.Những thành tựu trong việc thực hiện vai trò của gia đình với việc hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 56 - 66)

1.1.1 .Nhân cách và cấu trúc của nhân cách

2.1.1 .Những thành tựu trong việc thực hiện vai trò của gia đình với việc hình

năm qua

* Gia đình vi vic bi dưỡng nâng cao sc khe, trí tu ca con người

Con người là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, cũng là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi người, mỗi gia đình. Vì vậy đầu tư cho sức khoẻ để mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế -xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.

Trong những năm qua với sự phát triển kinh tế của đất nước, các gia

đình Việt Nam đã có điều kiện chăm sóc nâng cao sức khỏe của con người.

Ở các vùng thành thị và không ít những vùng nông thôn các gia đình đã tạo

điều kiện rất tốt để chăm sóc con cái, điều đó làm cho thế hệ trẻ đã có sự

cải thiện tầm vóc so với thế hệ ông bà, cha mẹ và anh chị. Các gia đình hiện nay đã chú trọng hơn nhiều đến việc chăm sóc con cái từ ăn uống đến học tập văn hóa. Qua điều tra những năm gần đây chúng ta thấy trong việc chăm sóc con cái thì dạy văn hóa đứng hàng thứ ba 65,9%, sau việc chăm sóc chuyện ăn uống, sinh hoạt 90,1% và bảo ban phê bình 68% [xem bng 1]. Như vậy, vấn đề chăm sóc sức khỏe của con cái đã được các bậc cha mẹ

chú trọng và nó là công việc thường xuyên nhất trong cơ cấu công việc của các gia đình hiện nay.

Thời đại như ngày nay, trước sự phát triển của khoa học và công nghệ, sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện thông tin đại chúng, trước yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế xã hội, đa số các bậc cha mẹ và ngay cả bản thân các con cái họđều nhận thức được vai trò của việc nâng cao kiến thức văn hóa khoa học công nghệ, coi đó là chìa khóa

để mở cửa bước vào tương lai, góp phần xây dựng đất nước phát triển. Bởi vậy, việc học tập của con cái được nhiều gia đình quan tâm. Học tập là nhu cầu, quyền lợi chính đáng của trẻ em, đồng thời là hạnh phúc và trách nhiệm của các bậc cha mẹ. Ở các vùng thành phố phần lớn thanh niên đã tốt nghiệp trung học phổ thông, ở các vùng nông thôn phần lớn đã tốt nghiệp trung học cơ sở. Hiện cả nước có hơn 20 triệu người đi học đủ thấy sự quan tâm phát triển trí tuệ con cái của các gia đình đã được tăng lên hơn trước khá nhiều.

Sức khỏe và trí tuệ không trực tiếp đóng góp vào nhân cách con người, nhưng nó là cơ sở, là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách của mỗi con người. Một con người có sức khỏe cường tráng, trí tuệ

thông minh sẽ dễ tiếp thu những chuẩn mực, yêu cầu xã hội biến thành những phẩm chất cá nhân của mỗi con người.

*V giáo dc đạo đức

Trong gia đình Việt Nam truyền thống cũng như hiện đại, vấn đề

giáo dục đạo đức luôn được coi trọng.

Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường đang tác động mạnh vào đạo đức của con người đặc biệt là tầng lớp trẻ. Trước xu hướng đó thì gia đình đã nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc rèn luyện và định hướng đạo đức cho con trẻ đi

đúng hướng.

Xã hội ta cũng như các gia đình luôn coi trọng việc giáo dục đạo đức. Giáo dục đạo đức là vai trò, trách nhiệm của người lớn và các thành viên trong gia đình. Những quan niệm cách suy nghĩ, hành vi cử chỉ, thái độ làm

việc, lời nói ứng xử của họ là tấm gương phản chiếu để con trẻ noi theo. Trong gia đình truyền thống, do con cái chủ yếu sống chung cùng gia đình, nên có điều kiện theo sát cuộc sống của chúng. Vì vậy, giáo dục đạo đức thường xuyên được các bậc cha mẹ quan tâm, tiến hành. Cách giáo dục rất cụ thể, thực tế hướng dẫn qua cách ứng xử, đối xử hàng ngày, bồi dưỡng lý tưởng sống cho con trẻ, biết trung với nước, hiếu với cha mẹ.

Trong gia đình hiện nay, với sự chuyển đổi của nền kinh tế, sự mở cửa hội nhập của nước ta với thế giới, giáo dục đạo đức trong gia đình đang đứng trước những thuận lợi và thách thức.

Ngày nay, hầu hết các gia đình đều rất quan tâm giáo dục cho con em mình xây dựng một lối sống đạo đức lành mạnh, giáo dục cho các em kỹ

năng cần thiết trong cuộc sống như “ học ăn, học nói, học gói, học mở” để

các em trở thành những người tài đức vẹn toàn. Việc giáo dục đạo đức được thể hiện cụ thểở những khía cạnh sau:

Để thực hiện việc giáo dục đạo đức cho con em mình, trước hết các bậc cha mẹ giáo dục cho chúng lòng hiếu thảo, tính lễ phép đối với ông bà cha mẹ. Lòng hiếu thảo là giá trị truyền thống được quan tâm giáo dục nhiều nhất trong các gia đình hiện nay.

Hiếu với cha mẹ là một nguyên tắc, một quy chuẩn đạo đức của người làm con trong gia đình Việt Nam. Trong điều kiện của xã hội ta ngày nay, về

cơ bản việc đề cao chữ hiếu, giáo dục cho con cái thái độ biết ơn, tình cảm kính yêu và trách nhiệm phụng dưỡng đối với cha mẹ vẫn còn là một nội dung giáo dục đạo đức quan trọng trong gia đình. 94,6% ý kiến cho rằng họ được hấp thụ lòng hiếu thảo từ gia đình qua ông bà cha mẹ, 88,5 % số người

được hỏi cho rằng cần phải giáo dục lòng hiếu thảo cho con cháu [35;275]. So sánh tương quan về thu nhập giữa các gia đình được hỏi, chúng ta thấy, nhu cầu phải truyền dạy sự hiếu thảo cho con cái ở các gia đình giàu có cao hơn các gia đình nghèo: 92,6% ở các gia đình giàu; 88,4% ở các gia đình khá; 82,1 % ở các gia đình đủ ăn [35; 276]. Điều đó cho thấy kinh tế thị

trường càng phát triển, đời sống càng được nâng cao thì việc giáo dục lòng hiếu thảo càng trở nên cần thiết.

Qua bảng số liệu điều tra cho thấy, trong những nội dung mà các bậc cha mẹ truyền dạy cho con cháu thì đứng hàng đầu là sự lễ phép, hiếu thảo 90,9 %, tính trung thực đứng hàng thứ hai 84,2 %, tính tự lập vươn lên hàng thứ ba 83,2 %, cần cù chịu khó đứng hàng thứ tư 82,8%, niềm tin vào cuộc sống đứng hàng thứ năm 81,1%[xem bng 3].

Ta có thể thấy được rằng bên cạnh việc giáo dục lòng hiếu thảo cho con trẻ thì các bậc cha mẹ cũng chú trọng dạy con cái tính trung thực, thật thà trong mọi mối quan hệ, kể cả trong quan hệ gia đình và quan hệ bạn bè, thầy cô; dạy con không được trốn tránh trách nhiệm, phải luôn dũng cảm đối mặt với những thử thách của cuộc sống, không được ỷ lại vào người khác mà phải tự làm chủ mình trước cuộc sống và hành động của bản thân. Để

làm được điều đó cha mẹ phải tạo cho trẻ sự tin tưởng, sự yên tâm, có lòng tin đối với cuộc sống, từ đó hình thành nên sức mạnh trong mỗi đứa trẻ để

chúng có thể vững vàng đối mặt với những khó khăn trong cuộc đời.

Trong xã hội hiện nay, dưới tác động của những mặt trái trong cơ chế

thị trường, chúng ta đang chứng kiến không ít những cảnh con cái hắt hủi, ngược đãi đánh đập cha mẹ già. Nguyên nhân của tình trạng đó là do thiếu sự quan tâm giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cho con cái, nội dung giáo dục bất cập, không còn phù hợp với điều kiện xã hội mới, khi đã có nhiều thay đổi. Do vậy, việc giáo dục chữ hiếu ngày nay cần được bổ sung với những nội dung và hình thức mới, không dập khuôn mà vẫn đảm bảo phát huy được những giá trị tích cực phù hợp với xã hội hiện đại.

Số liệu khảo sát tại ba xã, phường, thuộc các tỉnh Cà Mau, Bắc Ninh, và Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, số gia đình giáo dục con cái theo mục tiêu sống có đạo đức, có hiếu thảo chiếm tỷ lệ cao nhất, ở thành phố Hồ Chí Minh 76,3% đối với con trai và 66,3% đối với con gái, ở Phong Lạc- Cà

Mau 81% đối với con trai và 78 % đối với con gái, ở Nam Sơn- Bắc Ninh 79% đối với con trai và 60% đối với con gái [30;21 – 22].

Có thể thấy, mặc dù với nhịp sống của cơ chế thị trường hết sức sôi

động, nhưng hầu hết các gia đình Việt Nam hiện nay vẫn đặc biệt coi trọng giáo dục đạo đức cho con trẻ. Nhất là ở khu vực nông thôn, các bậc cha mẹ

coi trọng việc giáo dục đạo đức, răn dạy con cái phải ngoan ngoãn, lễ phép, cư xử có trên, có dưới…Điều này càng khẳng định gia đình Việt Nam luôn kế thừa và phát huy truyền thống giáo dục đạo đức của các thế hệ cha ông trước đây.

* V giáo dc truyn thng văn hóa dân tc

Gia đình là nơi tiếp nhận, kế thừa và chuyển giao những giá trị truyền thống của dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong những nội dung của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thì lòng yêu nước vẫn là giá trị truyền thống hàng đầu, được coi trọng trong giáo dục gia đình.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trên bình diện chung, giáo dục các giá trị truyền thống trong gia đình hiện nay vẫn rất được coi trọng. Nó khẳng

định rằng các giá trịđạo đức truyền thống như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, cần cù, sáng tạo…tồn tại qua nhiều thử thách cam go của lịch sử, vẫn rất sống động trong xã hội hiện nay. Kết quả cuộc điều tra cho thấy 78,4% người được hỏi trả lời rằng họ được hấp thụ lòng yêu nước qua ông bà cha mẹ trong gia đình, 73,3% các bậc cha mẹ hiện nay cho rằng vẫn cần thiết phải giáo dục cho con lòng yêu nước [xem bng 4].

Như vậy, chúng ta thấy rằng việc giáo dục lòng yêu nước cho con cái trong gia đình đã được các bậc cha mẹ chú ý quan tâm. Họđã giáo dục cho con cái lòng yêu nước thông qua những hành động cụ thể như dạy con biết yêu lao động, học tập tốt, lao động tốt, phải tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ

bạc, ma túy, mại dâm...; ngoài ra, các bậc cha mẹ còn giáo dục lòng yêu nước thông qua những câu chuyện huyền thoại như sự tích Hùng Vương, sự

Cùng với lòng yêu nước thì đoàn kết vẫn là giá trị truyền thống được tôn trọng. Tinh thần đoàn kết là một trong những phẩm chất truyền thống quan trọng của người Việt Nam. Cũng như nhiều giá trị đạo đức truyền thống khác, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam cũng bắt nguồn từ gia

đình, dòng họ. Trong mỗi gia đình, dòng họ, sựđoàn kết giữa các thành viên là quan trọng nhất. Người Việt Nam đã đi từ đoàn kết trong gia đình, dòng họđến sự đoàn kết trong làng xã và cả nước. Chính vì vậy, đoàn kết là phẩm chất quan trọng cần được truyền dạy cho con cháu cũng như được các gia

đình quan tâm giáo dục. Có 80, 8% số người cho rằng cần truyền dạy phẩm chất này trong gia đình và 86,4% các gia đình nói rằng họđã thường xuyên giáo dục con cháu phẩm chất này [xem bng 4].

Việc giáo dục tinh thần đoàn kết cho con được các bậc cha mẹ chú ý ngay từ khi chúng còn nhỏ. Trong gia đình, các bậc cha mẹ luôn dạy con phải biết yêu thương, nhường nhịn giúp đỡ anh chị em: “Anh em như th tay chân; Rách lành đùm bc, d hay đỡ đần”. Ngoài xã hội, cha mẹ dạy con phải biết kính yêu, lễ phép, vâng lời người trên, phải luôn đoàn kết chan hòa thân ái với bạn bè. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn thì phải giúp

đỡ với phương châm “thương người như th thương thân”. Chính vì sự dạy dỗ chu đáo của cha mẹ như vậy mà ngày nay phẩm chất này đang phát huy vai trò của mình trong xã hội. Đặc biệt trong điều kiện của nền kinh tế thị

trường, trước những sự xói mòn của các giá trịđạo đức truyền thống thì càng cần phải phát huy vai trò của gia đình trong việc giáo dục tinh thần đoàn kết cho con cái mình. Để từ đó hình thành lên sức mạnh to lớn chống lại những mầm mống ảnh hưởng đến đạo đức con người, cũng như nhân cách con người Việt Nam hiện nay.

Cũng giống như tinh thần đoàn kết thì việc giáo dục đức tính cần cù, tiết kiệm, chịu khó và ý chí vươn lên trong cuộc sống cũng được phần lớn các gia đình quan tâm.

Do đất nước ta không giàu có về tài nguyên, điều kiện khí hậu lại khắc nghiệt nên để tồn tại và phát triển được, người Việt Nam đã phải tự rèn luyện cho mình một ý chí dẻo dai, lòng kiên trì, cần cù, chịu khó trong lao

động. 92,4% số người được hỏi có ý kiến cho rằng tính cần cù, chịu khó và 87,4% cho rằng ý chí phấn đấu vươn lên mà họ có được là do sự dạy dỗ, rèn luyện trong gia đình [xem bng 4]. Chính sự sắp xếp tổ chức công việc trong gia đình, người nào việc nấy tùy theo sức của mình dưới sự giáo dục, hướng dẫn tỉ mỉ của ông bà, cha mẹđã tạo cho con người thói quen lao động và yêu lao động ngay từ nhỏ.

Như vậy, có thể thấy việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc đã

được các gia đình đặc biệt quan tâm. Mặc dù có sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường cũng như những tàn dư của xã hội cũ, các giá trị đạo

đức truyền thống cao đẹp của cha ông ta vẫn được các tầng lớp nhân dân giữ

gìn, phát huy và vẫn còn ảnh hưởng rõ nét trong nhân cách con người Việt Nam hiện nay.

* V giáo dc hướng nghip

Định hướng nghề nghiệp cho con cái là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Cha mẹ như là người dẫn đường chỉ lối để cho con cái đi

đúng hướng. Hiện nay, việc định hướng nghề nghiệp cho con cái đã được các gia đình quan tâm hơn. Nhiều gia đình đã quan tâm đầu tư cho con cái học hành với mong muốn con có công ăn, việc làm, đóng góp cho xã hội. Nhiều gia đình định hướng nghề nghiệp theo truyền thống của gia đình. Điều

đó là điều tốt cho xã hội. Một mặt cha mẹ có điều kiện giúp đỡ cho con cái những kiến thức nghề nghiệp, mặt khác nhờ trong nghề quen biết có thể

thuận lợi hơn trong việc xin việc cho con cái sau này. Một bộ phận không nhỏ gia đình hướng nghiệp theo sở thích và năng khiếu của con cái. Từ định hướng nghề nghiệp cho con cái nhiều gia đình đã đầu tư tạo điều kiện cho con cái học tập nhằm phát huy năng khiếu của con cái ngay từ nhỏ. Nhiều

vùng nông thôn đời sống nhân dân còn khó khăn, nhưng nhiều gia đình đã vượt qua những khó khăn đó để chăm sóc cho con cái ăn học đầy đủ. Nhiều ông bố bà mẹ sẵn sàng làm những công việc nặng nhọc, chấp nhận những thiếu thốn miễn sao con cái được đi học.

Qua những con số điều tra sau đây đã thể hiện sự quan tâm hướng nghiệp của các bậc cha mẹ cho con cái. Các bậc cha mẹ đều muốn con cái trở thành những công chức, viên chức nhà nước. Số này chiếm tỉ lệ cao nhất trong những định hướng nghề nghiệp của con cái. 29,5% đối với con trai và 18,7% đối với con gái. Có tới 22,2% số bậc cha mẹ muốn con gái mình trở thành giáo viên trong khi số này ở con trai chỉ là 5% [xem bng 5].

Điều đáng chú ý là rất nhiều nghề cơ bản của xã hội không được các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 56 - 66)