3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy các giá trị đạo đức truyền thống
3.2.4. Nâng cao tính tự giác học tập, rèn luyện và tiếp thu các giá trị đạo đức
đạo đức truyền thống dân tộc của thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay
Con người với tư cách là chủ thể của quá trình nhận thức, quá trình cải tạo thế giới, là chủ thể của mọi quan hệ xã hội, thông qua hoạt động giáo dục (trong đó có mặt tự giáo dục) con người có khả năng tự biến đổi nhân cách của mình một cách có ý thức.
Thanh niên sinh viên là những người được giáo dục bởi nhà trường, gia đình và xã hội. Cùng với quá trình được giáo dục đó thì tự giáo dục là một quá trình sinh viên tự hoàn thiện nhân cách của mình, sao cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống. Để đáp ứng những đòi hỏi, yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống, của thị trường sức lao động, của xã hội hiện đại, sinh viên phải phát huy cao độ tính tự giác và tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, tự rèn luyện bản thân về mọi mặt, đồng thời phải luôn ý thức được việc gìn giữ giá trị truyền thống. Tự học chính là quá trình con người tự giác tìm hiểu, khám phá thế giới khách quan và tiếp
nhận, lĩnh hội nền văn hoá tinh thần của nhân loại thành vốn riêng của mình nhằm mục đích gần và thiết thực để sinh sóng, còn xa và cao thượng là đê góp phần làm cho xã hội tiến bộ.
Sinh viên với những nét đặc thù về tâm sinh lý lứa tuổi, với một trình độ nhận thức và năng lực tư duy nhất định, quá trình giáo dục và tự giáo dục sẽ giúp cho sinh viên không chỉ nắm vững những kiến thức cơ bản, mà còn nắm vững những tri thức đạo đức đã được nhà trường trang bị, cùng với giao tiếp xã hội ngày càng mở rộng. Sinh viên sẽ biết chuyển những kiến thức đó thành niềm tin cá nhân, xây dựng thế giới quan đúng đắn, nhân sinh quan tích cực, hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp và được thể hiện ngay trong hành vi ứng xử hàng ngày của sinh viên.
Đạo đức là một nội dung cơ bản thể hiện văn hoá của con người – văn hoá đạo đức, là mặt giá trị của con người. Nó hướng con người vươn tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Đạo đức ở mỗi người không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của cả quá trình phấn đấu, rèn luyện vô cùng khó khăn, gian khổ. Người có đạo đức phải là người được giáo dục và biết tự giáo dục tốt. Thông qua hoạt động và giao lưu, con người hiểu rõ hơn về vai trò của lương tâm, nghĩa vụ, ý thức danh dự và phẩm chất đạo đức cần thiết của cá nhân đối với đời sống cộng đồng.
Cùng với quá trình giáo dục là quá trình tự giáo dục. Quá trình tự giáo dục là một quá trình “tự thân vận động”, đòi hỏi phải có một nghị lực, một ý chí và quyết tâm cao để chiến thắng chính bản thân mình. Nếu không tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức thường xuyên thì rất dễ bị gục ngã trước nhiều cám dỗ của cuộc sống.
Đạo đức không phải cái gì sẵn có. Nó được củng cố, phát triển chủ yếu do sự đấu tranh, rèn luyện hàng ngày, giống như: “Ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Trên thực tế, có nhiều sinh viên đã nắm được tri thức đạo đức song chưa thực sự thấm nhuần, chưa biết rèn luyện
mình theo những tri thức đã lĩnh hội được nên khi ra trường lại có nhiều ứng xử, hành vi không đạo đức.
Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự giáo dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là một trong những nội dung hiện đại hoá phương pháp giáo dục: Lấy người học làm trung tâm, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn và tổ chức quá trình học. Với ý nghĩa đó, chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho sinh viên có cơ hội để thể hiện mình, để tự vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo, biết tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của sinh viên.
KẾT LUẬN
1. Nhận thức sâu sắc và định hướng đúng đắn việc kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là tiền đề cơ bản để tạo dựng nền đạo đức lành mạnh của xã hội, xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên, góp phần giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc; phát huy mặt tích cực và hạn chế đến mức thấp nhất mặt trái của nền kinh tế thị trường.
2. Trong thời đại mới, để có được nguồn nhân lực có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bên cạnh việc thường xuyên tạo mọi điều kiện tốt nhất để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, chúng ta cần phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống lành mạnh cho thanh niên sinh viên nói riêng. Nước Việt Nam có phát triển bền vững được hay không là phụ thuộc rất lớn vào thế hệ trẻ, đặc biệt là tầng lớp thanh niên sinh viên. Vì vậy, một yêu cầu cấp thiết là phải biết kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới sinh viên hiện nay, tạo ra cho đất nước những con người vừa có năng lực vừa có phẩm chất đạo đức tốt: yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, hăng say nhiệt tình, năng động, sáng tạo,...
3. Sinh viên cả nước nói chung và sinh viên học tại các trường cao đẳng, đại học ở Hà Nội nói riêng vẫn có ý thức gìn giữ, phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trên tinh thần có đổi mới, hiện đại hoá chúng trong điều kiện mới bằng những hoạt động học tập, rèn luỵên không ngừng và tham gia nhiều phong trào mang ý nghĩa giáo dục đạo đức truyền thống. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải trong công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên. Vì vậy, để có hiệu quả cao trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc, xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên hiện nay, chúng tôi một số phương hướng và giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN gắn liền với việc cải tạo phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống mới.
Thứ hai, bảo đảm sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới các giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên.
Để phát huy giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên sinh viên Việt Nam hiện nay cần chú ý thực hiện những giải pháp chủ yếu sau:
Một là, xây dựng môi trường đạo đức lành mạnh trong gia đình, nhà
trường, xã hội.
Hai là, đổi mới công tác giáo dục đạo đức truyền thống dân tộc cho
sinh viên.
Ba là, tăng cường vai trò của pháp luật trong việc gìn giữ và phát huy
các giá trị đạo đức truyền thống dân tộc.
Bốn là, tăng cường tính tự giác học tập và rèn luyện nhằm nâng cao
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Lương Gia Ban (1999), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2 Nguyễn Trọng Chuẩn (1992), “Một số vấn đề cần được quan tâm: Mối
quan hệ giữa các yếu tố sinh học và các yếu tố xã hội trong con người”, Tạp chí Triết học (9).
3 Nguyễn Trọng Chuẩn (1998), “Vấn đề khai thác các giá trị truyền
thống vì mục tiêu phát triển”, Tạp chí Triết học (2).
4 Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), Các giá trị truyền thống trước sự thẩm định và thách thức của thời đại trong bối cảnh của toàn cầu hoá. Báo
cáo tại Hội thảo quốc tế “Giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Hà Nội.
5 Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Huyên (2002), Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hoá, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
6 Đảng cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ IV, Ban chấp hành Trung ương khoá VII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7 Đảng cộng sản Việt Nam (1994). Văn kiện Đại hội đại biểu giữa nhiệm kỳ khoá VII, Lưu hành nội bộ.
8 Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9 Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10 Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11 Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12 Đảng cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết của Bộ chính trị về một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
13 Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14 G. Banzenade (1983), Đạo đức học, tập I, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.
15 Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
16 Phạm Minh Hạc (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17 Nguyễn Văn Huyên (1998), “Giá trị truyền thống – nhân lõi và sức
sống bên trong của sự phát triển đất nước, dân tộc”, Tạp chí Triết học
(4).
18 Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
19 Vũ Khiêu (1993), Mấy vấn đề về văn hoá và phát triển ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
20 Vũ Khiêu (chủ biên, 1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
21 Vũ Khiêu (chủ biên, 1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, truyền thống dân tộc và nhân loại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
22 Khoa Luật (1996), Giáo trình “Nhà nước và pháp luật”, Trường đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
23 Khoa Sư phạm (2003), Giáo dục đại học (Tài liệu bồi dưỡng dùng cho các lớp Giáo dục đại học và nghiệp vụ sư phạm đại học), Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội.
24 Nguyễn Thế Kiệt (1996), “Quan hệ giữa đạo đức và kinh tế trong việc
định hướng các giá trị đạo đức hiện nay”, Tạp chí Triết học (6).
25 Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2001), Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
26 Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2003), Đạo đức người cán bộ lãnh đạo chính trị trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay - thực trạng và xu hướng biến động, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà
Nội.
27 Nguyễn Ngọc Long và Nguyễn Thế Kiệt (chủ biên) (2004), Giáo trình đạo đức học, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
28 Phan Huy Lê - Vũ Minh Giang (1994), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay. Chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà
nước KX 07, đề tài KX 07 - 02, Hà Nội.
29 Phan Huy Lê (1994), Các giá trị truyền thống con người Việt Nam hiện nay, Đề tài KX - 07 - 02, Hà Nội.
30 Phan Huy Lê (1995), Truyền thống dân tộc trong công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước Việt Nam, Đề tài KX - 07 - 02, Hà Nội.
31 Phan Huy Lê (1996), “Truyền thống và hiện đại: vài suy nghĩ và đề xuất”, Tạp chí cộng sản (18).
32 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 37, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
33 V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb. Tiến bộ, Matxcơva.
34 Lịch sử phong trào học sinh, sinh viên Việt nam và Hội sinh viên Việt Nam (1925 - 2003), Nxb. Thanh niên, năm 2003.
35 Nguyễn Ngọc Long (1987), “Quán triệt mối quan hệ biện chứng giữa
kinh tế và đạo đức trong việc đổi mới tư duy”, Nghiên cứu lý luận
(1+2).
36 Nguyễn Ngọc Long (1990), “Tinh thần cách mạng và đạo đức Bác Hồ - ánh sáng soi đường cho sự nghiệp đổi mới”, Nghiên cứu lý luận (3).
37 C.Mác và Ănghen (1982), Bàn về thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội.
38 C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 20, NXB. Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
39 Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb. Thanh niên, Hà
Nội.
40 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42 Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 9, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44 Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
45 Đỗ Mười (1997), Về công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46 Nguyễn Chí Mỳ (chủ biên, 1998), Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong nền kinh tế thị trường với việc xây dựng đạo đức mới cho cán bộ quản lý ở nước ta hiện nay, (sách tham khảo), Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
47 Trần Sỹ Phán (1998), Giáo dục đạo đức đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Luận án
tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 48 Nguyễn Hồng Phong (1963), Tìm hiểu tính cách dân tộc, Nxb. Khoa
học, Hà Nội.
49 Lê Đức Phúc (1996), “Bàn về định hướng giá trị khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường”, Tạp chí triết học, (1)
50 Văn Quân (1995), Về các giá trị dân tộc, Nxb. Văn hoá dân tộc, Hà
Nội.
51 Hà Văn Tấn (1981), “Biện chứng của truyền thống”, Tạp chí Cộng sản,
(3).
52 Lê Thị Hoài Thanh (2002), Quan hệ biện chứng giữa truyền thống và hiện đại trong giáo dục đạo đức cho thanh niên Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
53 Lê Thi (1997), Vai trò của gia đình trong việc xây dựng nhân cách con người Việt Nam, Nxb. Phụ nữ, Hà Nội.
54 Hữu Thọ - Đào Duy Quát (chủ biên, 1999). Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác tư tưởng - văn hoá trong tình hình mới, Nxb. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Hà Nội.
55 Đặng Hữu Toàn (2001), Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị chân - thiện - mỹ trong bối cảnh toàn cầu hoá, phát triển kinh tế thị trường, Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế “Giá trị truyền
thống trong bối cảnh toàn cầu hoá”, Hà Nội.
56 Mạc Văn Trang (chủ biên, 1995), Đặc điểm lối sống sinh viên hiện nay và những phương hướng, biện pháp giáo dục lối sống cho sinh viên, đề
tài nghiên cứu khoa học (mã số B94 - 38 - 32), Bộ Giáo dục và Đào tạo.
57 Trung ương hội sinh viên Việt Nam (2003), Tổng quan tình hình sinh viên, công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ VI (1998-2003),
Nxb. Thanh niên, Hà Nội.
58 Trung ương Hội sinh viên Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Hội sinh viên Việt Nam lần thứ VII (tháng 12/2003), Nxb.
Thanh niên, Hà Nội.
59 Thái Duy Tuyên (1995), “Sự biến đổi định hướng giá trị của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường”, Tạp chí triết học, (1).
60 Nguyễn Quang Uẩn - Mạc Văn Trang (1994), Giá trị, định hướng giá