C愃ऀi thiện quy trình tuyển dụng

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT (Trang 47 - 49)

3.2.1 .Làm tốt công tác tuyển mộ

3.2.2. C愃ऀi thiện quy trình tuyển dụng

Chọn lọc hồ sơ kỹ càng

Sau khi ph漃ng hành chính nhân sự tiếp nhận hồ sơ xin việc tại địa điểm, ngày giờ đã đúng theo như quy định, ph漃ng hành chính nhân sự cần thực hiện tốt khâu chọn lọc hồ sơ nhằm ngay từ đầu loại đi những ứng viên không đáp ứng được yêu cầu của công ty, điều này tránh lãng phí thời gian, chi phí đến quá trình tuyển dụng của công ty. Để được như vậy, những người chịu trách nhiệm sàng lọc hồ sơ cần có tiêu chuẩn rõ ràng, khách quan trong việc chọn lọc, tránh để xảy ra tình trạng chọn lọc hồ sơ theo cảm tính. Tùy thuộc vào vị trí công việc bộ phận khác nhau mà có tiêu chuẩn sàng lọc hồ sơ khác nhau nhưng thiết phải có các tiêu chuẩn cơ bản. Sau khi xem xét, bộ phận tuyển dụng nên chia ra làm 3 hạng: hạng A khá tốt hoặc đủ điều kiện, hạng B trung bình, có thể chĀp nhận và hạng C là yếu kém so với tiêu chuẩn mà công việc đ漃i hỏi nên loại.

Hoàn thiện công tác thi tuyển và phỏng vĀn

Trước khi thi, để đảm bảo ứng viên không bị ảnh hưởng, không bị tác động hoặc làm phiền trong quá trình thi ph漃ng HC-NH cần phải chuẩn bị tốt cơ sở hạ tầng và thiết bị liên quan.

Bộ phận ra đề thi cần phải soạn đầy đủ đề thi và chú ý tới nội dung thi. Bài thi có nội dung ngắn gọn, rõ ràng, tránh gây hiểu nhầm cho các ứng viên. Nội dung bài thi phải đáp ứng được mục đích thi tuyển, chú trọng nội dung mà công ty muốn kiểm tra. Nội dung đề thi bám sát với tình hình thực tế tại công ty. Công ty nên bऀ sung hình thức thi trắc nghiệm trong quá trình thi tuyển. Phương pháp trắc nghiệm kết hợp với phỏng vĀn sẽ giúp công ty tuyển chọn được những ứng viên thông minh, nhanh nhẹn, phù hợp với yêu cầu đặt ra. Tùy vị trí mà công ty nên thiết lập bài trắc nghiệm chuyên môn cho từng vị trí công việc: trắc nghiệm tâm lý, trắc nghiệm về kiến thức tऀng quát, trắc nghiệm về khả năng chuyên môn và năng khiếu, trắc nghiệm về trí thông minh, … Quá trình phỏng vĀn phải được thực hiện một cách chuyên nghiệp. Tùy từng vị trí phỏng vĀn mà thành viên hội đồng sẽ là khác nhau:

Giám đốc sẽ trực tiếp phỏng vĀn những người dự tuyển vào vị trí cao như PGĐ, Trưởng ph漃ng, Phó trưởng ph漃ng vì họ sẽ là những người sau này làm việc trực tiếp với GĐ.

Trưởng ph漃ng Hành chính - Nhân sự sẽ phỏng vĀn các ứng viên có chức danh tương đối cao vì trưởng ph漃ng HC-NS là người hiểu rõ về công ty, nghiệp vụ chuyên môn cần có ở vị trí điều hành khác trong công ty.

Trưởng ph漃ng ban, sẽ phỏng vĀn các ứng viên mà họ cần tuyển vào bộ phận của mình. Vì họ sẽ biết rõ ứng viên nào là phù hợp với yêu cầu ở vị trí đó

Chuyên viên phỏng vĀn của Công ty là những người được đào tạo chuyên nghiệp, có khả năng nhận biết điểm mạnh, điểm yếu của một ứng cử viên, nắm bắt tâm lý của ứng cử viên đó trong suốt quá trình phỏng vĀn.

Trong suốt quá trình phỏng vĀn, các câu hỏi đặt ra phải chính xác ngắn gọn, chủ yếu tập trung vào những nội dung như sau:

Ứng cử viên đã từng đảm nhận vị trí nào của đơn vị khác? Thành tích nऀi bật tại vị trí đó ? Tại sao họ lại nghỉ công việc ở vị trí đó?

Mối quan hệ ở công ty cũ của ứng cử viên trước đây như thế nào? Tốt hay không?

Lý do vì sao ứng cử viên lựa chọn công ty Sao Nam Việt? Mong muốn của bạn khi đảm nhận vị trí này? Hiểu biết của bạn về lịch sử hình thành phát triển của công ty?

Trong cuộc sống, bạn có lập kế hoạch của mình không? Mục đích theo đuऀi và làm gì để đạt được mục đích đó?

Nhận xét của bạn về buऀi phỏng vĀn này như thế nào? …

Để tạo bầu không khí thoải mái,thân thiện. Công ty cần tạo điều kiện để ứng cử viên được đặt câu hỏi ngược lại.

Thẩm tra thông tin

Trong trường hợp ứng cử viên do người thân hoặc người quen giới thiệu thì công ty nên kiểm tra nguồn tham khảo. Nguồn tham khảo ở đây có thể là chính nhân viên trong công ty hoặc người bên ngoài. Công ty sẽ đặt ra những câu hỏi cho người giới thiệu như sau:

- Bạn đã quen ứng viên này bao lâu và họ có khả năng gì ? - Ưu điểm và khuyết điểm mà bạn nhìn thĀy ở họ?

- Mối quan hệ của họ tại đơn vị cũ và đối với bạn bè người thân như thế nào? - Tại sao họ phải thay đऀi nơi làm việc

Hướng dẫn và đánh giá quá trình thử việc

Giai đoạn thử việc là giai đoạn giúp công ty xác định có tuyển dụng chính thức ứng viên hay không. Thông qua quá trình thử việc này, công ty sẽ đánh giá được trình độ khả năng đáp ứng được yêu cầu của ứng viên. Khi nhân viên mới vào công ty cần triển khai bản mô tả cụ thể công việc mà họ cần làm và làm như thế nào, như vậy sẽ giúp cho họ không lúng túng, bỡ ngỡ với công việc. Bản mô tả công việc được lập kỹ lưỡng, cụ thể từng vị trí công việc, yêu cầu về công việc mà nhân viên cần làm, bên cạnh đó để họ quen được với công việc sẽ có cán bộ hướng dẫn cho họ trong thời gian này.

Kết thúc thời gian thử việc tại công ty, công ty nên ghi nhận những ý kiến, kiến nghị của nhân viên thử việc về những thiếu sót hạn chế trong thời gian thử việc để khắc phục giúp nhân viên thử việc làm tốt hơn công việc được giao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỀ TÀI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ TẠI CÔNG TY TNHH SAO NAM VIỆT (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)