Chƣơng I : CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.3. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam
1.3.1. Sự ra đời của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Cùng với nhiều thập kỷ bị áp bức, xâm lược, đời sống người dân chịu nhiều khổ chức đã rèn luyện cho người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dưới chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Từ năm 1927 những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ như:
- Năm 1927 nhóm các chị Nguyễn Thị Lưu, Nguyễn Thị Minh Lãng, Nguyễn Thị Thủy là ba chị em ở làng Phật Tích (Bắc Ninh) tham gia Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, các chị tuyên truyền, xây dựng tổ học nghề đăng ten và học chữ.
- Nhóm chị Thái Thị Bôi có các chị Lê Trung Lương, Nguyễn Thị Hồng, Huỳnh Thuyên tham gia sinh hoạt ở trường nữ học Đồng Khánh.
- Năm 1928, nhóm chị Nguyễn Thị Minh Khai cùng Nguyễn Thị Phúc, Nguyễn Thị An tham gia sinh hoạt hội đỏ của Tân Việt. Nhóm này liên hệ với chị Xân, chị Thiu, chị Nhuận, chị Liên thành lập tờ Phụ nữ Giải phóng ở Vinh.
- Năm 1930, trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, ở Nghệ An, Hà Tĩnh có 12.946 chị tham gia phụ nữ giải phóng, cùng nhân dân đấu tranh thành lập chính quyền Xô Viết ở trên 300 xã. Ngày 1/5/1930, đồng chí Nguyễn Thị Thập đã tham gia lãnh đạo cuộc đấu tranh của hơn 4.000 nông dân ở hai huyện Châu Thành, Mỹ Tho, trong đó có hàng ngàn phụ nữ tham gia. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương được thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng. Chính vì vậy mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ Việt Nam. Hội là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế và Liên đoàn các tổ chức phụ nữ ASEAN (Hiệp Hội các nước Đông Nam Á). Hội tham gia tích cực trong các hoạt động vì hoà bình, đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới.
1.3.2. Mục đích và các đặc trưng của Hội:
Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoạt động vì sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ và trẻ em. Với mục đích như vậy, Hội phải thường xuyên gần gũi, nắm sát các nhu cầu, lợi ích, các vấn đề của từng thành viên để từ đó hỗ trợ các hội viên của mình giải quyết những khúc mắc, những khó khăn trong đời sống xã hội.
Hội mang đầy đủ những đặc trưng của một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam với cơ cấu hoạt động rộng khắp gồm 4 cấp từ Trung ương đến, Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là cấp tỉnh) đến cấp Huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương (gọi là cấp huyện) đến cấp Xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi là cấp xã).
Cơ quan lãnh đạo cao nhất ở mỗi cấp Hội là Đại hội đại biểu phụ nữ hoặc Đại hội toàn thể hội viên của cấp đó. Đại hội đại biểu phụ nữ các cấp tổ chức 5 năm một lần. Trường hợp đặc biệt do Hội liên hiệp phụ nữ cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số đại biểu được triệu tập tham dự. Thành phần, số lượng đại biểu Đại hội cấp nào do Ban Chấp hành cấp đó quyết định và triệu tập. Thành phần đại biểu chính thức của Đại hội mỗi cấp gồm: Uỷ viên Ban Chấp hành đương nhiệm; Đại biểu bầu từ dưới lên; Đại biểu chỉ định (không quá 10%). Ban Chấp hành các cấp do Đại hội cấp đó bầu ra là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa 2 kỳ Đại hội. Ban Chấp hành TW Hội bầu ra Đoàn Chủ tịch, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Ban Chấp hành các cấp (tỉnh, huyện, cơ sở) bầu ra Ban Thường vụ, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch.
Như trên đã phân tích, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, trên cơ sở những nhu cầu của thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Đảng cộng sản Việt Nam
đã nhìn thấy vai trò, sức mạnh tổng hợp của những phụ nữ Việt Nam nên đã sáng suốt phát huy nguồn lực to lớn này cho phong trào giải phóng đất nước và thực tế đã chứng minh sự thành công đó.
Các thành viên tham gia hội phụ nữ ở các cấp, các ngành đều mang tính tự nguyện hoặc do vận động, thuyết phục để góp sức giải quyết cac vấn đề chung của đất nước, hiện thực hoá, xã hội hoá các mục tiêu của Đảng và Nhà nước đồng thời cũng hỗ trợ các hội viên phụ nữ các cấp khắc phục hoàn cảnh khó khăn, cải thiện đời sống. Là một tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam tiếp nhận nguồn ngân sách của nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động của Hội. Các cán bộ chuyên trách của Hội thuộc biên chế và được hưởng lương theo ngạch công chức nhà nước và cũng đều có thể là những thành viên của Đảng cộng sản Việt Nam. Do đó các cán bộ chuyên trách này có trách nhiệm đảm bảo các hoạt động của Hội đi theo đúng mục tiêu của nhà nước và sự chỉ đạo của Đảng.
1.3.3. Chức năng và nhiệm vụ
a. Chức năng:
- Đại diện cho quyền bình đẳng, dân chủ, lợi ích hợp pháp và chính đáng của phụ nữ, tham gia quản lý Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng.
- Đoàn kết, vận động, tổ chức, hướng dẫn phụ nữ thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
b. Nhiệm vụ:
- Động viên, tạo điều kiện để phụ nữ tích cực học tập, nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực về mọi mặt. Tham gia tích cực vào các chương trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ giữ gìn, phát huy giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Hướng dẫn, giúp đỡ phụ nữ tổ chức tốt cuộc sống gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.
- Xây dựng, củng cố tổ chức Hội; Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội và cán bộ nữ; giới thiệu phụ nữ có đức, có tài tham gia vào các cơ quan lãnh đạo Đảng, Chính quyền, cơ quan dân cử và đoàn thể các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
- Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách của Nhà nước có liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ; Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Nhà nước nhằm tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng và phát triển.
- Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trong khu vực và trên thế giới vì mục tiêu bình đẳng, phát triển và hoà bình.
Như vậy Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, với những đặc điểm trên đây, được xem như là một dạng tổ chức dân sự tập hợp đông đảo sức mạnh của chị em phụ nữ trên đất nước Việt Nam. Là tổ chức đại diện cho tiếng nói và bảo vệ lợi ích cho chị em phụ nữ Việt Nam, Hội đã không ngừng đổi mới qua từng giai đoạn để theo kịp sự phát triển của đất nước đồng thời đáp ứng nhu cầu của các thành viên. Mặc dù với nguồn kinh phí ít ỏi do các hội viên đóng hàng tháng nhưng bằng sự sáng tạo, nỗ lực không ngừng để vượt qua mọi khó khăn Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ở các cấp địa phương đã giúp hàng ngàn đối tượng chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vươn lên khẳng định mình. Trải quan những thăng trầm của lịch sử, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng củng cố được sức mạnh và hỗ trợ nhà nước Việt Nam giải quyết nhiều vấn đề trọng đại bằng chính sức mạnh và trí tuệ của các thành viên trong công tác xoá đói giảm nghèo, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Xét từ những cách hiểu và các tiêu chí trên đây, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng là một bộ phận của xã hội dân sự, đó là tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân chị em phụ nữ trong cả nước, là tổ chức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của chị em phụ nữ và hoạt động nhằm đảm bảo quyền lợi . Sự hình thành của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam do sự tự nguyện của chị em phụ nữ trong công cuộc chống giặc ngoại xâm. Các hoạt động của Hội không nhằm mục đích tranh giành quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ra đời do đòi hỏi của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, trong điều kiện cần có sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền để thực hiện mục tiêu chung của đất nước và vai trò của Hội được khẳng đinh, trở thành một bộ phần không thể tách rời của bộ máy chính quyền, chịu sự chi phối của đảng cầm quyền nên Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam được coi là một tổ chức chính trị - xã hội, một tổ chức truyền thống và chính thức, một bộ phận của tổ chức xã hội dân sự.
1.3.4. Vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam:
Trung ương Hội PN Việt Nam là cơ quan cao nhất của Hội PN Việt Nam, thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, định hướng, xây dựng, triển khai, giám sát các mục tiêu, kế hoạch hoạt động của Hội viên theo chiều dọc từ Trung ương đến địa phương trên cơ sở các kế hoạch và mục tiêu chung của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp phát triển đất nước cũng như giải quyết các vấn đề nẩy sinh trong đời sống xã hội. Đồng thời Trung ương Hội là cơ quan chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Hội triển khai rút kinh nghiệm công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ cả nước thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trung ương hội có nhiệm vụ quản lý, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành phố. Đồng thời, Trung ương hội còn thực hiện vai trò theo dõi, đề xuất chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sắp xếp
đội ngũ cán bộ nữ và tham gia xây dựng và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chế độ, chính sách của Đảng và nhà nước đối với phụ nữ và trẻ em.
Bên cạnh đó, Trung ương Hội thực hiện nhiệm vụ tham vấn cho các cấp Bộ, ngành, các cơ quan liên quan cấp trung ương trong việc ban hành các chính sách, chương trình phát triển đất nước có liên quan đến lợi ích, quyền và nghĩa vụ của chị em phụ nữ cũng như bày tỏ tâm tư nguyện vọng của đa số chị em phụ nữ Việt Nam lên cấp cao hơn nhằm tạo sự chú ý đối với nhà nước, chính phủ để từ đó có các biện pháp giải quyết những khó khăn mà chị em phụ nữ gặp phải trong cuộc sống hành ngày. Trung ương Hội PN cũng là đơn vị phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan quan để phối hợp thực hiện các hoạt động liên ngành.
Trung ương Hội ban hành Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nhằm hướng dẫn các cấp Hội thực hiện việc tuyển chọn các hội viên và thực hiện các chức năng khác của hội. Trung ương Hội phải thường xuyên nắm bắt tình hình ở địa phương liên quan đến đời sống của chị em phụ nữ để nhanh chóng có các hướng dẫn chỉ đạo, giúp các cấp theo ngành dọc và các ngành liên quan tìm ra giải pháp kịp thời.
Mặt khác Trung ương Hội PN Việt Nam với tư cách là cơ quan cao nhất của tổ chức chính trị - xã hội của phụ nữ còn là cầu nối các tổ chức dân sự khác trong xã hội, trong việc hỗ trợ các nguồn lực về vật chất và tinh thần để giúp chị em phụ nữ trên khắp các địa phương Việt Nam giải quyết các khó khăn trong đời sống sinh hoạt cũng như góp phần giúp chính phủ Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động xã hội.
Nói tóm lại, là một bộ phận quan trọng trong một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn, Trung ương Hội PN Việt Nam có trọng trách quan trọng định hướng cho hàng ngàn chị em phụ nữ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình khi là thành viên của Hội, và giúp đỡ các thành viên thực hiện được nguyện vọng, đạt được những lợi ích của riêng mình.
1.4. Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở ngƣời (HIV/AIDS):
- HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.
- AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong.
Sau khi nhiễm HIV, cơ thể sẽ trải qua 4 giai đoạn bệnh lý như sau:
- Giai đoạn sơ nhiễm: Lúc mới nhiễm HIV sẽ có một vài biểu hiện như sốt mệt mỏi, nhức đau tay chân... kiểu như bị cảm cúm.
- Giai đoạn nhiễm trùng không triệu chứng: Giai đoạn này, cơ thể gần như bình thường, không có biểu hiện triệu chứng. Lúc này bạch cầu chỉ bị tiêu diệt ít không đáng kể. Virus tiếp tục sinh sôi nẩy nở, nhìn bề ngoài không ai có thể biết được bệnh nhân đã bị nhiễm HIV, ngay cả chính bản thân người bệnh (nếu chưa xét nghiệm máu) cũng không biết mình bị nhiễm. Thời gian này kéo dài từ 5-10 năm.
- Giai đoạn có liên quan đến AIDS: Sau vài tháng đến vài năm từ lúc bị