Những hạn chế trong việc thực hiên vai trò của gia đình với việc hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 66 - 75)

1.1.1 .Nhân cách và cấu trúc của nhân cách

2.1.2. Những hạn chế trong việc thực hiên vai trò của gia đình với việc hình

Do sự phát triển của xã hội, đặc biệt do nhu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, cần phải tạo ra những lớp người vừa có

đức, vừa có tài. Từ đó, xã hội ngày càng quan tâm hơn đến việc đào tạo thế

hệ trẻ phát triển hài hòa về nhân cách. Đứng trước yêu cầu đó, gia đình đã nhận thức được trách nhiệm và vai trò của mình trong việc giáo dục con em mình và đã đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì vẫn còn nhiều bất cập:

* Vic chăm lo sc khe, trí tu cho con trẻ đã được các gia đình quan tâm hơn, nhưng vn còn s chênh lch gia các vùng, min

Bên cạnh những gia đình đã chăm lo tốt cho con cái về sức khỏe thì vẫn còn không ít những gia đình vẫn còn nhiều khó khăn về kinh tế, đặc biệt ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Vì vậy, nhiều gia đình không có đủ điều kiện để chăm sóc con cái phát triển một cách tốt nhất về thể

chất. Tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn nhiều, chủ yếu ở vùng nông thôn, do gia đình khó khăn về kinh tế.

Ngoài ra, việc học tập của con cái đã được các bậc cha mẹ chú trọng, tuy nhiên do điều kiện kinh tế - xã hội quy định, nên việc quan tâm tới giáo dục học tập cho con cái trong các gia đình có sự chênh lệch giữa các vùng miền và các giới.

Ở gia đình đô thị và gia đình cán bộ công viên chức nhà nước, do họ

có mức sống ổn định và khá hơn, nên đa số họ có định hướng rõ ràng về

việc học tập của con cái, còn ở gia đình nông thôn và miền núi, do điều kiện khó khăn về kinh tế, vật chất vì vậy, họ không có định hướng rõ ràng về việc học tập của con cái.

Theo số liệu điều tra cho thấy, phần lớn các bậc cha mẹ đều muốn con học đại học, 55,9% đối với con trai và 53,2% đối với con gái. Tỷ lệ định hướng học đại học ở thành phố cao hơn ở nông thôn, ở con trai cao hơn con gái nhưng không nhiều, số người để con tự quyết định việc học tập là 18,4% đối với con trai và 18,2% đối với con gái. Những người chủ

trương chỉ cho con học hết phổ thông trung học mà không học lên cao nữa

đối với con trai chiếm 5,8% và 6,6% đối với con gái [xem bng 2].

Như vậy, chúng ta có thể thấy được việc chăm sóc sức khỏe, trí tuệ

cho con cái đã được các gia đình quan tâm, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, và chênh lệch giữa các vùng miền, mà nguyên nhân chủ yếu là do kinh tế

khó khăn, một phần về nhận thức, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ. Để khắc phục được tình trạng này ngoài sự nỗ lực của gia đình,

đòi hỏi phải có sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, đặc biệt chính sách xóa

đói giảm nghèo, chính sách khuyến học cho học sinh nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, các gia đình cũng cần có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò giáo dục đào tạo ở nước ta hiện nay,

đồng thời có sự nỗ lực vươn lên tăng thu nhập, từ đó có điều kiện cho con cái được học hành tử tế.

* Vic giáo dc đạo đức trong gia đình nước ta hin nay vn còn gp nhiu khó khăn, tr ngi

Việc giáo dục đạo đức trong gia đình đã được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm, nhưng những vấn đề thuộc về đạo đức của bộ phận giới trẻ

nước ta đang có những biểu hiện sa sút, nhiều hành vi trái đạo lý, trái pháp luật, tệ nạn xã hội gia tăng.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em làm trái pháp luật hoặc có nguy cơ làm trái pháp luật. Một trong những nguyên nhân đó là sự

giảm sút vai trò của gia đình trong giáo dục trẻ em; truyền thống và kỷ

cương nề nếp gia đình bị nới lỏng. Gia đình mất dần chức năng kiểm soát con cái. Điều đó được cắt nghĩa bởi nguồn gốc gia đình của trẻ em hư,

phạm tội, sa vào các tệ nạn xã hội thường có ba loại: gia đình không hòa thuận, bố mẹ ly hôn, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút; hoặc gia đình khó khăn về kinh tế, cha mẹ phải đi làm ăn xa không có điều kiện chăm sóc con cái;, hoặc gia đình chưa chú ý chăm sóc con cái, chưa đi sâu vào tâm sinh lý trẻ

em để quản lý việc học tập, giáo dục chúng.

Điều tra về đặc điểm gia đình trẻ em lang thang ở Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: số trẻ có bố mẹ ly thân, ly dị 23%, có bố hay mẹ hoặc cả

hai đều chết là 39%, không biết bố và mẹ là ai 6%, ở với bố dượng hoặc dì ghẻ 36%, sống với bố mẹ 32%. Về lý do đi lang thang, do gia đình tan vỡ

chiếm 55%, để kiếm tiền 14%, do người khác rủ rê 12%, bố mẹ chết 10%, lý do khác 10% [73; 8].

Phỏng vấn 70 cháu nghiện ma túy ở trại giáo dưỡng số 2 Ninh Bình và ở 4 phường tại Hà Nội về nguồn gốc gia đình cho thấy: 10 gia đình bố

mẹ ly hôn, 6 gia đình bố mẹ ly thân, 10 gia đình bố mẹ bất hòa, 6 gia đình bố mẹ có hành vi phạm pháp, 16 gia đình bố mẹ nghiện ma túy, 16 gia đình bố hay mẹ qua đời. Đặc biệt có 6 gia đình làm ăn kinh tế phát đạt, giàu có nhưng chăm làm kinh tế hơn chăm con, nên các cháu đã đi vào con đường nghiện hút[73; 8].

Qua số liệu trên, có thể thấy được nguyên nhân của một số hành vi suy thoái đạo đức ( như ăn chơi, nghiện hút..) của trẻ em, không phải chỉ do lỗi của con trẻ thiếu rèn luyện, thiếu phấn đấu, mà còn là lỗi của người lớn, các bậc cha mẹ thiếu quan tâm, có ảnh hưởng xấu tới con cái.

Trong một số gia đình hiện nay đang có biểu hiện không bình thường trong giáo dục đối với con cái, vừa mất dân chủ, vừa quá tự do. Có những gia đình quá khắt khe với con cái, bắt con cái làm theo ý của cha mẹ, đánh

đập con cái mỗi khi chúng mắc khuyết điểm. Cũng có một số gia đình lại quá tự do, con cái đi đâu, làm gì, quan hệ với ai? gia đình không hề biết. Những hiện tượng đó đã làm cho con thất vọng, chán đời dễ đi đến những

tệ nạn xã hội. Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay với sự cám dỗ về

vật chất, sựđua đòi thiếu lành mạnh, trẻ em dễ đi vào con đường phạm tội. Qua những con số biết nói trên đây, càng thấy được vai trò cực kỳ

quan trọng của gia đình trong việc hình thành nhân cách con người. Những người được sinh ra trong những gia đình có truyền thống học hành, truyền thống cách mạng, gia đình kỷ cương nề nếp, ông bà, cha mẹ là tấm gương sống cho con cái noi theo, gia đình chăm lo tới giáo dục con cái sẽ tạo nên những nhân cách lành mạnh cho xã hội. Ngược lại, những gia đình bất hòa, thiếu gia phong, gia lễ, cha mẹ ăn gian, nói dối khó có thể tạo nên những nhân cách tốt cho xã hội. Điều đó cũng là minh chứng bác bỏ những hiện tượng khi con cái hư hỏng cha mẹ thường đổ lỗi cho xã hội. Các bậc cha mẹ cần hiểu rằng sự thành đạt, trưởng thành của con cái là niềm vui, là hạnh phúc, là thành công lớn nhất của cha mẹ.

Chúng ta thử tưởng tượng sự đau khổ đến chừng nào của những gia

đình có tới hai, ba người con nghiện, mái đầu bạc tiễn đưa những mái đầu xanh về nơi chín suối. Có những người cha, người mẹ đau khổ nuốt nước mắt vào bên trong, khi bị chính những người con đuổi mình ra khỏi ngôi nhà mà bằng mồ hôi công sức của mình xây dựng nên. Vào nhà dưỡng lão xã hội là điều không ai muốn, nhưng còn đau khổ hơn khi những cụ ông, cụ

bà con cái thành đạt nhưng lại tìm cách gửi cha mẹ vào nơi đó để có thời gian làm ăn. Nhân nào quả ấy. Ông bà, cha mẹ chăm sóc dạy dỗ con cái đến nơi đến chốn sẽ cho gia đình, xã hội những hoa thơm quả ngọt, ngược lại chúng ta sẽ nhận được những trái đắng, ăn không được và bỏ cũng không xong. Vì vậy, cần phải nâng cao trách nhiệm của gia đình, của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Để từ đó khắc phục được những hạn chế nêu trên, hướng tới xây dựng những nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ hiện nay.

* Vic giáo dc truyn thng văn hóa dân tc ca gia đình vn còn nhiu hn chế

Dưới sự tác động mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập, toàn cầu hoá nhiều giá trị văn hóa truyền thống trong gia đình

Việt Nam đang có những vận động và biến đổi. Bên cạnh việc xuất hiện nhiều giá trị mới của xã hội hiện đại như lối sống kỷ cương, kỷ luật, khẩn trương thì nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam đang có nguy cơ bị xâm hại và dần mai một đi trong một số gia đình. Nhiều nơi, nhiều gia đình đã có những dấu hiệu của sự khủng hoảng, các mối quan hệ truyền thống vốn tốt đẹp và bền vững trong gia đình đang dần bị mai một đi và ngày càng trở nên lỏng lẻo. Phong cách ứng xử giữa các thành viên trong gia đình trở nên kệch cỡm , thiếu văn minh. Nhiều quan

điểm, cách sống, lối sống xa lạ, lệch chuẩn đang được manh nha dần, đặc biệt là trong lớp trẻ. Xu hướng chạy theo lối sống thực dụng, sùng bái đồng tiền, đề cao lợi ích vật chất, cá nhân vô tình đã quay lưng lại với các giá trị

truyền thống trong gia đình đó là lòng nhân ái, vị tha “thương người như

thể thương thân”, sự đồng cảm, chia sẻ “ nim vui x na, ni bun chia

đôi”, quan tâm lẫn nhau “ mt con nga đau c tàu không ăn cỏ”. Lối sống buông thả trong quan hệ nam - nữ, xem thường tính nghiêm túc trong quan hệ hôn nhân với các biểu hiện như sống vội, sống thử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, ngoại tình, mại dâm…đã và đang là một trong những biểu hiện xuống cấp của đạo đức truyền thống trong hôn nhân và gia đình. Tình trạng con cháu ngược đãi ông bà, cha mẹ; vợ chồng lăng mạ, đánh đập nhau; tỷ lệ ly hôn, ly thân ngày càng cao; nạn buôn bán phụ nữ và trẻ em; tình trạng trẻ hoá tuổi đời phạm tội và mắc phải tệ nạn xã hội của các thành viên trong gia đình ngày một gia tăng…

Trong những năm gần đây cho thấy, nhận thức của thế hệ trẻ về các giá trị truyền thống của dân tộc đã sa sút nghiêm trọng. Trong cuộc sống sôi động của xã hôi hiện đại lớp trẻ ngày càng quên dần đi bầu không khí văn hóa mà ông cha ta đã nuôi dưỡng, làm nên cuộc sống hôm nay, quên đi lời hát ru ngọt ngào để chạy theo những tiếng gõ đập rộn ràng của các bản nhạc phương Tây. Với sự hào nhoáng bên ngoài, gắn với sức mạnh của bộ

máy truyền thông và lợi nhuận của đồng tiền có thể thay đổi cảm xúc của giới trẻđối với văn hóa dân tộc.

Với những nội dung cụ thể của giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc thì hầu hết các bậc cha mẹ chỉ dạy cho con cái những giá trị văn hóa

ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày như: lòng yêu nước, tinh thần

đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tình bạn bè. Ít có những gia đình dạy con những bài hát, những câu chuyện liên quan đến lịch sử dân tộc mình, tới phong tục tập quán của dân tộc mình.

Ngoài ra, các gia đình ở nông thôn thường dạy cho con cái những

đức tính cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động. Họ thường nêu những tấm gương trong lịch sử dân tộc mình, của đất nước hay trong chính gia

đình mình để giáo dục con cái. Còn những gia đình ở thành phố do có điều kiện về kinh tế hơn nên các bậc cha mẹ cố gắng làm hết cho con. Ngoài ra, do ảnh hưởng của kinh tế khó khăn mà nhiều gia đình ở nông thôn không có điều kiện cho con cái đi tham quan thực tế mà chỉ được nghe qua những câu chuyện kể, nên không hiểu sâu sắc về truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là một trong những hạn chế do điều kiện kinh tế gia đình chi phối tới việc giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc của các gia đình hiện nay. Một trong những nguyên nhân dẫn tới giáo dục văn hóa dân tộc trong các gia đình được thực hiện chưa tốt là do sự thiếu hụt những kiến thức này trong các bậc cha mẹ. Thử hỏi bao nhiêu bà mẹ trẻ hiện nay hiểu được những cội nguồn của những phong tục, tập quán làng quê để cắt nghĩa cho con, bao nhiêu bà mẹ trẻ thuộc được những làn điệu dân ca, những bài hát ru cho con của cha ông để lại, từ đó mà vun đắp nuôi dưỡng những tâm hồn trẻ thơ ngay từ lúc nằm trên nôi. Thay cho những lời ru nhẹ nhàng êm ái thấm đẫm tình người là những bài hát, những nhạc mạnh được bật lên khi con khóc. Tất cả những điều đó đã dần làm mai một văn hóa truyền thống của dân tộc.

* Giáo dc hướng nghip cho con trẻ đã được các gia đình quan tâm song vn b buông lng mt s b phn gia đình

Cần phải nói rằng hoạt động hướng nghiệp cho con cái đã được nhiều gia đình quan tâm. Tuy nhiên vẫn còn không ít các gia đình chưa thực sự quan tâm tới hoạt động này [xem bng 1]. Sự thiếu quan tâm trong hướng nghiệp con cái trong một số gia đình có nhiều lý do. Có gia đình do bận làm ăn, chăm lo làm giàu, không dành thời gian cho hoạt động này. Có gia đình do cha mẹ thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức về các nghề nghiệp nên giao phó việc này cho con cái tự quyết định.

Một điều các gia đình cần quan tâm là việc định hướng nghề nghiệp của cha mẹ cho con cái phần nhiều còn mang tính chất cảm tính hay theo phong trào. Phần nhiều các gia đình định hướng cho con cái chọn nghề có thu nhập cao lại đỡ vất vả. Những năm qua số thí sinh thi vào các ngành tài chính, ngân hàng, ngành luật gia tăng. Điều đó đã tạo nên sự mất cân đối trong các ngành nghề, nguồn lao động trong các ngành này dư thừa gây lãng phí cho gia đình và xã hội. Không ít sinh viên hiện nay tốt nghiệp không có việc làm đành đi học cao học, nghiên cứu sinh. Nhưng học cao học ra không biết có xin được việc làm không vẫn là một câu hỏi chưa có lời giải.

Tâm lý trọng danh vẫn còn khá nặng nề trong một số gia đình. Mọi người đều biết đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang đòi một đội ngũ công nhân giỏi tay nghề, có tinh thần kỷ luật và sáng tạo. Hàng hóa Việt Nam muốn có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cần phải có

đội ngũ công nhân giỏi tay nghề. Song theo bảng 5 cha mẹ định hướng cho con cái đi học nghề để trở thành công nhân ở thành phố chỉ có 2,4%, ở

nông thôn chỉ có 6,9%. Chính điều đó đã làm cho sức ép về lao động việc làm của Việt Nam trở nên căng thẳng. Nhiều doanh nghiệp tuyển công nhân kỹ thuật cao không có, trong khi đó lại không ít cử nhân đang thất nghiệp. Xem bảng 1 cho thấy chỉ có 54% số gia đình là thường xuyên quan tâm định hướng nghề nghiệp cho con cái, 25,3% số gia đình thỉnh thoảng mới quan tâm và có tới 20,7% số gia đình không có thời thời gian quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 66 - 75)