Những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS của Hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV.AISD (Trang 74 - 87)

Chƣơng 3 : VAI TRÒ CỦA TRUNG ƢƠNG HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM

3.4. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác phòng chống HIV/AIDS của Hộ

của Trung ƣơng Hội liên hiệp PN.

3.4.1 Thuận lợi:

Xem xét Trung ương Hội liên hiệp PN Việt Nam là một bộ phận của tổ chức chính trị - xã hội, Trung ương Hội đã có những hành động để tập hợp được đông đảo chị em phụ nữ tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS. Có lẽ ít có tổ chức dân sự nào ở nước ta có được số lượng thành viên đông như Hội phụ nữ. Điều này là một lợi thế của Hội trong việc phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của các Hội viên để giải quyết các vấn đề chung của Hội cũng như của đất nước. Mặt khác Hội viên của Hội chính là những người đang thực hiện các hoạt động sống hàng ngày tại các địa phương, sự gặp gỡ, trao đổi các hoạt động trong cuộc sống thường nhật sẽ giúp các hội viên hiểu sâu sắc những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn của nhau để từ đó Hội có những giải pháp hỗ trợ thiết thực và kịp thời. Trong cuộc khủng hoảng do đại dịch HIV/AIDS gây ra, Trung ương Hội PN Việt Nam đã triển khai hoạt động đến hầu hết tất cả các thành viên tại ở cơ sở trong cả nước. Sự tham gia của các Hội viên đã giúp Hội PN các cấp các ngành và Trung ương Hội PN đạt được các thành tự lớn lao. Đóng góp này đã hỗ trợ một nguồn lực lớn cho nhà nước ta trong việc giải quyết những hậu do

đại dịch HIV/AIDS mang lại trong điều kiện Đảng và nhà nước còn hạn chế về tài chính cũng như không thể có những hỗ trợ trực tiếp đến tất cả mọi người dân. Thêm nữa, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có một bề dày lịch sử vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm nên trước sự lan tràn của căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS và các hậu quả của nó gây ra, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đã dũng cảm đương đầu. Nhiều chị em phụ nữ bước qua sự kỳ thì của xã hội, công khai mình nhiễm HIV/AIDS để vận động, tuyên truyền cộng đồng phòng chống HIV/AIDS và hạn chế sự kỳ thị đối với những người có H như anh hùng Châu Á Phạm Thị Huệ. Sự dũng cảm của các chị có ý nghĩa trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng đối với các đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS cũng như người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.

Các mục tiêu, chủ trương và đường hướng chỉ đạo của Trung ương Hội phù hợp với tình hình thực tế cũng như khả năng và nguyện vọng của những người bị tổn thương bởi HIV/AIDS nói riêng và cộng đồng nói chung nên đã nhận được sự ủng hộ của Đảng, Nhà nước và người dân. Số lượng đông đảo các thành viên tham gia các câu lạc bộ, các hoạt động truyền thông đã khẳng định ưu thế của Hội. Sự quan tâm chân thành đối với những người bị tổn thương bởi HIV/AIDS trong sự kỳ thị phân biệt đối sử của cộng đồng đang ngày một gia tăng là niềm động viên, an ủi quan trọng và cũng là nguồn lực để huy động được sự sáng tạo, đóng góp về vật chất và tinh thần của người dân trong cộng đồng đối với công tác phòng chống HIV/AIDS.

Qua nhiều năm tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS, có thể khẳng định các hoạt động phong trào của Trung ương Hội ở các cấp ngày càng bài bản và có tính chuyên nghiệp hơn. Hoạt động của Hội đã đi đúng trọng tâm, đáp ứng được các yêu cầu của Hội viên, các mô hình thực sự là tổ ấm của Hội viên chính vì thế đã tạo nên sự đồng cảm, liên kết chặt chẽ giữa các thành viên

trong nhóm cũng như các mô hình mở rộng sự liên hệ với các nhóm bạn, tỉnh bạn để giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn. Điều này đã tạo nên sức mạnh vô cùng lớn lao của Hội để đối mặt với đại dịch HIV/AIDS.

Sự giám sát, chỉ đạo kịp thời của Trung ương Hội, các cấp lãnh đạo Hội đã góp phần làm cho các hoạt động của Hội đi đúng hướng, khắc phục kịp thời những khó khăn trong việc triển khai các hoạt động của Hội và lồng ghép các Chương trình mục tiêu quốc gia của cá dự án có liên quan nhằm tranh thủ nguồn lực để thực hiện Chương trình một cách hiệu quả.

Do phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong xã hội và là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi do tư tưởng “trọng nam khinh nữ” nên đối tượng này nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức dân sự trong nước và quốc tế nên hoạt động của Hội nhận được nhiều sự giúp đỡ về tài chính, được tổ chức nhiều lớp đào tạo nâng cao năng lực, kỹ năng hỗ trợ cho công tác phòng chống HIV/AIDS… giúp cho công tác của Hội đạt hiệu quả hơn. Đồng thời, là phụ nữ, đối tượng này có những thế mạnh về tâm lý trong việc vận động cộng đồng tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS và hỗ trợ những chị em phụ nữ cũng như các đối tượng khác trong cộng đồng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vượt lên khó khăn, hoà nhập vào các hoạt động của địa phương.

Nói tóm lại, những thuận lợi cơ bản trên đây là chìa khoá quan trọng để Trung ương Hội PN Việt Nam thành công trong công tác phòng chống HIV/AIDS mà không phải tổ chức chính trị - xã hội nào cũng có thể phát huy và làm tốt như vây. Các thành tựu, đóng góp của Hội đã được Chính phủ ghi nhận và là một điển hình trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam.

3.4.2. Khó khăn:

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, hoạt động của Trung ương Hội liên hiệp PN Việt Nam ở các cấp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức. Trước hết, công tác của Hội còn có những hạn chế về số lượng và chất lượng đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên của Hội; Cán bộ Hội cơ sở còn thiếu thông tin và những kỹ năng truyền thông cơ bản nên việc tuyên truyền ở một số địa bàn khó khăn, chưa đi vào chiều sâu. Đặc biệt đội ngũ cán bộ ở vùng sâu, vùng xa chưa có nhiều cơ hội tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để hiểu về đại dịch HIV/AIDS cũng như kỹ năng giáo dục truyền thông phòng chống HIV/AIDS nên điều này trở thành một thách thức trong điều kiện thực tế đại dịch đang lan tràn về các địa bàn này và các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Bắc Kạn là các ví dụ điển hình cho hạn chế này.

Sự kỳ thị, phân biệt đối xử trong cộng đồng đối với đại dịch HIV/AIDS còn nặng nề làm cho nhiều chị em phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS thu mình lại, che dấu tình trạng bệnh tật của mình hoặc người thân nên làm cho công tác hỗ trợ của Hội chưa đến được hết tất cả các thành viên. Đồng thời sự kỳ thị, đối xử tạo thành một rào cản các đối tượng tiếp xúc với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ vốn vay để phát triển sản xuất hoặc hòa nhập với cộng đồng. Điều này đẩy nhiều chị em phụ nữ và gia đình vào hoàn cảnh lao đao, sống trong điều kiện khó khăn về vật chất và tinh thần. Mặt khác, do công tác giáo dục, truyền thông chưa đến được hầu hết các thành viên trong cộng đồng nên nhiều phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS không biết mình mắc bệnh, các thành viên khác trong gia đình không biết người thân bị nhiễm HIV/AIDS để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Là một tổ chức chính trị - xã hội, các thành viên tham gia một cách tự nguyện không vì mục đích kinh tế nên các hoạt động của Hội chủ yếu dựa vào tiền lệ phí ít ỏi do các thành viên đóng định kỳ (500đ/tháng/thành viên) và nguồn ngân sách nhà nước cấp cho nên nguồn lực dành cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS của Hội vẫn còn rất hạn chế. Đối với các cấp Hội PN, công tác phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu là lồng ghép vào các chương trình công tác Hội, các hoạt động PC AIDS chưa được thực hiện đều trên diện rộng, do đó hiệu quả chưa cao. Song trên thực tế, hiện nay có nhiều tổ chức trong nước và quốc tế đang triển khai nhiều dự án phòng chống HIV/AIDS trên nhiều địa bàn của cả nước. Các tổ chức này hoạt động một cách riêng lẻ với những mục tiêu khác nhau nhưng đều hướng tới một đích chung là giảm sự lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và hỗ trợ giải quyết các hậu quả kinh tế - xã hội do HIV/AIDS gây ra. Sự thiếu liên hệ, phối hợp dẫn đến tình trạng một địa phương có rất nhiều dự án, Chương trình phòng chống HIV/AIDS như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ trong khi các tỉnh khác lại không có dự án nào hoặc nếu có chỉ là các Chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động từ ngân sách nhà nước. Điều này làm cho các hoạt động của các dự án bị chồng chéo và có thể hiệu quả thực sự chưa cao.

Do thiếu về nguồn lực tài chính và năng lực đội ngũ cán bộ là nguyên nhân làm cho nguồn tài liệu tuyên truyền về công tác phòng, chống HIV/AIDS cho cơ sở còn thiếu nhiều nhất là tài liệu truyền thông bằng hình ảnh dành cho đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số hay những người có trình độ học vấn thấp. Đã có một thời kỳ các tài liệu truyền thông còn mang tính phản cảm, với những hình ảnh ghê gớm khiến cho người dân trong cộng đồng cảm thấy khiếp sợ khi nhắc đến hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm HIV/AIDS cũng như người thân của họ, đây chính là một trong những nguyên nhân làm tăng tình trạng kỳ thị, phân biệt đối

xử với người bị nhiễm HIV/AIDS. Đến nay, việc biên soạn các tài liệu truyền thông đã có nhiều tiến bộ nhưng số tài liệu và nội dung các tài liệu còn mang tính phổ quát chung cho tất cả các địa phương, thường là do cấp trung ương biên soạn, in ấn rồi cấp phát cho các địa phương nên chưa đáp ứng được những nhu cầu đặc thù của từng vùng, từng dân tộc và trình độ nhận thức của người dân.

Hiện nay công tác thông tin từ cấp Hội cơ sở đến cấp Trung ương còn nhiều hạn chế. Các báo cáo quý và hàng năm còn mang tính chung chung, hình thức và chưa thể hiện được những khó khăn, kiến nghị cụ thể phản ánh đúng thực trạng của các thành viên hội cơ sở để Trung ương Hội kịp thời có biện pháp hỗ trợ. Đằng sau vấn đề này còn tồn tại tình trạng, chính cán bộ chuyên trách của Hội hoặc do hạn chế về năng lực chuyên môn, chức năng, nhiệm vụ của Hội hoặc chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các đơn vị y tế nên còn cho rằng việc chăm sóc và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS của nhiệm vụ của bên y tế nên đã không nắm được tình hình thực tế để có báo cáo, tham mưu kịp thời cho công tác của Hội. Điều này khiến cho nhiều hoạt động của Hội mang tính phong trào nên không thu hút được cộng đồng tham gia và chưa phát huy được thế mạnh của Hội tại cơ sở.

Như vậy những thành quả đạt được của Trung ương Hội PN nói riêng trong công tác phòng chống HIV/AIDS đã thể hiện những nỗ lực vượt bậc trong việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị - xã hội do Đảng và Nhà nước giao phó. Là một tổ chức đại diện cho Phụ nữ, có số lượng hội viên đông nhất cả nước, Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ đã phát huy được sức mạnh truyền thống của Hội và đã có nhiều hoạt động đáp ứng được nhu cầu lợi ích thiết thực của các thành viên trong cuộc chiến chống lại đại dịch HIV/AIDS. Những sự hỗ trợ kịp thời và đúng đắn của Trung ương Hội và Hội các cấp đã huy động được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần để Hội làm tốt công tác của mình, khẳng

định vai trò ngày càng quan trọng với Đảng và Nhà nước cũng như có được sự ủng hộ mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.

3.5. Kết luận và khuyến nghị:

3.5.1. Kết luận:

Trong hai năm thực hiện, Trung ương Hội PN Việt Nam là cơ quan cao nhất của Hội đã phát huy một cách hiệu quả vai trò hỗ trợ Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc phòng chống HIV/AIDS. Là một tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, hoạt động dựa vào cộng đồng và hướng tới đảm bảo lợi ích cho các hội viên, Trung ương Hội PN Việt Nam đã có những ý kiến tham mưu cho cấp Chính phủ, Đảng đồng thời có các ý kiến chỉ đạo cấp cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược phòng chống HIV/AIDS. Mặt khác Trung ương Hội PN Việt Nam đã làm tốt vai trò vận động các cá nhân, tổ chức trong nước và quốc tế, các cơ quan đoàn thể cấp Trung ương đến địa phương đóng góp nhiều nguồn lực quý giá cho công tác phòng chống HIV/AIDS. Những thành quả do Trung ương Hội PN nói riêng và Hội phụ nữ Việt Nam nói chung đã giúp nhà nước khoả lấp được một khoảng trống lớn về nguồn lực và giúp nhà nước giải quyết được nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân mà cụ thể là chị em phụ nữ, những người đang chịu sự tác động một cách trực tiếp, gián tiếp của đại dịch HIV/AIDS.

Nói tóm lại, cuộc chiến chống lại đại dịch HIV/AIDS không là trách nhiệm của riêng một cá nhân hay một tập thế. Trong khi điều kiện về tài chính và nhân lực của các tổ chức, các cơ quan chính phủ còn hạn chế thì sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội và các NGO trong và ngoài nước có ý nghĩa quan trọng trong việc bù lấp những khoảng

trống hoặc những thiếu thốn của Chính quyền. Cá nhân những người bị ảnh hưởng hay không bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cùng tham gia vào công cuộc phòng chống HIV/AIDS sẽ góp phần làm giảm thiểu cho nhà nước những khó khăn về tài chính đồng thời cung cấp thêm nhiều sáng kiến để thực hiện hiệu quả hơn công tác phòng chống sự lây lan của đại dịch HIV/AIDS. Trung ương Hội PN Việt Nam là một bộ phận của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã góp phần quan trọng thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội của Hội và đã có những đóng góp về vật chất,tinh thần thực hiện mục tiêu chung của Đảng và Nhà nước. Hội đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong công cuộc chống lại đại dịch HIV/AIDS nói riêng và sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.

3.5.2. Khuyến nghị

Song cuộc chiến chống lại căn bệnh HIV/AIDS còn lâu dài và nhiều thách thức, để phát huy vai trò và chức năng của Trung ương Hội PN Việt Nam nói riêng và Hội liên hiệp PN Việt Nam nói chung trên cơ sở những thành tựu đã đạt được và khắc phục được một số khó khăn như đã nêu ở trên, Luận văn này xin đề xuất một số ý kiến như sau:

1. Trung ương Hội PN Việt Nam cần tiến hành công tác giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các Hội cấp tỉnh/thành phố đối với công tác phòng chống HIV/AIDS. Yêu cầu các Hội cấp tỉnh/thành phố lập kế hoạch hàng quý, hàng năm gửi cho cấp Trung ương một cách rõ ràng với các mục tiêu cụ thể trên cơ sở tình hình HIV/AIDS tại địa phương và trong các bản kế hoạch cần định ra các hoạt động dự kiến và các kết quả mong đợi đối với từng hoạt động tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV.AISD (Trang 74 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)