KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢNPHẨM XANH CỦA SINH VIÊN THUỘC HỆ ĐÀO TẠO CHẤTLƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH 10598479-2320-011626.htm (Trang 70)

5.1. Ket luận

Đề tài nghiên cứu được thực hiện cơ bản được dựa trên những nội dung cơ bản của lý thuyết về hành vi và các mơ hình nghiên cứu của nó đã được kiểm chứng qua những nghiên cứu đi trước có đề tài liên quan đến hành vi của con người như: Mơ hình thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA) (Ajen & Fishbein, 1975), mơ hình thuyết hành vi hoạch định (Theory of Planned Behavior - TBP) (Ajzen, 1991). Trên cơ sở của các lý thuyết này và kết quả của những bài nghiên cứu trước đó về những

ý định, hành vi về tiêu dùng xanh được tác giả tìm hiểu, nghiên cứu, tổng hợp để xây dựng mơ hình nghiên cứu đề xuất cho đề tài “các yếu tố tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên thuộc hệ đào tạo chất lượng cao tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh” đưa ra được 6 yếu tố giả định các tác động đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh lần lượt là: nhận thức về vấn đề môi trường, chuẩn chủ quan, sự tin tưởng của người dùng vào sản phẩm xanh, sự quan tâm đến môi trường, thái độ đối với môi trường và chất lượng sản phẩm xanh.

Thông qua việc áp dụng hai phương pháp nghiên cứu thông dụng: Với nghiên cứu

định tính tác giả đã đưa ra được 7 nhân tố cùng với 30 biến quan sát và mỗi nhân tố này đều có ít nhất 4 biến quan sát được thực hiện trên thang đo Likert bậc 5 qua việc tìm hiểu, tổng hợp, điều chỉnh từ những nguồn tài liệu đáng tin cậy từ các chuyên gia và sự góp ý từ người hướng dẫn của tác giả. Với nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách thu thập thông tin từ việc khảo sát 220 sinh viên đang theo học chương trình chất lượng cao tại BUH có hiểu biết hoặc đã từng mua, sử dụng những sản phẩm xanh và có 205 câu trả lời được lấy thông tin để làm cơ sở thực hiện kiểm đinh, phân tích hồi quy để đưa ra được kết quả của bài nghiên cứu.

Qua sự hỗ trợ của các cơng cụ phân tích trong phần mềm SPSS 22.0 để đưa ra được kết quả nghiên cứu là có 4 trên 6 biến độc lập tác động biến phụ thuộc (hành vi

dùng sản phẩm xanh là thái độ đối với vấn đề môi trường, kế tiếp là sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sản phẩm xanh, thứ ba là chuẩn chủ quan và yếu tố nhận thức về hành vi bảo vệ mơi trường có tác động yếu nhất. Đồng thời đó qua kết quả của phân tích

phương sai, giá trị trung bình giữa nhân tố bị tác động và các yếu tố định tính, kết quả cho thấy khơng có sự khác biệt về giới tính, sinh viên, chun ngành hay mức chi tiêu hàng tháng của nhóm sinh viên này khi tiêu dùng những sản phẩm thân thiện với môi trường.

Từ kết quả điều tra trên và sự trải nghiệm của tác giả trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, một số giải pháp chung được đưa ra mà theo tác giả nó có thể giúp nâng

cao việc sử dụng các sản phẩm xanh của sinh viên thuộc hệ chất lượng cao của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng hơn nữa là sinh viên của thành phố nói chung: nâng cao chất lượng sản phẩm xanh, đề ra những chính sách giá phù hợp

với chất lượng và lợi ích của sản phẩm, nâng cao nhận thức của người dùng và lợi ích thực sự khi sử dụng sản phẩm xanh,...

5.2. Hàm ý quản trị

Nhân tố thái độ đối với mơi trường có tác động cùng chiều và đáng kể nhất (β=0,453) đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. Chủ động tham gia vào những chương trình “xanh” phù hợp với từng bản thân như sinh viên, người đi làm, người nội trợ,.. .và ln tích cực trong việc hỗ trợ nghiên cứu tạo ra những sản phẩm xanh mới, tại những chương trình mới này nội dung ln lồng ghép giữa sự thoải mái, thích thú nhưng vẫn nhận được những thơng tin của sản phẩm xanh khi tham gia. Từ đó, nâng cao mức độ hài lòng của người tiêu dùng nhằm tăng khả năng mua, sử dụng, quay lại với những sản phẩm mới khác và tham gia vào những chương trình bảo vệ mơi trường

cường sử dụng phương tiện giao thơng cơng cộng góp phần giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông này, chủ động loại bỏ những sản phẩm túi nhựa, nylon, chất khó phân hủy,... thay vào đó là những sản phẩm tái sử dụng nhiều lần, sản phẩm có thành phần cấu tạo tốt với mơi trường khơng sinh ra nhiều độc hại cho môi trường.

Sự tin tưởng của người tiêu dùng vào sản phẩm xanh là nhân tố có tác động đáng kể tiếp theo (β=0,3) sau thái độ đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. Sự tin tưởng hay niềm tin của người dùng vào chất lượng của sản phẩm là động cơ thúc đẩy việc tiêu dùng. Do đó, với các doanh nghiệp đã nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng cần phải chú trọng nhiều hơn nữa vào việc đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ vào việc sản xuất sản phẩm xanh, đa dạng hóa các sản phẩm nhưng phải ln đảm bảo về mặt chất lượng phù hợp với yêu cầu của người dùng. Từ đó, có thể xây dựng hình ảnh uy tín, cam kết trong các hoạt động sản xuất xanh và chất lượng sản phẩm xanh. Chú trọng vào công tác đào tạo các nhân viên của doanh nghiệp có thái độ tốt với tiêu dùng xanh để tạo được sự tin tưởng với khách hàng qua những hành vi tiêu dùng của họ góp phần giúp người tiêu dùng có cái nhìn đúng đắn về sản phẩm xanh và tiêu dùng xanh là đang góp phần làm xanh mơi trường.

Sinh viên tại BUH có xu hướng tin tưởng vào chất lượng của sản phẩm xanh giúp họ cải thiện được sức khỏe và môi trường sống của mình, mà khơng chỉ dừng lại ở phạm

vi thuộc Trường Đại học Ngân hàng nữa. Vấn đề sức khỏe đang là điểm nóng thu hút sự chú ý của mọi người trong tình trạng Covid-19 diễn ra rất phức tạp như hiện nay. Do đó,

Nhà nước nên hỗ trợ đầu tư hay thiết lập những chính sách khuyến khích các nơi sản xuất các sản phẩm này hay là những nhà sáng chế ra chúng. Để họ có thể tiếp tục phát huy vào việc nghiên cứu, sản xuất ra nhiều sản phẩm tốt hơn, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đảm bảo độ an tồn với mơi trường qua đó kích thích được việc tiêu dùng.

Nhân tố thứ ba được tiên đốn có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh

thiết thực mà chúng mang lại cho môi trường và nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng tiêu dùng xanh. Các thông tin nên truyền đạt đến cho người dân qua các phương

tiện thông tin đại chúng phù hợp theo từng khu vực của họ hoặc đối với sinh viên có thể thơng qua trường học. Tùy thuộc vào từng đối tượng, nên có những cách thức phù hợp để thu hút sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng vào các sản phẩm xanh.

Đối với tổ chức là nhà trường mang một ý nghĩa rất lớn với sinh viên, đây được xem là nơi tốt nhất cho họ để trao dồi tri thức, học tập những điều mới, tạo điều kiện cho

họ hoàn thiện được bản thân của mình một cách hiệu quả. Do đó, các trường đại học cũng có vai trị quan trọng trong q trình thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên

đang theo học tại trường, cần nỗ lực hơn trong việc tăng cường nhận thức của sinh viên về các vấn đề về môi trường thông qua tổ chức các phong trào, cuộc thi về kiến thức liên

quan đến tiêu dùng xanh, những đề tài liên quan đến bảo vệ mơi trường hoặc có thể tổ chức các lớp học ngắn, các buổi hội thảo về tiêu dùng xanh... Từ đó, có thể nâng cao kiến thức, thái độ, nhận thức của sinh viên kích thích hành vi tiêu dùng xanh.

Và yếu tố cuối cùng trong mơ hình là nhận thức về hành vi bảo vệ mơi trường (β=0,092) có ảnh hưởng cùng chiếu đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh. Có nhận thức

đúng đắn với những hành vi liên quan đến môi trường giúp cải thiện sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người, tích cực đưa ra những lời khuyên hay sử dụng những sản phẩm vì mơi trường với người thân và những người quen biết khác. Tích cực trong việc nâng cao nhận thức của bản thân thông qua việc luôn cập nhật tin tức về tiêu dùng xanh,

dục tiêu dùng xanh vào chương trình học của mọi bậc để nâng cao ý thức và trách nhiệm

trong việc bảo vệ lợi ích của cộng đồng.

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai

Những hạn chế của nghiên cứu: Mặc dù kết quả nghiên cứu có đã tìm ra được

4 nhân tố tác động đến hành vi tiêu dùng xanh của sinh viên chất lượng cao tại BUH. Nhưng nghiên cứu này vẫn tồn tại các hạn chế:

Nghiên cứu này cịn hạn chế về quy mơ cỡ mẫu, 205 là cỡ mẫu nhỏ so với số lượng sinh viên đang theo học chương trình chất lượng cao hiện nay tại trường, theo ước

tính mỗi năm Trường Đại học Ngân hàng thực hiện việc tuyển sinh với chỉ tiêu ngày càng tăng và mỗi năm con số dao động trong khoảng từ 600-1000 sinh viên. Do vậy, cỡ mẫu được xem là khá nhỏ so với số lượng sinh viên chất lượng của trường. Lý do của hạn chế này là do giớ hạn về mặt thời gian của việc thực hiện nghiên cứu và một lý do khác được đề cập là do tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng đến hình thức thu thập số liệu, chỉ thực hiện chủ yếu dựa trên hình thức khảo sát trực tuyến nên khơng thể kiểm

sốt được lượng câu trả lời sẽ thu về. Từ đó, đã tạo nên những ảnh hưởng đáng kể trong quá trình thu thập số liệu mất nhiều thời gian hơn so với dự kiến.

Hạn chế về mặt số liệu trong nghiên cứu này cũng được nhắc đến, với số lượng biến quan sát của mơ hình đề xuất là 30 biến và theo lý thuyết từ những chuyên gia quá khứ cho thấy chỉ cần tối thiểu không dưới 150 câu trả lời hợp lệ là có thể thực hiện các kiểm định, nhưng thực tế với con số này khơng thể thực hiện các kiểm định hay phân tích được. Do đó, việc thực hiện thu thập thêm nhiều dữ liệu là điều cần thiết và con số được dùng cho cỡ mẫu được dùng là 205 để đảm bảo các kiểm định và phân tích có ý nghĩa về mặt thống kê. Lý do dẫn đến hạn chế này là trong quá trình thực hiện khảo sát, số câu trả lời tùy ý từ nhóm đối tượng thực hiện khảo sát là rất nhiều. Vì vậy, sẽ khơng đảm bảo được kết quả kiểm định khi chỉ dừng lại ở con số 150.

định

mơ hình chính xác hơn như phân tích phân biệt và các cơng cụ hỗ trợ cho phân tích như Eviews, Amos,... Do hạn chế về sự hiểu biết với các công cụ đó nên tác giả sử dụng phân tích hồi quy đa biến để đưa ra kết luận về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh.

Nghiên cứu còn hạn chế về mặt chủ quan của tác giả trong việc xác định về phạm

vi cũng như là đối tượng nghiên cứu của bài. Từ đó, ảnh hưởng đến việc khi đưa ra những

kết luận cho toàn bộ hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh của sinh viên thuộc hệ chất lượng cao tại trường Đại học Ngân hàng TPHCM nói chung.

Hướng nghiên cứu tương lai:

Những nghiên cứu tương lai nên mở rộng quy mô cỡ mẫu để thực hiện kết quả nghiên cứu để nghiên cứu đảm bảo có độ chính xác của nghiên cứu. Nên thực hiện việc thu thập thông tin một cách cẩn trọng và đảm bảo về được về độ tin cậy của thông tin làm cơ sở dữ liệu để phân tích.

Tìm hiểu, nghiên cứu thêm nhiều các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của biến độc lập đến biến phụ thuộc. Từ đó, đưa ra những phân tích chính xác và đảm bảo độ tin cậy cao cho bài nghiên cứu.

Do thời gian nghiên cứu có hạn nên nghiên cứu này chỉ đưa ra được một số nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng sản phẩm xanh theo hiểu biết của bản thân trong

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tham khảo tiếng việt

Đỗ Thị Đông, 2020. Ảnh hưởng của các nhân tố cá nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của các sinh viên học tập trên địa bàn Hà Nội. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, pp.133-142.

Hồ Huy Tựu, Nguyễn Văn Ngọc & Đỗ Phương Linh, 2018. Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân Nha Trang. Tạp chí kinh tế đối ngoại, Tập 103. Hồng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu thống kê với SPSS. Trường Đại học Kinh tế TPHCM: NXB Hồng Đức.

Nguyễn Đình Phan & Đặng Ngọc Sự, 2012. Quản trị chất lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

Nguyễn Đình Thọ, 2013. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. 2nd ed. Trường đại học Kinh tế TPHCM: NXB Tài chính.

vi.wikipedia.org, 2019. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Tiêu dùng [Đã truy cập 28.05.2021].

vi.wikipedia.org, 2020. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thuỵết hành động hơp lý [Đã truy cập 10.07.2021].

vi.wikipedia.org, 2021. Bách khoa tồn thư mở Wikipedia. Truy cập tại: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thống kê mơ tả [Đã truy cập 18.07.2021].

Vũ, A. D., Nguyễn, T. H. & Nguyễn, T. N. Á., 2012. Đánh giá nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh: Trường hợp người tiêu dùng Hà Nội. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Tập 184, pp. 46-55.

Ajen, I. & Fishbein, M., 1975. Belief, Attitude, Intention, and Behavior: An Introduction

to Theory and Research. không biết chủ biên:Addison-Wesley Publishing Company,

Inc.

Ajzen, 1991. The theory of planned behavior. Organizational Behavior and Human

Decision Processes, 50(2), pp. 179-211.

Ajzen, I., 2002. Constructing a TPB Questionnaire: Conceptual and Methodological Considerations. Working Paper.

Barua, P. & Islam, M. S., 2011. Young Consumers’ Purchase Intentions of Buying Green

Products, Umea University: Faculty of Social Sciences.

Berg, L. et al., 2005. Trust in food safety in Russia, Denmark and Norway. European Societies, 7(1), pp. 103-129.

Chan, R., 2001. Determinants of Chinese consumers‘ green purchase behavior.

Psychology & Marketing, 18(4), pp. 389-413.

Chase, D., 1991. The green revolution: P&G Gets top marks in a survey. Advertising

Age, 65(5), pp. 8-10.

Chen, M.-F., 2007. Consumer attitudes and purchase intentions in relation to organic foods in Taiwan: Moderating effects of food-related personality traits. Food Quality and Preference, 18(7), pp. 1008-1021.

Cheung, M. F. & To, W. M., 2019. An extended model of valueattitude-behavior to explain Chinese consumers’ green purchase behavior. Journal of Retailing and

Consumer Services, Volume 50, pp. 145-153.

Cortini, J., 1993. What is coefficient alpha? An examination theory and applications.

Dagher, G. K. & Itani, O., 2014. Factors influencing green purchasing behaviour: Empirical evidence from the Lebanese consumers. Journal of Consumer Behaviour, pp. 188-195.

Elkington, H. & Makower, a., 1988. The green consumers. New York: Penguin Books. Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L. & & Black, W. C., 1998. Multivariate Data Analysis. 5th ed. Upper Saddle River: NJ Prentice Hall.

Hair, J. F., Anderson, R. E., Tatham, R. L. & & Black, W. C., 2006. Multivariate Data Analysis. 6th ed. Upper Saddle River: NJ Prentice Hall..

Iravania, D. M. R. et al., 2012. Study of Factors Affecting Young Consumers to Choose Green Products. Journal of Basic and Applied Scientific Research, pp. 5534-5544. Kim, Y. & Choi, S. M., 2005. Antecedents of Green Purchase Behavior: an Examination of Collectivism, Environmental Concern,. Advances in Consumer Research, Tập 32, pp. 592-599.

Kim, Y. J., Njite, D. & Hancer, M., 2013. Anticipated emotion in consumers’ intentions to select eco-friendly restaurants: Augmenting the theory of planned behavior.

International Journal of Hospitality Management, Tập 34, pp. 255-262.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢNPHẨM XANH CỦA SINH VIÊN THUỘC HỆ ĐÀO TẠO CHẤTLƯỢNG CAO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNHPHỐ HỒ CHÍ MINH 10598479-2320-011626.htm (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w