Chƣơng 2 : TỔNG QUAN VỀ HIV/AID SỞ VIỆT NAM
2.3. Đóng góp của các tổ chức quần chúng
Mức chi tiêu đầu người cho công tác phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam là 0,09 USD năm 1992 là rất thấp so với Thái Lan (0,9 USD). Trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 1999, phần lớn kinh phí của Việt Nam, đặc biệt là kinh phí của Chính phủ phân bổ chủ yếu cho công tác chăm sóc y tế và tư vấn. Tổng kinh phí từ tất cả các nguồn phân bổ cho công tác phòng chống HIV/AIDS trong thời gian ba năm đó lên đến 24,1 triệu USD. Năm 1999, khoảng 7 triệu USD huy động từ tất cả các nguồn lực đã được chi cho hoạt động này. Trong những năm gần đây chính phủ đã tăng một cách đáng kể nguồn ngân sách trong nước cho công tác phóng chống HIV/AIDS lên 80 tỷ đồng năm 2005 và 150 tỷ đồng năm 2007. Đồng thời chính phủ cũng đã nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài trợ từ bên ngoài.
Trước những bức xúc của đại dịch HIV/AIDS gây ra ngày càng nghiêm trọng, nhiều tổ chức dân sự đã đựơc thành lập, nhiều cơ quan, tổ chức cũng hình thành nên các phòng, ban chuyên về công tác phòng chống HIV/AIDS, nhiều tổ chức NGO trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS được thành lập tại Việt Nam. Trong thực tế, các tổ chức này đã có nhiều đóng góp quan trọng hỗ trợ chính phủ về các nguồn lực khác nhau trong cuộc chiến chống lại HIV/AIDS. Theo nguồn thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tổng kinh phí được huy động từ các tổ chức quốc tế hỗ trợ cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2011 là 134,6 triệu USD, bao gồm 29 dự án đã kết thúc (10,188 triệu USD) và 27 dự án đang triển khai (124,5 triệu USD). Hoạt động của các dự án hướng đến hỗ trợ đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống HIV/AIDS và giúp những người nhiễm và sống chung với HIV/AIDS cải thiện cuộc sống, nâng cao nhận thức cho cộng đồng cho công tác phòng chống HIV/AIDS.
Mặc dù Chính phủ Việt Nam thừa nhận vấn đề HIV/AIDS đang là mối quan tâm hàng đầu và thể hiện tinh thần thẳng thắn giải quyết bệnh dịch này là nhất Bộ Y tế nhưng cam kết này chưa được chia sẻ đồng đều giữa các Bộ, ngành và các tổ chức. Hơn nữa hiện nay còn thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS. Ở cấp tỉnh, cho dù các Uỷ ban phòng chống HIV/AIDS đã được thành lập và hiện đang vận hành nhưng vẫn chưa có một quy trình cho việc lập kế hoạch triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS và còn thiếu những cán bộ được đào tạo bài bản. Ngoài ra số cán bộ có năng lực tốt ở một số tỉnh lại bị quá tải vì phải tham gia thực hiện các dự án do nước ngoài tài trợ trong khi đang làm công việc chuyên môn tại cơ quan. Hơn nữa quy trình lập kế hoạch hiện nay với sự tham gia
của các cơ quan Trung ương và địa phương chỉ cho phép nguồn vốn nước ngoài hỗ trợ các sáng kiến mới liên quan đến nhóm nguy cơ cao.
So với nhiều quốc gia trên thế giới, mức độ lây nhiễm ở Việt Nam nói chung còn thấp, song không có dấu hiệu thuyên giảm và đang ngày càng lan rộng ra cộng đồng chứ không khu trú ở nhóm nguy cơ cao. Các cấp chính quyền địa phương đôi khi tạo ra ý thức trách nhiệm về sự an toàn giả tạo đối với căn bệnh HIV do dựa trên số liệu ước tính về nạn dịch HIV của nhiều năm trước trong khi tại thời điểm báo cáo con số đã tăng lên rất nhiều. Thêm vào đó, do sự nhận thức thiếu thực tế nên các cơ quan, cán bộ của chính phủ nên các cấp chính trị vẫn đang có xu hướng coi HIV/AIDS là „tệ nạn xã hội” và đẩy toàn bộ trách nhiệm cho nhóm những người có nguy cơ cao thay vì xem xét đó là một vấn đề xã hội. Bên cạnh đó định kiến về HIV/AIDS vẫn còn rất phổ biến, trong đó có cả ở các cán bộ y tế và cán bộ lãnh đạo tham gia phòng chống HIV/AIDS nên các nỗ lực phòng chống đại dịch này có khi gặp nhiều trở ngại.
Nói tóm lại, Việt Nam là quốc gia không ngoại lệ trong cơn khủng hoảng về đại dịch HIV/AIDS. Chính phủ, nhân dân Việt Nam đã và đang cùng chung tay để hạn chế sự lây lan nhanh chóng của đại dịch ra cộng đồng và không ngừng có thêm các nỗ lực để khắc phục hậu quả về kinh tế và xã hội do HIV/AIDS gây ra. Các nguồn lực từ các cá nhân, các tổ chức trong nước và quốc tế, chính phủ và phi chính phủ đã được huy động để hỗ trợ ngăn chặn sự bùng nổ của căn bệnh thế kỷ này, nhưng có vẻ như cuộc chiến này còn kéo dài và phải đối mặt với nhiều khó khăn.