồn:
Yên hay ru tôi ngủ: tiếng hát của Yên rất buồn, buồn vì lòng Yên sẵn buồn, hay vì tự ngàn xưa, tiếng ru em vẫn buồn như thế? [30, tr. 193]
Em Fin! Em Fin [30, tr. 139]
Văn của Hồ Dzếnh chủ yếu là kể, là tả. Từ thiên truyện đầu Ngày gặp gỡ
cho đến Thiên truyện cuối cùng là một giọng kể nhẹ nhàng, bàng bạc xuyên suốt những ẩn chứa trong đó bao thấm thía, xót xa: Đó là những tiếng khóc lần đầu tiên tôi biết, tiếng khóc sau này khi tắt đi, còn vẳng lại một chiều chua xót trên này tháng bơ vơ của tôi. [30, tr. 142]
Ông ít khi trần thuật một cách trực tiếp hay dùng đối thoại giữa các nhân vật. Có khi nhân vật chỉ xuất hiện một lần rồi mọi diễn biến, tình huống đều thông qua tác giả - người dẫn truyện. Chính vì thế mà truyện của Hồ Dzếnh không có những biến cố căng thẳng hay gay cấn. Tất cả được khúc xạ, lắng lọc qua tâm hồn của một chú bé ngây thơ nhưng biết “cảm sầu rất sớm”. Cùng là một sự việc nhưng dưới ngòi bút của Hồ Dzếnh ta có cảm giác bớt hồi hộp, lo lắng, thay vào đó là sự cảm thông, chia sẻ: Tôi chưa kịp cản, thì mẹ tôi đã cắp thúng đến trước mặt thầy giáo, và đặt mười quan tiền và hai tờ giấy bạc lý ở nút buộc ruột tượng ra, làm tôi đỏ mặt [30, tr. 109]
Ngoài ra, ông còn sử dụng phép lặp để nhấn mạnh như trong một câu thơ:
Người chị dâu tôi…. người chị dâu tôi thật thiết tha, trìu mến.
Là nhà văn thuộc dòng truyện ngắn trữ tình nên trong quá trình sáng tác, ông rất chú ý đến việc sử dụng ngôn từ. Ông hay dùng phép so sánh để cụ thể hoá hơn những nét tâm trạng, cảm xúc của con người:
Câu chuyện trên đây theo dõi tôi như một ám ảnh cực nhục. [30, tr. 111]
Cô Fin thì ngày ngày vẫn quay tơ, để tiêu bình thản thời giờ bằng cách rút hết guồng sợi này đến guồng sợi khác. Đời nàng như một dòng suối tù hãm, trên dải nước chết chỉ hơi lờ mờ gợn bóng mây, nó là những vẩn sống
buồn bã, không đủ sức hun ấm động mạch cơ chừng đã chết lạnh trong người nàng. [30, tr. 134]
Tóc chị rối ren như tâm hồn chị bận rộn, bạp bùng và sầu thảm như ánh đén dầu lạc đêm đêm soi không đủ sáng một góc nhỏ trong căn nhà tranh [30, tr. 175]
Bên cạnh biện pháp nghệ thuật so sánh, thì việc miêu tả ngoại hình cũng là một trong những nét tiêu biểu của ngòi bút Hồ Dzếnh. Chỉ bằng một vài nét phác thảo, sơ lược, những chân dung, những con người từ quá khứ hiện về thật đẹp và sinh động dù họ có buồn bã, dau đớn, sa ngã, bế tắc,…. Ở họ vẫn ánh lên một điều gì đó đáng được cảm thông và thương yêu. Như hình ảnh người chị dâu Trung Quốc quí phái, bó chân và chuốt bím bằng dầu thơm sau