Một số yêu cầu phát huy vai trò của gia đình trong hình thành, phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 75 - 80)

1.1.1 .Nhân cách và cấu trúc của nhân cách

2.2. Một số yêu cầu và giải pháp phát huy vai trò gia đình trong hình thành

2.2.1. Một số yêu cầu phát huy vai trò của gia đình trong hình thành, phát

thành, phát trin nhân cách con người Vit Nam hin nay

Phát huy là làm cho cái tốt, cái đúng có tác dụng lan tỏa, nảy nở, phát triển ngày càng tăng. Phát huy vai trò của gia đình trong hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam hiện nay là làm tăng, nâng cao hơn nữa vai trò của gia đình trong lĩnh vực này để tạo nên những nhân cách con người Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để phát huy được vai trò của gia đình trong hoạt động này, cần thực hiện một số yêu cầu sau:

Th nht, phải làm tăng tính tự do và năng lực sáng tạo của con người.

Phát huy vài trò của gia đình trong hình thành phát triển nhân cách của mỗi con người, không phải là tăng cường sự quản lý, theo dõi sát sao con cái làm cho chúng cảm thấy gò bó mất tự do. Điều đó có thể không đạt

được những mong ước của chúng ta cho con cái trưởng thành, mà có khi lại nhận lại hậu quả ngược lại. Trẻ em, nhất là tuổi vị thành niên luôn luôn muốn tự khẳng định mình, vì vậy phương pháp giáo dục quản lý không

đúng chúng sẽ tìm mọi cách chống đối kể cả những biện pháp gian dối.

Để giáo dục một cách có hiệu quả cần phải tôn trọng cá tính, những

ước muốn của thế hệ trẻ. Cha mẹ ngay từ khi con còn nhỏ phải phân tích, lý giải trong những trường hợp hoàn cảnh thế này cần giải quyết xử lý vấn đề đó như thế nào? Hoặc con cái làm sai cha mẹ cần phân tích làm rõ những

điều sai trái đó, nguyên nhân vì sao dẫn tới sai trái đó, cách thức khắc phục những sai trái đó như thế nào. Muốn làm được những điều đó cha mẹ phải gương mẫu và trở thành người bạn thân tâm tình của con cái.

Tự do là điều kiện cho sự sáng tạo. Muốn sáng tạo trước hết phải có tự do. Tự do trong hành động, tự do trong suy nghĩ và tư duy. Nếu chúng ta áp đặt con cái sẽ mất tự do và không có khả năng sáng tạo. Vì khi đó chúng buộc phải làm theo lối mòn, phải tuân thủ ý muốn của cha mẹ. Tuy nhiên, tự do phải gắn với trách nhiệm, cần làm cho mọi người thấy được quyền tự

do trong suy nghĩ, trong hành động nhưng phải chịu trách nhiệm về mọi hành động của mình.

Th hai, phải tạo dựng được một gia đình hòa hợp, bình đẳng, hạnh phúc, có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và cộng đồng.

Phát triển nhân cách con người là phát triển những năng khiếu, những khả năng tiềm ẩn trong mỗi con người, phát triển những cá tính ở

họ. Tuy nhiên gia đình phải chăm lo, bồi dưỡng, phát triển những cá tính ở

mỗi con người sao không ảnh hưởng, không cản trở sự phát triển của người khác. Phát triển cái tôi trong mỗi con người là cần thiết. Có phát triển cái tôi trong mỗi con người thì mỗi nhân cách mới có bản sắc riêng, mới tạo nên tính đa dạng phong phú trong xã hội, xã hội mới không trở nên buồn tẻ.

Đã hết cái thời phải làm, phải nghĩ theo mệnh lệnh của người khác. Tuy nhiên luôn luôn phải gắn cái tôi với cái chúng ta. Điều đó có nghĩa là mỗi

con người phải đặt cái tôi của mình hòa đồng trong cái chúng ta, một mặt phải bồi đắp, nâng cao những cá tính tốt, loại bỏ những cá tính xấu của mình, mặt khác phải biết tôn trọng những sở thích, những cá tính của người khác, miễn là những điều đó không trái với luân thường đạo lý.

Các thành viên trong gia đình mỗi người có thể có những cá tính khác nhau, do vậy phải tìm ra tiếng nói chung để xây dựng gia đình hòa thuận. Ông cha chúng ta có câu “ Một điều nhịn là chín điều lành”. Điều đó không có nghĩa là phủ nhận đấu tranh, nhưng thời điểm đấu tranh, phương pháp đấu tranh phải tiến hành như thế nào để không làm sứt mẻ tình cảm trong gia đình. Chỉ có một gia đình hòa thuận, biết thương yêu giúp đỡ

nhau, gia đình thực sự là tổ ấm chia sẻ khi vui, nâng đỡ khi ta gặp chuyện buồn, là nơi nghỉ ngơi sau giờ làm việc mệt nhọc con người mới thực sự

hạnh phúc.

Muốn có một gia đình hạnh phúc như vậy các thành viên trong gia đình phải thật bình đẳng, lắng nghe ý kiến của nhau. Con cái phải nghe lời cha mẹ, ngược lại cha mẹ cũng phải lắng nghe ý kiến, hiểu biết những nguyện vọng chính đáng của con cái. Vợ phải tôn trọng chồng, ngược lại chồng cũng phải thương yêu quý trọng vợ, tạo nên sự hòa thuận trong gia đình.

Cần phải đặt gia đình trong quan hệ với cộng đồng, nhỏ là hàng xóm láng giềng, rộng ra là quê hương đất nước. Ông cha ta có câu: “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Người bảo vệ tài sản và sự bình yên của mỗi gia

đình là hàng xóm láng giềng. Người có thể giúp đỡ chúng ta trong lúc nguy nan là hàng xóm láng giềng. Thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quan hệ dòng tộc trong làng, trong xóm trước đây được thay thế bằng quan hệ

hàng xóm láng giềng. Tất nhiên hàng xóm, láng giềng không phải không có những mâu thuẫn. Mẫu thuẫn về lối sống, mẫu thuẫn về biên giới đất đai v.v...Song chúng ta cần giải quyết những mâu thuẫn đó thông qua trao đổi,

đàm phán với nhau theo tình thần “ Chín bỏ làm mười”, mỗi người nhịn một chút theo tinh thần “Vắng anh em xa có láng giềng gần”. Chỉ có quan

hệ xóm giềng tốt đẹp chúng ta mới có sự bình yên thực sự trong gia đình của mình, tuyệt nhiên mỗi gia đình không thể là một thế giới riêng biệt.

Mỗi gia đình cũng phải tạo nên sự gắn bó giữa gia đình mình với xã hội. Có gia đình tốt mới có xã hội tốt, xã hội tốt là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách mỗi con người. Hạnh phúc gia đình gắn liền với hạnh phúc của xã hội. Một xã hội nghèo đói, chiến tranh, bệnh tật, trộm cắp, thì mỗi gia đình cũng khó tìm được hạnh phúc thực sự. Chính vì vậy muốn gia đình phát huy được vai trò của mình trong hình thành phát triển nhân cách của mỗi con người cần phải gắn gia đình với xã hội, các gia đình phải giáo dục con cháu biết tôn trọng pháp luật, kỷ cương của xã hội, có trách nhiệm trong việc thực hiện các nghĩa vụ xã hội.

Th ba, các gia đình phải gắn việc xây dựng, phát triển nhân cách con người với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quan hệ giữa xây dựng, phát triển nhân cách con người trong xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là quan hệ biện chứng tác

động qua lại lẫn nhau.

Sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách con người. Kinh tế phát triển đời sống nhân dân sẽ tốt hơn, các gia đình có điều kiện chăm sóc nhau tốt hơn. Cha mẹ có điều kiện chăm sóc con cái tốt hơn tạo điều kiện cho con cái phát triển thể chất và tinh thần. Đó là cơ sở vật chất cho một nhân cách phát triển. Điều kiện kinh tế đất nước được nâng cao con người có điều kiện mở mang kiến thức, nâng cao trí tuệ, mở rộng những quan hệ xã hội, có điều kiện đi đây đi đó

đến các vùng miền của đất nước, đặc biệt có điều kiện thăm quan các công trình văn hóa, các di tích lịch sử, các di tích cách mạng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tinh thần yêu nước tự hào dân tộc đối với con người. Không ít gia đình có điều kiện gửi con cái ra học nước ngoài, giúp họ có điều kiện học tập những cái hay, cái đẹp của nước khác vun đắp cho

nhân cách con người Việt Nam, nhận ra được những hạn chế về tính cách, về năng lực con người Việt Nam để khắc phục.

Mặt khác, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới cho sự hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam. Với sự phát triển của kinh tế thị trường, sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới đòi hỏi nhân cách con người Việt phải phải năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, phải biết chấp nhận mạo hiểm…, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phải có ngoại ngữ để giao tiếp.

Khi phẩm chất và năng lực của con người Việt Nam được nâng lên, nhân cách con người Việt Nam phát triển lại là điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Th tư, các gia đình phải gắn việc hình thành, phát triển nhân cách con người Việt Nam với việc giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của hoàn cảnh. Xã hội do con người tạo ra, nhưng xã hội lại ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, tới sự

hình thành phát triển nhân cách của mỗi con người.

Nếu xã hội với những con người có nhân cách tốt, có tinh thần yêu nước nồng cháy, có lòng tự hào dân tộc, biết giải quyết đúng các mối quan hệ xã hội, biết tôn trọng người khác, tôn trọng kỷ cương phép nước, lao

động hết mình với tinh thần trách nhiệm cao, chúng ta sẽ có một xã hội kỷ

cương, nề nếp, an toàn và trật tự.

Ngược lại, một xã hội kỷ cương nề nếp, con người biết tôn trọng nhau, an ninh trên tất cả các phương diện được đảm bảo đặc biệt là an ninh chính trị, an ninh văn hóa sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành những nhân cách lành mạnh. Một xã hội thiếu kỷ cương nề nếp, những giá trị bị đảo lộn, “làm thật ăn cháo”, “láo nháo ăn cơm” hay “nói một đằng, làm một nẻo”, “chạy chức, chạy quyền” thì sẽ vô cùng khó khăn cho việc hình thành một nhân cách lành mạnh. Trong bối cảnh đó đặt con người vào tình thế làm theo cái đúng, hay làm theo cái sai? Bởi làm theo cái đúng thì

không có công ăn việc làm, làm theo cái sai thì có công ăn việc làm, lên cấp, lên chức. Quả thật xã hội như vậy đặt con người vào hoàn cảnh rất khó

để giải những bài toán cuộc đời, giải những bài toán về lý tưởng và thực tiễn. Lý tưởng thì tốt đẹp, đôi khi thực tiễn lại phũ phàng. Từ phân tích trên

đang đặt ra yêu cầu rất lớn trong khắc phục những tiêu cực trong xã hội Việt Nam, phải đưa Nghị quyết Trung ương 4 Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI đi vào trong cuộc sống.

2.2.2. Mt s gii pháp phát huy vai trò ca gia đình trong hình thành, phát trin nhân cách con người Vit Nam hin nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)