Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 31 - 36)

1.1.1 .Nhân cách và cấu trúc của nhân cách

1.2. Gia đình và vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân

1.2.1. Quan niệm về gia đình và gia đình Việt Nam

Gia đình là cái gốc của con người, nơi sinh ra và bắt đầu một cuộc sống. Trong suốt cuộc đời gia đình luôn là điểm tựa, là cội nguồn của tình cảm, là nơi chia sẻ buồn vui, là cái nôi của sự yên bình, là yếu tố vô cùng cần thiết cho cuộc sống của con người và cho xã hội.

Có thể nhận thấy rằng, ngay từ khi xuất hiện, gia đình được xem là hình thái văn hóa của đời sống con người, một thực thể văn hóa. Đời sống con người càng phát triển thì tính văn hóa trong đời sống của họ càng phong phú, đa dạng. Gia đình là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử, bởi vậy gia đình luôn thay đổi cùng với sự vận động và biến đổi của xã hội. Trong lịch sử có rất nhiều quan niệm khác nhau về gia đình.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác cho rằng, gia đình là một tổ

chức xã hội đặc biệt và mang tính xã hội cao. Sự ra đời của gia đình gắn liền với sự hình thành xã hội với những cấu trúc chặt chẽ và lôgic.

Trong tác phẩm nổi tiếng “ Nguồn gốc của gia đình, của chếđộ tư hữu và của nhà nước” Ph.Ăngghen đã chỉ ra các giai đoạn phát triển của gia

đình với những đặc trưng về chế độ hôn nhân: đầu tiên là gia đình huyết tộc, gia đình punaluan, gia đình cặp đôi và cuối cùng là gia đình một vợ

một chồng. Quá trình này bị chế định, Ph.Ăngghen đã nêu, không phải bởi tình yêu nam nữ - yếu tốđược coi là sản phẩm của một quá trình phát triển

lâu dài của lịch sử mà bởi sự hình thành chế độ tư hữu và nhà nước. Trong khi đó, C.Mác coi gia đình là một trong những nhân tố đầu tiên tham gia quyết định sự hình thành và phát triển của lịch sử, quan hệ giữa gia đình và xã hội như quan hệ giữa tế bào và cơ thể sống.

Trong tác phẩm “ H tư tưởng Đức” (1845), C.Mác viết “ quan hệ thứ

ba tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người tạo ra những người khác sinh sôi, nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái. Đó là gia

đình”[trích theo 8; tr.41].

Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc (unesco) quan tâm đến giá trị của gia đình trong vốn tinh thần của nhân loại, nghĩa là gia đình của tất cả các thời đại, các châu lục đều mang đặc trưng chung của con người, đều mang tính nhân văn, nhân ái, nhân đạo và khẳng định “ Gia

đình là một nhóm người có quan hệ họ hàng cùng sống chung và có ngân sách chung”[68; 10].

Ở đây, khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, phản ánh mối quan hệ

cùng chung sống trong gia đình: giữa cha mẹ và con cái, họ hàng, đồng thời gắn liền với nó là chức năng kinh tế của gia đình. Theo tiến trình phát triển của xã hội, gia đình ngày càng chứng tỏ vai trò là một đơn vị kinh tế cơ sở

của xã hội. Đây là cơ sở tạo nên sức mạnh của gia đình.

Ở Việt Nam gia đình được hình thành và phát triển trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước nên các thành viên trong gia

đình có tính cộng đồng cao. Biểu hiện là giữa các thành viên có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, mong muốn của mỗi cá nhân phụ thuộc vào mong muốn và lợi ích của gia đình. Tiêu chuẩn để đánh giá một thành viên có phẩm chất, nhân cách tốt là hành vi, cư xử có tôn ti, trật tự, có nề nếp, gia phong của gia đình và được các thành viên trong gia đình đồng tình ủng hộ. Chính

vì vậy, các thành viên được giáo dục phải đặt lợi ích gia đình lên địa vị tối cao, không vì lợi ích cá nhân mà tổn hại đến gia đình.

Tác giả Lê Thi thì cho rằng: “Gia đình là khái niệm chỉ một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó và cùng chung sống( cha mẹ, con cái, ông bà, họ

hàng, nội ngoại). Đồng thời trong gia đình cũng có thể bao gồm một số

người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ huyết thống. Các thành viên trong gia đình gắn bó về trách nhiệm và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm), giữa họ có những điều ràng buộc có tính pháp lý, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ” [71;90-91].

Theo tác giả Đặng Cảnh Khanh và Lê Thị Quý thì “Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống, chăm sóc và giáo dục con cái. Các mối quan hệ gia đình còn được gọi là quan hệ họ hàng. Đó là những sự liên kết ít nhất cũng là hai người dựa trên cơ sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi. Những người này có thể sống cùng hoặc khác mái nhà với nhau”. [35; 54]

Theo giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì gia đình được hiểu là: “Một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên” [ 5;246].

Như vậy, có thể thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về vấn đề gia

đình, với nhiều nghĩa khác nhau, có thể đưa ra quan niệm khái quát nhất về

gia đình như sau:

Th nht, gia đình là một cộng đồng xã hội được hình thành và củng cố trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống.

Th hai, gia đình là một thiết chế xã hội, liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái.

Th ba, gia đình có sự cố kết nhất định về kinh tế vật chất, qua đó nảy sinh nghĩa vụ và quyền lợi cho các thành viên của mình.

Th tư, gia đình có các mối quan hệ khác nhau còn được gọi là mối quan hệ họ hàng. Đó là sự liên kết ít nhất cũng là của hai người dựa trên cơ

sở huyết thống, hôn nhân và việc nhận con nuôi, những người này phải cùng sống với nhau.

Gia đình Việt Nam hiện nay được hình thành và phát triển qua một quá trình biến động lâu dài, sâu sắc trong lịch sử, gắn liền với biến động trên các lĩnh vực kinh tế -xã hội và chính trị - xã hội.

Hiện nay Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đón nhận nền văn hóa mới, thực hiện sự hội nhập quốc tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế mà kinh tế, con người, gia đình và xã hội Việt Nam không thể không chịu ảnh hưởng của tác động bên ngoài về mặt đời sống, văn hóa, lối sống, nếp sống cả mặt tích cực và tiêu cực. Do đó, việc khái quát chỉ ra những đặc điểm cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phân tích, làm rõ thực trạng vai trò của gia đình đối với việc hình thành nhân cách con người Việt Nam.

Th nht, gia đình Việt Nam được xây dựng trên cơ sở hôn nhân là phổ biến hoặc tái hôn. Bên cạnh đó, hiện tượng sống chung không kết hôn

đã xuất hiện, tình trạng ly hôn có chiều hướng gia tăng.

Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang tạo ra những cơ hội lớn giải phóng mọi tiềm năng lao động, bảo đảm mọi công dân đều có điều kiện phát huy tài năng, sức lực của mình, đóng góp vào sự nghiệp làm giàu cho mỗi gia đình và xã hội. Chính gia đình là nơi duy trì những giá trị văn hóa tốt đẹp của truyền thống, nơi tiếp nhận những giá trị văn hóa tiến bộ mới, lọc bỏ những quan niệm về

nhân văn, nhân đạo đã lạc hậu, trái với đạo lý truyền thống tốt đẹp của gia

trường và điều kiện cho việc phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người Việt Nam.

Điều kiện và cơ sở quan trọng nhất để có thể tạo dựng gia đình trước hết phải được xây dựng trên cơ sở kết hôn, hôn nhân được xã hội thừa nhận và bảo vệ.

Bên cạnh đó, nhiều gia đình Việt Nam cũng được xây dựng lại trên cơ

sở tái hôn. Gắn với vấn đề ly hôn là hiện tượng sống độc thân do chưa có hôn nhân hoặc ly hôn không tái giá. Trong những năm gần đây hiện tượng ly hôn, ly thân sống độc thân không lập gia đình đã diễn ra theo xu hướng tăng dần qua các năm và đã gióng lên hồi chuông báo động cho một nguy cơ tan vỡ gia đình, đặc biệt ở các khu vực đô thị lớn.

Nhìn chung, đại bộ phận các gia đình Việt Nam là ổn định, được xây dựng trên cơ sở kết hôn hoặc tái hôn là phổ biến. Điều này có tác dụng quan trọng phát huy sự đóng góp sức lực, vai trò và tính tích cực của xã hội, của mỗi người dân Việt Nam.

Th hai, hình thức khá phổ biến của gia đình Việt Nam hiện nay là gia

đình hạt nhân và quy mô nhỏ.

Trước đây, nếu gia đình Việt Nam truyền thống là loại gia đình hạt nhân mở rộng có nhiều thế hệ và quy mô lớn, thì hiện nay kết cấu, quy mô gia đình đang có chiều hướng thu hẹp lại, nhỏ hơn và tự chủ hơn.

Mô hình gia đình Việt Nam hiện nay đang dần phù hợp với hướng phát triển của xã hội. Về quy mô, hiện tượng gia đình hạt nhân phát triển đã dẫn đến việc gia tăng số lượng các hộ gia đình. Kết cấu và quy mô của gia

đình Việt Nam hiện nay phản ánh sự biến đổi của hình thức gia đình, vừa giữ gìn được bản sắc riêng, tích cực của gia đình truyền thống, vừa kết hợp với xu hướng phát triển của xã hội trong quá trình đổi mới.

Th ba, trong gia đình Việt Nam hiện nay người phụ nữ có một vị trí quan trọng, vai trò của người phụ nữđược tôn trọng.

Ngày nay, trong không ít gia đình, phụ nữ là người có thực quyền. Họ

dạy con cái đến quản lý chi tiêu, giải quyết các mối quan hệ trong và ngoài gia đình, tham gia với vai trò tích cực vào các công việc được coi là việc lớn của đàn ông như làm nhà, lập nghiệp hay dựng vợ gả chồng cho con cái.

Th tư, trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam có sự khác biệt lớn về

trình độ phát triển lối sống và thu nhập giữa gia đình thành thị và gia đình nông thôn, và giữa các vùng nông thôn với nhau.

Kinh tế xã hội phát triển đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước, nhưng nhìn chung Việt Nam vẫn còn là một nước nghèo, nên mức thu nhập của các gia đình chưa cao, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là các gia đình ở khu vực nông thôn và miền núi, hạn chế không nhỏ đến khả năng thực hiện chức năng của gia đình trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trên cơ sở những quan niệm về gia đình như trên, có thể xem gia đình là một tổ ấm yêu thương đem lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân, từ khi lọt lòng mẹ cho đến suốt cuộc đời, mỗi cá nhân đều tìm thấy ở gia đình mình sự đùm bọc về vật chất và tinh thần, sự giáo dưỡng về mọi mặt, hưởng thụ

những niềm vui của cuộc sống, được an ủi khi gặp khó khăn.

Gia đình đảm bảo những điều kiện an toàn cho trẻ phát triển, người già có nơi nương tựa không bị hiu quạnh, cô đơn, người lao động được phục hồi sức khỏe, lấy lại sự cân bằng tâm lý sau những giờ lao động mệt mỏi. Và nó thực sự là cơ sở vững chắc để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 31 - 36)