Đánh giá sự đóng góp của Trung ương Hội PN Việt Nam trong hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV.AISD (Trang 63 - 74)

Chƣơng 3 : VAI TRÒ CỦA TRUNG ƢƠNG HỘI PHỤ NỮ VIỆT NAM

3.3. Đánh giá vai trò của Trung ương Hội

3.3.2. Đánh giá sự đóng góp của Trung ương Hội PN Việt Nam trong hoạt động

trong hoạt động phòng chống HIV/AIDS.

Sự bùng nổ nhanh chóng và gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngoài tầm kiểm soát của đại dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan ngại cho mọi quốc gia trên thế giới. Đảng, Nhà nước ta coi công tác phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp, các ngành và đòi hỏi các đơn vị phải có chiến lược, Chương trình hành động nhằm hỗ trợ nhà nước khắc phục các hậu quả do đại dịch gây ra cũng như ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng. Những yêu cầu, những chính sách đã được Đảng, Chính phủ đã được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản, cụ thể hoá thành các Luật, Chiến lược, các Chương trình mục tiêu quốc gia....và được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước trong nhiều thập kỷ. Công tác phòng, chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu và nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta cũng như các cơ quan, ban ngành trong hệ thống chính trị Việt Nam. Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, do đó Hội cũng phải có các chương trình mục tiêu chiến lược của riêng mình để thực hiện tốt mục tiêu của Đảng và nhà nước đối với công tác này và Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam là một trong những cấp thực thi tốt nhiệm vụ này. .

a. Chức năng đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các thành viên, hội viên trong tổ chức.

Là tổ chức tập hợp đông đảo các chị em phụ nữ Việt Nam, ngay từ đầu, Trung ương Hội phụ nữ Việt Nam đã thực hiện tốt chức năng này đặc biệt trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Trước sự kỳ thị và phân biệt đối xử nặng nề, hà khắc của cộng đồng đối với những người bị nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nhiều chị em phụ nữ, các em bé bị nhiễm hoặc gia đình có người bị nhiễm HIV/AIDS đã gặp phải những khó khăn trong đời sống tinh thần và các hoạt động kinh tế. Hầu hết các chị em bị nhiễm HIV/AIDS không dám đến các cơ sở y tế khám chữa bệnh để được nhận sự hỗ trợ từ các dịch vụ y tế hoặc nếu đến thì nhận được sự lạnh lùng, xa lánh của nhân viên y tế. Đồng thời, những trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS còn bị người thân trong gia đình xa lánh, đuổi ra khỏi nhà hoặc ăn, ở riêng, không được chăm sóc làm cho tình trạng sức khoẻ của họ càng trở nên trầm trọng, nhiều người đang có việc làm thì bị buộc thôi việc v/v dẫn đến tình trạng không ít người nhiễm HIV cố tình dấu tình trạng bệnh tật của mình và thực hiện hành vi lây nhiễm cho người khác “để trả thù đời„. Mặt khác, người thân của những người bị nhiễm HIV/AIDS cũng bị xã hội xa lánh, không thể tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh tế, các em nhỏ không được tiếp tục đến trường hoặc phải bỏ nhà đi nơi khác sống v/v. Phụ nữ với tư cách là người vợ, người mẹ, người chị, em, bà trong gia đình là những người chịu tác động trực tiếp khi có thành viên trong gia đình vị lâu nhiễm HIV/AIDS. Họ có thể sẽ là người bị nhiễm HIV/AIDS, là người chăm sóc thành viên bị nhiễm bệnh và là lao động chính trong gia đình. Trong bối cảnh xã hội chưa chấp nhận HIV/AIDS như là một căn bệnh xã hội và khi sự phân biệt kỳ thị vẫn diễn ra một cách phổ biến thì phụ nữ vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong xã hội.

Thấu hiểu những vất vả và nỗi đau của các hội viên, Trung ương Hội PN đã coi công tác phòng chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ trong tâm của Hội, là một tổ chức chính trị - xã hội đứng ra bảo vệ quyền lợi cho chị em phụ nữ, trẻ em gái khỏi sự tàn phá của đại dịch này. Nhận thức được vai trò của Hội phụ nữ và những tác động to lớn đến phụ nữ và trẻ em nên Trung ương Hội PN Việt Nam trở thành một thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống ma tuý, mại dâm quốc gia. Sự ra đời của Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS của Trung ương Hội và thành lập trung tâm hỗ trợ phụ nữ phòng chống HIV/AIDS đã cho thấy tinh thần trách nhiệm của Trung ương Hội trong chiến dịch này. Trung ương Hội đã thực hiện tốt vai trò là cơ quan tham mưu cho các Bộ, ngành, các đơn vị liên quan trong việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch phòng chống HIV/AIDS theo định kỳ đồng thời bản than Trung ương Hội cũng phải có sự phối hợp với các cấp Hội cơ sở xác định mục tiêu và Chương trình phòng chống HIV/AIDS trong Hội phụ nữ. Các hoạt động này Hội đều có cán bộ chuyên trách của Ban chỉ đạo và Trung tâm hỗ trợ phụ nữ phòng chống HIV/AIDS và chăm sóc sức khoẻ thực hiện.

Mặc dù Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức chính trị - xã hội hoạt động trên tinh thần tự nguyện của các thành viên và không vì mục đích lợi nhuận, trong khi quỹ Hội quá hạn hẹp trong cuộc chiến chống lại đói nghèo và đại dịch HIV/AIDS nhưng Trung ương Hội PN Việt Nam đã không ngừng nỗ lực vận động các tổ chức quốc tế, phối hợp với nhiều cơ quan, ban ngành ở tất cả các cấp hỗ trợ công tác phòng chống HIV/AIDS của Hội thông qua các dự án, các chương trình đào tạo để nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho những chị em phụ nữ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS của thiện cuộc sống và tự bảo vệ chính mình. Các hoạt động của Hội hướng tới giúp đỡ các gia đình, các chị em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS chủ yếu dựa trên truyền thống tương thân, tương ái, tình làng nghĩa xóm, trên tinh thần tự nguyện v/v.

Trong thời gian 2 năm 2007 và 2008 Trung ương Hội PN Việt Nam đã tổ chức được 22 lớp tập huấn cho 841 người, gồm NSVH, thành viên gia đình có người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma tuý và các bộ, các tổ chức liên quan về hướng dẫn điều trị và chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và kỹ năng giảm tâm lý khủng hoảng cho NSVH, kỹ năng chăm sóc tại nhà cho NSVH, các biện pháp tình dục an toàn cho NSVH, v/v nhằm giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng và hỗ trợ việc chăm sóc cho người bị nhiễm HIV/AIDS.

Dù công tác tư vấn, xét nghiệm HIV/AIDS không phải là công việc chuyên môn của Hội phụ nữ, và trong điều kiện còn hạn chế về chuyên môn cũng như kinh phí Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam chưa thể mở các trung tâm tư vấn, xét nghiệm chuyên biệt mà hoạt động của Hội chủ yếu thực hiện trên cơ sở phối hợp với các trung tâm y tế ở các địa bàn. Đối tượng tham gia tư vấn không dừng lại ở các đối tượng có nguy cơ cao hay phụ nữ bị ảnh hưởng bởi chồng, con nhiễm bệnh mà các Trung tâm tư vấn này còn hướng đến hỗ trợ cho các em gái dễ bị tổn thương là những em sống lang thang hoặc mồ côi. Trong năm 2008, tại 4 tỉnh/Thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng đã tiếp cận và tư vấn được 3.130 lượt người (1.573 nam và 1.557 nữ), giới thiệu và chuyển gửi theo yêu cầu đến các dịch vụ hỗ trợ 1.489 lượt người; tiếp cận và tư vấn 92 nhóm (1.331 nam và 1.236 nữ), chuyển gửi theo yêu cầu 114 trường hợp; Giới thiệu được 100 trẻ em nhiễm HIV/AIDS đến các tổ chức NGOs để nhận hỗ trợ dinh dưỡng và học phí v/v.

Mặt khác Trung ương Hội có kế hoạch và chỉ đạo các cấp Hội đứng ra bằng các hình thức tín chấp giúp các hộ gia đình, những người nhiễm HIV/AIDS được vay vốn phát triển kinh tế. Trong hai năm, tại nhiều địa phương trên địa bàn cả nước, Hội phụ nữ đã giúp cho cho những người bị nhiễm HIV/AIDS và những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vay hàng tỷ đồng. Chẳng hạn như năm 2008,

Hội phụ nữ tỉnh Hải Dương đã tín chấp với ngân hàng cho 75 thành viên Câu lạc bộ đồng cảm vay 407 triệu đồng để thực hiện các mô hình phát triển sản xuất; Tổ chức gặp mặt, tặng quà trị giá trên 500 triệu đồng cho 1300 em nhỏ mồ côi do AIDS nhân dịp tết Thiếu nhi 1/6 v/v.

Có thể nói, nhận thức về tầm quan trọng vai trò của Hội trong việc bảo vệ quyền lợi của các Hội viên, Trung ương Hội PN Việt Nam nói riêng và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói chung đã hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được hưởng các quyền lợi về chăm sóc y tế, phát triển kinh tế cũng như giao dục. Việc thấu hiểu những tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh sống của chị em hội viên, nhất là những đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đã giúp cho Trung ương Hội PN có những chỉ đạo, kế hoạch hành đồng phù hợp và kịp thời, đảm bảo các lợi ích cho hội viên của hội ở các địa phương. Thực hiện tốt chức năng này, Trung ương Hội PN Việt Nam đã đáp ứng được một số tiêu chí quan trọng trong đánh giá về hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS của Bộ y tế, đó là nhóm chỉ số về chính sách và các nỗ lực cho Chương trình HIV/AIDS; về tư vấn, xét nghiệm tự nguyện; nhóm chỉ số về chăm sóc, điều trị và tư vấn hỗ trợ người nhiễm và nhóm chỉ số tác động về kinh tế, xã hội.

b. Chức năng thực hiện công tác tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống HIV/AIDS thông qua các hoạt động truyền thông nhằm giáo dục, nâng cao nhận thức của các hội viên, cộng đồng về công tác phòng chống HIV/AIDS.

Phòng, chống HIV/AIDS được coi là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng và được đưa vào trong Nghị quyết của Đảng. Trong hai năm triển khai các hoạt động có thể nói công tác truyền thông, giáo dục đã góp phần quan trọng cho việc ngăn chặn sự lây lan của HIV/AIDS trong cộng đồng. Với chức năng tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao kiến thức cho hội viên, phụ nữ góp phần

thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS thể hiện ở các hoạt động phong phú, đa dạng và đã thực sự đi vào chiều sâu, đặc biệt là các mô hình phòng, chống HIV/AIDS do Hội PN thành lập và quản lý. Các mô hình này đã thực sự là những kênh truyền thông hiệu quả, có tác động tích cực tại cộng đồng và đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, huy động được nhiều lực lượng tham gia.

Có thể khẳng định đây là một trong những hoạt động hiệu quả nhất của Trung ương Hội trong việc chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm cung cấp các kiến thức về HIV/AIDS và các biện pháp phòng chống không chỉ cho đối tượng nhiễm mà còn cả đối tượng chưa nhiễm HIV/AIDS. Số cán bộ của Hội, đối tượng thanh niên, phụ nữ có thai, thành viên trong các gia đình người có H và không có H được tham gia các buổi truyền thông do Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại các cấp là con số không nhỏ và không phải cơ quan, tổ chức nào cũng có thể đạt được. Trung ương Hội PN Việt Nam đã phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình thành phố Hà Nội, Đài tiếng nói Việt Nam, Các báo Trung ương và Trung tâm thông tin của Trung ương Hội và các cơ quan truyền thông ở các cấp thực hiện hàng trăm chương trình truyền thông, giáo dục về HIV/AIDS, phối hợp với các cơ quan trung ương, các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức các cuộc vận động phòng chống HIV/AIDS. Trong năm 2007, có gần 100 bản tin, bài, phóng sự về các hoạt động của các Câu lạc bộ đồng cảm và nhóm đồng đẳng trên các phương tiện thông tin đại chúng, Website của trung ương Hội, 10.000 tờ rơi giới thiệu nguyên tắc tăng cường sự tham gia của người sống với HIV (gọi tắt là nguyên tắc GIPA) đã được biên soạn, in ấn và cấp phát rộng rãi trong các ban ngành, hệ thống phụ nữ và các câu lạc bộ Đồng cảm; năm 2008 có 36 bản tin đã được Trung tâm thông tin của Trung ương Hội đã được phát hành; các cuộc thi sáng tác về chủ đề “Phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang

con”; sáng tác thơ với chủ đề “Người cao tuổi và HIV/AIDS” đã thu hút được 2.044 bài thi, cuộc thi viết thư với chủ đề “Giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người sống với HIV/AIDS” tại 4 tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Nam Định và Hồ Chí Minh đã thu hút được gần 8.000 bài dự thi v/v. Đồng thời hàng ngàn sinh viên của hơn 30 trường Cao đẳng, đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tham gia công tác truyền thông phòng chống HIV/AIDS trong năm 2008.

Trung ương Hội không ngừng quan tâm đến các hoạt động nâng cao năng lực cán bộ của Hội từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở thông qua các Hội nghị định hướng hàng năm, các Hội thảo quốc tế và các lớp tập huấn năng cao năng lực cán bộ hội trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Như năm 2008, 150 cán bộ trẻ của Trung ương Hội được đào tạo về kiến thức phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con, qua các dự án “Tăng cường chăm sóc cộng đồng cho trẻ mồ côi và tổn thương tại Hà Nội” các tình nguyện viên, cán bộ Hội đã được trang bị kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS và kỹ năng tiếp cận truyền thông. Mặt khác, năm 2008, 405 lớp cấp xã về lồng ghép nghiệp vụ công tác Hội với công tác phòng chống HIV/AIDS cho hơn 3.000 lượt cán bộ chủ chốt, báo cáo viên cấp tỉnh, huyện và 32.520 hội viên, phụ nữ cơ sở v/v.

Đồng thời, nhóm có hành vi nguy cơ cao là gái mại dâm và người nghiện chích ma tuý sau khi được trang bị các kiến thức phòng chống HIV/AIDS đã có nhiều người trở thành những tình nguyện viên đắc lực cho các hoạt động của Hội trong khuôn khổ công tác phòng chống HIV/AIDS. Sự thay đổi trong nhận thức sẽ ít nhiều tác động đến sự thay đổi từ các hành vi có nguy cơ cao sang các hành vi an toàn trong việc sử dụng bơm kim tiêm và quan hệ tình dục.

Một trong những thành công quan trọng và khẳng định vai trò của Trung ương Hội PN Việt Nam cũng như Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam nói chung trong công tác phòng chống HIV/AIDS là sự phát triển không ngừng và hoạt

động hiệu quả của các mô hình phòng chống HIV/AIDS trong khắp cả nước. Cho đến nay chưa có số liệu thống kế cụ thể về số lượng các mô hình đang hoạt động trong phạm vi cả nước nhưng chỉ riêng “Câu lạc bộ Đồng cảm người cao tuổi” đã thu hút được 3.501 thành viên, các câu lạc bộ khác thu hút 1.546 thành viên tham gia các mô hình này. Có một điều không thể phủ nhận là các mô hình này đã có những đóng góp to lớn đối với công tác phòng chống HIV/AIDS ở nước ta. Các mô hình có nhiều tên gọi khác nhau và dành cho các đối tượng khác nhau nhưng đều có một mục tiêu chung là nhằm hỗ trợ lẫn nhau các thành viên của nhóm trong việc giải quyết những hậu quả do HIV/AIDS gây ra về mặt tinh thần, phát triển kinh tế, huy động sự đóng góp của cộng đồng., v/v. Thành viên của các câu lạc bộ là những người có chung cảnh ngộ trước hậu quả do HIV mang lại, họ đã được chia sẻ tâm tư, tình cảm, và nhận được sự cảm thông, giúp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam trong công tác phòng chống HIV.AISD (Trang 63 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)