Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam và giá trị đạo đức truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên việt nam hiện nay (Trang 27 - 41)

1.2. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo

1.2.1. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam và giá trị đạo đức truyền

đức truyền thống của thanh niên sinh viên Việt Nam

1.2.1.1. Giá trị và giá trị đạo đức

Trong quá trình “chiếm hữu” để trưởng thành và tự vượt lên mình giữa con người với ngoại giới, giữa con người với con người, trong xã hội xuất hiện khái niệm giá trị. Giá trị không phải là một thực thể tự thân. Nó là kết quả của các mối quan hệ người chằng chịt, đa dạng, nhiều hướng: chủ thể - khách thể, cá nhân - cộng đồng, bên trong - bên ngoài, đơn trị - đa trị, hiện tại - tương lai,...

Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, giá trị là những thành tựu của con người trong sự phát triển của lịch sử - xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người. Giá trị xuất hiện từ mối quan hệ xã hội giữa chủ thể và đối tượng nghĩa là từ thực tiễn đến chiến đấu của con người xã hội. Giá trị vì thế được xác định bởi sự đúng đắn của con người, xuất phát từ thực tiễn và được kiểm nghiệm qua thực tiễn.

Trong lịch sử nghiên cứu lý luận có rất nhiều khái niệm giá trị được đưa ra, song trên cơ sở quan niệm của chủ nghĩa Mác-Lênin, có thể hiểu giá trị ở mấy điểm khái quát như sau:

- Giá trị là tất cả những gì mang ý nghĩa tích cực, gắn với cái đúng, cái tốt, cái đẹp, được con người thừa nhận và xem nó là nhu cầu hoặc có một vị trí quan trọng trong đời sống của mình, là những thành tựu góp phần vào sự phát triển xã hội.

- Giá trị không phải một cái gì nhất thành bất biến. Nó cũng luôn vận động, biến đổi theo không gian, thời gian cho phù hợp trong từng thời điểm nhất định. Vì vậy, thực tế không phải những gì đã có giá trị trong quá khứ đều giữ nguyên được giá trị ấy mãi mãi trong tương lai. Điều đó cho thấy, giá trị mang tính lịch sử khách quan. Sự ra đời, tồn tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người mà do yêu cầu của từng thời đại nhất định.

- Giá trị đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội, giá trị giúp con người điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống. Giá trị giúp con người định hướng và xác định cho hành động của mình, là động cơ thúc đẩy hoạt động của con người.

Thực tế có rất nhiều cách phân loại giá trị. Dựa vào mỗi tiêu chí sẽ có cách phân loại khác nhau. Cơ bản, người ta dựa vào tiêu chí mục đích phục vụ nhu cầu của con người mà chia làm hai loại: giá trị vật chất và giá trị tinh thần

Những gì đáp ứng cuộc sống sinh thể và thực tại, bảo đảm nhu cầu vật chất cho cuộc sống, tạo nên các giá trị vật chất. Tất nhiên, trong nghĩa rộng, giá trị vật chất trong nhiều trường hợp cũng tồn tại cả bên ngoài quan hệ sinh tồn và thực tại của con người. Nhưng cái khác biệt ở con người so với muôn loài là không chỉ biết sống, không chỉ sống cho hiện tại mà còn sống đẹp, sống cho ngày mai, sống vượt lên trên nhu cầu vật chất - đó là cuộc sống tinh thần hết sức thiêng liêng. Những gì thoả mãn cho cuộc sống tinh thần đó, thoả mãn những mong muốn, hi vọng về tương lai,... thì hình thành nên các giá trị tinh thần.

Giá trị vật chất thể hiện rõ nét nhất trong đời sống kinh tế - nơi gắn bó trực tiếp với tồn tại xã hội, quyết định sự tồn tại xã hội loài người. Vì vậy, chúng liên quan chặt chẽ với các lĩnh vực chính trị, pháp quyền, các thiết chế xã hội,...

Giá trị tinh thần “vượt thoát” hiện thực, nhưng không phải là xa rời hiện thực, mà là nhằm vươn tới một xã hội nhân văn, xã hội mà loài người chân chính hằng vươn tới. Kant đã từng nói: “Không phải là một thế giới hiện có, mà là một thế giới cần phải có, thế giới của các giá trị”.

Như vậy, từ khía cạnh nhân văn, có thể nói, giá trị tinh thần cao hơn giá trị vật chất. Vì chúng là những biểu hiện tích cực mà con người thuộc các thời đại luôn luôn tìm tòi, sáng tạo vì một cuộc sống mới ngày càng tốt đẹp hơn. Giá trị tinh thần thực chất là những phẩm chất đặc biệt về trí tuệ (trí thông minh, óc sáng tạo, năng lực về tư duy,...); về tình cảm (tình yêu thương, lòng căm thù, nỗi buồn vui, năng lực cảm thụ,...); về ý chí (đức tính cần cù, lòng can đảm, đức hi sinh, lòng quyết tâm,...); v.v. Những phẩm chất ấy ăn sâu vào đời sống tâm linh, thể hiện thành phong tục, tập quán, lối sống. Và khi chúng trở thành ý thức, tư tưởng và hệ tư tưởng thì sự biểu hiện các sắc thái riêng của các giá trị càng sắc nét và đậm đà. Chúng trở thành những chuẩn mực để con người đánh giá phân biệt cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội.

Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống

xã hội và được con người lựa chọn, đánh giá như việc làm có ý nghĩa tích cực nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người với xã hội, chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xã hội. Giá trị đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội.

1.2.1.2. Truyền thống và giá trị đạo đức truyền thống

Truyền thống là tập hợp những tư tưởng và tình cảm, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bởi vậy, truyền thống bao giờ cũng mang ba đặc trưng cơ bản:

Tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tuy nhiên, những đặc trưng

đó cũng chỉ mang tính tương đối, vì bản thân truyền thống cũng có quá trình hình thành, phát triển và biến đổi. Việc nhận thức và đánh giá truyền thống phải luôn luôn đứng trên quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử và biện chứng.

Tính cộng đồng của truyền thống thể hiện ở chỗ: truyền thống bao giờ cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định nào đó, chứ không là của cá nhân riêng lẻ. Ở nước ta, tính cộng đồng biểu thị tập trung ở ba kết cấu xã hội chủ yếu là nhà, làng, nước.

Tính ổn định tương đối của truyền thống biểu hiện ở chỗ: Khi nói đến truyền thống là ta nói đến một cái gì đó lâu dài, ít thay đổi. Tuy nhiên, chính bản thân truyền thống cũng có quá trình hình thành, phát triển theo thời gian, trong những điều kiện lịch sử - xã hội cụ thể. Khi những điều kiện đó thay đổi thì truyền thống cũng có những mặt phải thay đổi cho phù hợp, có mặt kế thừa, có mặt bị đào thải và có thể có truyền thống mới được hình thành.

Tính lưu truyền của truyền thống là đặc điểm nổi bật. Truyền thống bắt nguồn từ lịch sử, nhưng không phải mọi thứ thuộc về lịch sử đều là truyền thống, mà chỉ những gì được sao phỏng, được lưu truyền từ đời này qua đời khác mới được gọi là truyền thống.

Giá trị truyền thống:

Nói đến giá trị truyền thống là nói đến mặt tích cực của truyền thống, bao gồm những yếu tố ưu việt, tiến bộ, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc. Giá trị truyền thống là sự phản

ánh điều kiện tồn tại của dân tộc trong ý thức của con người trải qua lịch sử dựng nước và giữ nước. Nó không chỉ là kết quả của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong quá trình cải tạo giới tự nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo bản thân mà nó còn là động lực của những quá trình đó. Giá trị truyền thống là những gì đặc trưng cho bản sắc dân tộc mà chúng ta cần duy trì, phát triển. “Giá trị truyền thống dân tộc được cô đúc lên trong suốt quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của dân tộc...Cho nên, có thể nói, giá trị truyền thống là cái thể hiện bản chất nhất, đặc trưng nhất cốt lõi văn hoá dân tộc” [17, tr.8].

1.2.1.3. Giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam

Trong hệ giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc Việt Nam, nổi bật nhất là đạo đức truyền thống. Đạo đức truyền thống là những quan điểm, quan niệm, nguyên tắc, chuẩn mực, hành vi ứng xử, thói quen, tập quán... đạo đức đã có từ lâu đời và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Giá trị truyền thống của dân tộc ta là do chính cộng đồng người Việt tạo dựng nên, phát triển và bồi đắp thêm mãi cho đến ngày nay. Cho dù Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo có ảnh hưởng đến đạo đức truyền thống Việt Nam nhưng yếu tố quyết định đến nội dung và bản sắc của đạo đức truyền thống ấy chính là cuộc đấu tranh chống thiên tai khắc nghiệt, chống kẻ thù xâm lược, đấu tranh sinh tồn hàng ngàn năm của dân tộc ta.

Nói đến các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam là nói đến những phẩm chất tốt đẹp đã được định hình trong đời sống của con người và xã hội Việt Nam. Việc nghiên cứu về giá trị đạo đức truyền thống dân tộc được nhiều nhà khoa học rất quan tâm.

GS. Trần Văn Giàu cho rằng: giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa.

GS. Vũ Khiêu đưa ra quan điểm: truyền thống đạo đức của dân tộc ta bao gồm: lòng yêu nước, truyền thống đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc [18, tr.74].

Các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc cũng được đề cập nhiều trong những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và một số văn kiện của Đảng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc có khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, được vun đắp lên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường của dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý chí cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc, lòng nhân ái, khoan dung, trọng tình nghĩa, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống...” [10, tr.56].

Như vậy, nghiên cứu thang giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam, chúng ta thấy cần nhấn mạnh những giá trị cơ bản sau:

- Chủ nghĩa yêu nước là hằng số trong mỗi người dân Việt Nam. Chủ

tịch Hồ Chí Minh có nói: “ Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi hiểm nguy, mọi khó khăn”. Chủ nghĩa yêu nước của người Việt thể hiện ở lòng dũng cảm, ý chí bất khuất, kiên cường, dám hy sinh vì Tổ quốc, lòng yêu hoà bình, yêu tự do khi bờ cõi bị xâm lăng - Đó đồng thời cũng là chủ nghĩa anh hùng.

Trong các giá trị đạo đức truyền thống cơ bản, tinh thần yêu nước nổi bật lên như là “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị”, là “động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất

trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [18, tr.74]. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam không chỉ là một giá trị mà nó còn là cội nguồn, là cơ sở của các giá trị khác, nhất là các giá trị văn hoá.

Yêu nước là giá trị hàng đầu của con người Việt Nam. Nó là thước đo giá trị nhân phẩm của con người, chi phối mỗi người trong suy nghĩ và hành động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [43, tr.171]. Lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì vậy, yêu nước đối với nhân dân ta trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá để tạo sức mạnh bên trong đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước trở thành đạo lý và lẽ sống của mỗi con người Việt Nam. Nó gắn với bó chặt chẽ với lòng yêu thương và quý trọng con người, nhất là người lao động.

- Lòng thương yêu con người là tình cảm sâu sắc “máu chảy ruột

mềm”, thương nhau giữa những người sống trong một gia đình, trong làng xóm, trong một nước. Người Việt luôn coi trọng tình nghĩa hơn lễ nghĩa. Tình nghĩa ở đây là thái độ thuỷ chung trong tình yêu, tình bạn. Vì vậy mà trong lịch sử dân tộc, những tấm gương vì nghĩa luôn được ngợi ca, còn những hiện tượng “vô nhân đạo”, “vô tình bạc nghĩa” thì bị dư luận xã hội lên án phản đối.

Tinh thần nhân ái, nhân văn cao cả cũng là nét nổi bật trong giá trị truyền thống người Việt. Nó khác với quan niệm “từ”, “bi” của Phật giáo Ấn Độ hướng con người đi tu để mong giải thoát khỏi “bể khổ” nơi trần thế. Nó cũng khác với quan niệm “nhân”, “nghĩa” trong Nho giáo Trung Quốc có sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội. Cùng với tinh thần nhân ái, dân tộc ta còn

có lòng khoan dung, cởi mở. Trong lịch sử dân tộc, lòng khoan dung được thể hiện ngay cả đối với quân thù, khi chúng bại trận đầu hàng thì ta vẫn cấp ngựa, cấp thuyền, cấp lương thực cho chúng rút quân về nước.

Nói về lòng thương người trong truyền thống rất đáng tự hào, Đảng ta đã khẳng định: “Người Việt Nam vẫn có lòng yêu nước thiết tha, có tinh thần dân chủ bình đẳng trong quan hệ giữa người với người. “Thương nước, thương nhà, thương người, thương mình” là truyền thống đậm đà của nhân dân ta. Nhờ có tinh thần yêu nước và dân chủ ấy mà suốt quá trình 4000 năm dân tộc ta đã làm nên những chiến công oanh liệt. Từ ngày có Đảng dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, truyền thống yêu nước và dân chủ của nhân dân ta được nâng lên một trình độ mới và phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết” [10, tr.94]

- Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, tương trợ lẫn nhau là một giá

trị cũng đã được thể hiện trong suốt lịch sử tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam. Người Việt có truyền thuyết về “cái bọc trăm trứng” của Âu Cơ và Lạc Long Quân để nhắc nhở nhau luôn cùng nguồn cội, đều là con Lạc cháu Hồng nên phải biết đoàn kết, giúp đỡ nhau.

“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng” (ca dao)

Tinh thần đoàn kết là nguồn sức mạnh lớn lao giúp nhân dân ta vượt quan mọi thử thách khắc nghiệt của thiên nhiên và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên việt nam hiện nay (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)