Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 36 - 56)

1.1.1 .Nhân cách và cấu trúc của nhân cách

1.2. Gia đình và vai trò gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân

1.2.2. Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con ngườ

con người Vit Nam

Vai trò là tác dụng, là chức năng trong sự hoạt động, sự phát triển của một sự vật, một hiện tượng nào đó. Vai trò của gia đình trong hình thành và phát triển nhân cách con người chính là tác động, là chức năng của gia đình

đối với việc giáo dục, xây dựng lên những nhân cách con người tốt đẹp, những chủ nhân tương lai của đất nước.

Gia đình có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, mà quan trọng nhất đó là vai trò của cha mẹ đối với giáo dục con cái. Tuy nhiên, đối tượng của giáo dục gia đình không phải chỉ là con cái mà còn là mọi thành viên trong gia đình. Hay nói cách khác vai trò giáo dục gia đình đối với trẻ em là một quá trình xã hội hóa diễn ra trên hai mặt. Đó chính là sự tác động qua lại giữa cha mẹ và con cái trong quá trình giáo dục.

Một mặt, trẻ em được học hỏi ở các bậc cha mẹ những kỹ năng, tri thức, kinh nghiệm sống, những giá trị chuẩn mực truyền thống…để trở

thành con người xã hội, để tiếp nhận nền văn hóa, để học đóng vai trò của mình trong các hoạt động xã hội. Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ em bằng việc bảo lưu, giữ gìn và phát triển các giá trị truyền thống để răn dạy con cháu và qua các hành vi mang tính chất nêu gương.

Mặt khác, trẻ em thông qua việc học hỏi từ nhiều thông tin sẽ có khả

năng nắm bắt nhanh nhạy hơn những giá trị mới cũng góp phần vào quá trình hoàn thiện và ổn định nhân cách của các bậc cha mẹ. Trong quá trình

ấy các bậc cha mẹ không thể không luôn tự giáo dục, phải “học để dạy”. Các bậc cha mẹ phải học để dạy bằng nhiều con đường, nhiều phương pháp, nhiều hoàn cảnh và thông qua nhiều kênh thông tin. Lỗ hổng lớn nhất của các bậc cha mẹ ngày nay là thiếu kiến thức, thông tin, kinh nghiệm, thời gian, lòng kiên nhẫn cũng như thiếu nội dung và phương pháp trong việc giáo dục con cái. Qua sự tác động của con cái đến cha mẹ như vậy, các bậc cha mẹ sẽ phải tự tìm hiểu thêm những kinh nghiệm để giáo dục con cái tốt hơn. Từ đó, tri thức cũng như kinh nghiệm của cha mẹ cũng được nâng cao, góp phần phát triển nhân cách của mình.

Mọi thành viên trong gia đình cho dù đó là cha mẹ hay con cái mà cả

dòng họ, làng xã, cộng đồng và xã hội đều luôn luôn phải tự giáo dục về

sóc, dạy dỗ con cái về lòng nhân, hiếu, nghĩa, trí, tín đối với cha mẹ và đối với tổ tiên; lòng nhân ái tương trợ giúp đỡ quan tâm vì nhau, có nhau trong mọi mối quan hệ thân hữu gần xa.

Như vậy, không chỉ cha mẹ có vai trò trong việc hình thành và phát triển nhân cách con cái mà con cái cũng có tác động ngược lại tới cha mẹ. Bởi vì, để dạy dỗ được con cái, thì trước hết các bậc cha mẹ phải là những người có nhân cách tốt. Và thông qua việc giáo dục con cái, đó cũng là cơ

hội để cha mẹ nhìn lại chính mình, và tự hoàn thiện bản thân hơn nữa. Tuy nhiên, vai trò của cha mẹ đối với con cái là quan trọng hơn cả, thể hiện ở

các khía cạnh sau:

Th nht, gia đình là nơi chăm sóc tt nht cho con người phát trin th cht, trí tu.

Gia đình là nơi đầu tiên chúng ta sinh ra và được nuôi dưỡng, tuy nhiên cuộc sống của mỗi chúng ta ra sao đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ phía gia đình. Đó là nơi cho chúng ta những điều kiện tốt nhất để chúng ta phát triển thể chất, và trí tuệ. Mỗi một con người đều được cha mẹ và những người thân chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi lọt lòng cho đến khi trưởng thành.

Để đáp ứng được yêu cầu phát triển tốt về mặt thể chất thì gia đình phải thực hiện hiện tốt chức năng kinh tế của mình. Trong bất cứ điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo nguồn sinh sống, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho các thành viên của mình. Vì vậy, việc sản xuất hàng hóa, tích lũy của cải là công việc cơ bản của gia đình. Thực hiện tốt chức năng kinh tế của gia đình còn tạo nên sự ràng buộc và gắn bó giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất chung, sự chia sẻ lợi ích và quá trình tạo dựng, tích lũy, kế thừa tài sản. Đồng thời nó cũng tạo ra những tiền đề vật chất vững chắc để tổ chức đời sống gia

đình, làm cho gia đình có những đóng góp nhất định vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần cho xã hội. Bên cạnh đó thì gia đình cũng là nơi thỏa mãn các nhu cầu hàng ngày về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, giải trí…của các thành viên trong gia đình, nhằm tái tạo lại thể chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình sau thời gian lao động, học tập vất vả.

Như vậy, tùy vào điều kiện của từng gia đình mà mỗi cá nhân được chăm sóc ở mức độ khác nhau. Nếu gia đình có điều kiện thuận lợi thì sẽ

tạo những điều kiện tốt nhất cho con cái học tập và rèn luyện. Cha mẹ có

đầy đủ kiến thức để tạo dựng cho trẻ những kiến thức đầu tiên để bước vào

đời. Trong trường hợp đó con người được phát triển lành mạnh về thể chất và trí tuệ, tạo cơ sở hình thành những nhân cách tốt cho xã hội. Ngược lại, một gia đình khó khăn về kinh tế “ăn bữa nay lo bữa mai”, bố mẹ thất học thì con cái khó có được một thể chất cường tráng, một trí tuệ thông minh,

điều đó sẽ khó khăn cho việc phát triển nhân cách.

Bên cạnh việc chăm sóc về thể chất cho trẻ bằng cách tạo những thói quen lành mạnh trong sinh hoạt, tập cho trẻ biết cách rèn luyện bản thân để

có thể chất tốt, thì các bậc cha mẹ còn tạo điều kiện cho trẻ học tập không chỉ ở trong nhà trường mà còn ở cả bên ngoài xã hội, cung cấp đầy đủ vật chất, và tinh thần cho trẻ có điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng của mình. Gia đình tạo mọi điều kiện cho con cái sinh trưởng và phát triển toàn diện tránh những què quặt về thể chất và tâm hồn. Hơn nữa, gia đình tạo

điều kiện cho mọi thành viên được phục hồi và tăng cường sức khỏe sau mỗi ngày lao động, cho người già có cuộc sống đầy đủ và vui vẻ.

Trong bất cứ điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo nguồn sinh sống, các nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần cho các thành viên của mình. Vì vậy, việc sản xuất hàng hóa, tích lũy của cải là công việc cơ bản của gia đình. Đồng thời, thông qua hoạt động sản xuất kinh tế của mình, gia

cộng đồng và xã hội. Khi gia đình đảm bảo được các nhu cầu về vật chất như vậy thì sẽ tạo ra những điều kiện tốt nhất giúp con cái phát triển tốt về

thể chất, và trí tuệ.

Th hai, gia đình là nơi đặt nn móng cho vic hình thành nhân cách ca con người.

C.Mác đã khẳng định rằng, con người là một sinh vật – xã hội. Sau khi lọt lòng mẹ, nếu đứa trẻ không được sống trong môi trường xã hội loài người, không được hưởng chế độ giáo dục của gia đình, của xã hội thì đứa trẻ sẽ không trở thành một con người theo đúng nghĩa của nó. Trường hợp một đứa trẻ Ấn Độ là một ví dụ: Một cháu bé Ấn Độ với lý do nào đó mà

được bầy sói nuôi dưỡng, không có sự tiếp xúc với xã hội con người, vì vậy

đứa trẻđó chỉ biết bò chứ không biết đi, chỉ có tiếng hú chứ không có ngôn ngữ của con người. Do vậy, chỉ có trong môi trường xã hội loài người, con người mới trở thành con người hiện thực.

Gia đình là môi trường đầu tiên của con người, ở đây con người được giáo dục toàn diện, xây dựng một nhân cách từ tấm bé cho đến khi trưởng thành. Hay nói cách khác thì nó là nơi đặt nền móng cho sự hình thành nhân cách của con người. Ngay từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành, con người luôn được ông bà, cha mẹ và những người thân xung quanh nuôi dưỡng, truyền thụ những kinh nghiệm sống, những kinh nghiệm lao động sản xuất, những phẩm chất đạo đức để trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Gia đình là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người. Những mối quan hệ trực tiếp giữa đứa trẻ và cha mẹ là những tác

động qua lại đầu tiên trong đời sống xã hội của đứa trẻ. Trong gia đình, các em nhận được những kinh nghiệm và kỹ năng sống đầu tiên.

Nếu một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình đầy tình thương và trách nhiệm, gia đình ấm no, hạnh phúc sẽ có điều kiện tốt phát triển nhân

cách. Tình thương của cha mẹ đối với con cái sẽ đặt nền móng cho sự hình thành phát triển tình thương của mỗi con người. Con cái nhận được tình thương cha mẹ, đứa trẻ đó sẽ biết thương yêu trở lại cha mẹ và thương yêu những người khác. Một đứa trẻ sinh ra đã bị hắt hủi, không được quan tâm về mọi mặt cũng dễ trở thành những nhân cách khiếm khuyết như: thù hận với cuộc đời, đố kị, thù ghét những người khác…

Gia đình là môi trường đầu tiên trang bị những kỹ năng sống cho các em. Nếu cha mẹ có kiến thức, có hiểu biết sẽ thuận lợi trong giáo dục con cái. Cuộc sống là vô cùng đa dạng phong phú, thuận lợi cũng có, mà khó khăn cũng không ít. Cha mẹ phải giảng dạy cho con cái khi thuận lợi thì phải làm gì? khi khó khăn phải có quyết tâm, có nghị lực vượt qua những khó khăn đó. Cha mẹ có hiểu biết về tri thức khoa học, hiểu biết về phong tục tập quán sẽ thuận lợi khi giáo dục, sửa chữa cho con cái trước những hành vi ứng xử sai, và biết xử lý đúng các tình huống.

Mỗi đứa trẻ có năng khiếu khác nhau, có tính cách khác nhau. Cha mẹ

là người theo dõi và có những hiểu biết về điều đó. Cha mẹ nếu biết khuyến khích con cái làm những việc tốt, tránh những việc xấu, uốn nắn từng chút một, như uốn nắn “chồi cây non”, đứa trẻ đó sẽ phát triển những năng khiếu những điều tốt, ngược lại sẽ bị hạn chế.

Một biện pháp giáo dục chỉ có hiệu quả đối với một đứa trẻ khi chúng ta biết được tính cách và đặc điểm tâm sinh lý của đứa trẻ đó và tìm ra biện pháp, phương pháp giáo dục phù hợp. Cha mẹ là người hiểu hơn ai hết tính cách của con cái mình. Do vậy, nếu chúng ta có phương pháp giáo dục phù hợp với từng nét cá biệt của từng đứa trẻ sẽ giúp phát triển nhân cách của trẻ theo chiều hướng tiến bộ, đặt cơ sở nền tảng quan trọng cho sự hình thành nhân cách gốc của trẻ, thúc đẩy sự hình thành nhân cách ở tuổi thành niên, củng cố, giữ gìn nhân cách con người ở tuổi trưởng thành và khi về

già. Ngược lại, nếu thiếu đi vai trò của giáo dục gia đình ngay từ khi trẻ còn nhỏ sẽ gây ra sự phát triển thiếu hụt, lệch lạc về nhân cách của trẻ, gây ra

những hậu quả nghiêm trọng đối với gia đình và xã hội. Nhà giáo dục học nổi tiếng người Nga, A.Macarencô đã chỉ rõ: Đứa tr sinh ra như t giy trng, b m, ông bà v lên t giy đó hình nh gì thì nó s theo đứa trẻ đi hết quãng đời còn li, gia đình hình thành và in đậm nhân cách gc cho

đứa tr. Ch có gia đình mi có vai trò hình thành nhân cách gc cho con người, các t chc xã hi khác không làm thay được, nhng nhân cách gc hình thành ch yếu t 0 đến 5 tui mi con người.

Qua sự phân tích trên, có thể nhận thấy, vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, xuyên suốt cả cuộc đời mỗi con người, và nó là nơi đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách.

Th ba, gia đình góp phn phát trin toàn din nhân cách cho mi con người

Nhân cách được hình thành và phát triển trong suốt cuộc đời của con người. Trong đó, gia đình là nơi thường xuyên giáo dục, phát triển nhân cách con người một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực. Bao gồm giáo dục

đạo đức, giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục hướng nghiệp và giáo dục giới tính.

+ Giáo dc đạo đức

Đạo đức là một trong những hình thái của ý thức – xã hội, là tổng hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực giúp con người tự giác điều chỉnh hành vi ứng xử của mình trong quan hệ giữa người với người, giữa con người với xã hội nhằm đạt tới chân - thiện - mĩ. Đạo đức nảy sinh do nhu cầu của đời sống trên nền tảng của hoạt động sản xuất kinh tế - xã hội, với tư cách là một nội dung của phạm trù ý thức xã hội, đạo đức cũng là sản phẩm của những điều kiện lịch sử - xã hội, vì vậy khi xã hội thay đổi thì

đạo đức cũng có sự biến đổi và tác động lại hoặc làm cho xã hội không ngừng tiến bộ, hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội.

Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển những tri thức, những chuẩn mực đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cá nhân, thành sự hiểu

biết, thành ý chí, niềm tin, thành nhu cầu, động cơ, năng lực bên trong mỗi cá nhân và sau đó là sự tự nguyện, tự giác hành động. Nói cách khác, giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóa đạo

đức cá nhân.

Đạo đức là mục tiêu phấn đấu của xã hội chúng ta. Trong các văn kiện, các đại hội gần đây, Đảng ta đã nêu mục tiêu phấn đấu của chúng ta là xây dựng một xã hội “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Xét trên phương diện đạo đức cũng là mục tiêu phấn đấu của xã hội Việt Nam. Chúng ta phải ra sức phấn đấu cho xã hội ngày càng tiến bộ

văn minh. Người người biết làm điều thiện. Xây dựng một quan hệ tốt đẹp giữa mọi người, sống với nhau một cách nhân văn, nhân đạo…

Như vậy, đạo đức là mục tiêu, là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội chủ nghĩa. Con người là sản phẩm của hoàn cảnh, đồng thời là chủ

thể cải tạo hoàn cảnh. Trước đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ muốn có chủ nghĩa xã hội trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Muốn có những con người xã hội chủ nghĩa, có năng lực, có trình độ khoa học công nghệ, có tay nghề, có năng lực quản lý, có phẩm chất đạo đức chúng ta phải quan tâm tới giáo dục đào tạo, tạo ra một phong trào “ cả

nước trở thành một xã hội học tập”.

Đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng nhân cách con người. Muốn tạo ra những con người mới có nhân cách tốt thì chúng ta cần đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức từ gia đình tới nhà trường và xã hội. Trong đó, giáo dục đạo đức trong gia đình là nền tảng là bước đầu tiên, là vô cùng quan trọng.

Gia đình là xã hội thu nhỏ, gia đình là tế bào của xã hội. Nói như thế để thấy được vai trò của gia đình trong xã hội ngày nay, đặc biệt là trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát huy vai trò của gia đình trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người việt nam hiện nay (Trang 36 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)