LQ + +
CPI - -
GDP - -
Qinhua Pan, ROA LNGDP +
Meiling Pan. M1 +
(2014) R +
INF +
LNSTOCK -
Ali, K., ROA LNTA 0 0-
Akhtar, F.M. ROE OE 0 -
(2011) CAP - 0
CPI - 0 Delis, D.M , ROA EA + Athanasoglou, PL - P.P, Brissimis, PR + N.S. (2006) EXP - S - HH - CPI +
Kiganda, O.E. ROA GDP +
(2014) INF +
E -
Deger Alper , ROA IogA + +
Adem Anbar. ROE CA 0 0
(2011) LFA + 0 LA + 0 LQD 0 0 DP 0 0 NIM 0 0 NII + 0 GDP 0 0 CPI 0 0 RI 0 +
Aburime, T.U. ROA RIR +
(2008) INF +
MP 0
CTP -
ERR -
Diệu Chi và CPI +
Nguyễn Thị AIOR -
Thuỳ Trang INC -
các kết quả nghiên cứu về sự tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời.
Mỗi nghiên cứu kết luận về sự tác động không giống nhau, từ mức tác động không đáng kể đến tác động tiêu cực và tích cực. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trong và
ngoài nước, các tác giả đều chỉ ra rằng các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), tỷ lệ lạm phát (INF), lãi suất cho vay bình quân (LIR), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ tiền gửi (DEP), tỷ lệ cho vay (NLTA), quy mô (SIZE), đều có ảnh hưởng
đáng kể đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
2.4. Tóm tắt chương 2
Tác giả đề cập khái quát các lý thuyết liên quan đến yếu tố kinh tế vĩ mô và khả năng sinh lời cũng như cách đo lường khả năng sinh lời. Các lý thuyết này cho thấy cái nhìn tổng quan về yếu tố kinh tế vĩ mô và sự ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng.
Ngoài ra, tác giả còn đưa ra một số thực nghiệm các nghiên cứu trong và ngoài
nước để làm cơ sở lý luận cho việc lập luận và hình thành mô hình nghiên cứu cho những chương tiếp theo.
Ký hiệu
Tên Biên Cách thức đo lường
Biên Phụ Thuộc
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu mô hình nghiên cứu
Dựa theo bài nghiên cứu và kết quả các nghiên cứu của Saeed, S.A. (2014); Kiganda, O.E. (2014); Ali, K., Akhtar, F.M. (2011); Nguyễn Thị Diệu Chi và Nguyễn
Thị Thuỳ Trang (2017);... Mô hình nghiên cứu tổng quát có dạng:
ROAiit= 0o+ β1CAPi∣t+ β2DEPit+ β3NLTAiιt+β4SIZEi't+ β5LIQi,t +
β6GDPt+β7INFt + β8LIRi∣t + β9CR3i,t + εi't (1)
ROEiit= β0+ β1CAPi∣t+ β2DEPit+ β3NLTAiιt+β4SIZEi't+ β5LIQi,t +
β6GDPt+β7INFt + β8LIRi∣t + β9CR3i,t + εi't (2) Trong đó:
CAPi t - Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t DEPiit - Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
NLTAit - Tỷ lệ cho vay khác hàng trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t LIQyt - Khả năng thanh khoản trên tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t SIZEiit - Logarit tổng tài sản của ngân hàng i trong năm t
GDPt - Tốc độ tăng trưởng kinh kế của Việt Nam trong năm t INFt - Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm t
LIRi t - Lãi suất cho vay bình quân của ngân hàng trong năm t CR3i't - Tỷ lệ tập trung của 3 ngân hàng i trong năm t
Dựa vào các nghiên cứu trước về khả năng sinh lời của các ngân hàng, tác giả đã chọn chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời thông qua 2 biến phụ thuộc là ROA và ROE.
• Nhóm các yếu tố vi mô bao gồm biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ tiền
gửi (DEP) và tỷ lệ cho vay (NLTA), khả năng thanh khoản (LIQ).
• Nhóm các yếu tố vĩ mô bao gồm biến tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát
(INF) và lãi suất cho vay bình quân (LIR).
• Nhóm các yếu tố thị trường, bài viết sử dụng biến quy mô ngân hàng (SIZE)
và biến tập trung ngân hàng (CR3).
Công thức tính và ý nghĩa về tác động của các biến được sử dụng trong mô hình nghiên cứu được miêu tả chi tiết tại Bảng 3.1
trênvốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu
Biên Độc Lập
CAP Tỷ lệ vốn chủ sở Vốn chủ sở hữu
hữu Tổng tài sản
LIQ Khả năng thanh Thnnh khoản tài sản
khoản Tổng tài sản
NLTA Tỷ lệ cho vay Cho uny ròng
Tổng tài sản
SIZ
E hàngQuy mô ngân Logarit của tổng tài sản
DEP Tỷ lệ tiền gửi Tổng tiền gửi
Tổng tài sản
CR3 Mức độ tập trung Tổng tài sản 3 ngân hàng có tài sản /ớn nhất
Tổng tài sản củn 29 ngân hàng
Biên Độc Lập Kinh Tê Vĩ Mô
GDP Tốc độ tăng trưởng
kinh tế Dữ liệu của tổng cục thống kê
Ket quả nghiên cứu của Pasiouras, F., Kosmidou, K. (2007); Sufian, F., Chong, R.R. (2008) cho rằng nếu một ngân hàng ưa thích vốn để đầu tư có rủi ro cao thì nó có thể làm tăng mức sinh lời bằng cách tránh những cú sốc về thanh khoản và
tín dụng. Giả thuyết 1: Tỷ lệ vốn chũ sỡ hữu trên tổng tài sản có mối quan hệ
đồng
biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Bikker, J.A., Hu, H. (2002); Gul, S., Irshad, F., Zaman, K. (2011) cho biết ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có nhiều nguồn vốn để giải ngân cho vay khách
hàng và từ đó tăng lợi nhuận kiếm được từ các khoản vay. Giả thuyết 2: Quy mô
ngân hàng có mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời.
Nghiên cứu của Lee, C.C., Hsieh, F.M. (2013) các ngân hàng chủ yếu dựa vào
tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng cho khách hàng khác, đây là khoản tài trợ với mức phí rẻ nhất cho các ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng nhận được nhiều tiền gửi hơn sẽ có thể cung cấp nhiều cơ hội cho vay hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Nhưng
nếu ngân hàng không có khả năng giải phóng tiền thông qua các khoản cho vay có thể làm giảm mức sinh lời bởi vì phải trả lãi cho người gửi tiền đối với khoản tiền gửi
có kỳ hạn. Giả thuyết 3: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản có quan hệ đồng biến với
khả năng sinh lời của ngân hàng.
Khả năng thanh khoản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định khả năng sinh lời của ngân hàng, các ngân hàng cần duy trì một mức độ thanh khoản nhất định để tạo ra một lượng tiền mặt thích hợp. Ngân hàng có tính thanh khoản cao
nếu họ sở hữu đủ tiền mặt và các tài sản lưu động khác. Berríos, R.M. (2013) ngân hàng cần tạo ra sự cân bằng giữa dự trữ tiền mặt và các khoản tín dụng cho vay đối
với người đi vay vì cho vay giúp ngân hàng có lãi. Giả thuyết 4: Khả năng thanh
khoản trên tổng tài sản có mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Rủi ro lạm phát là rủi ro về khả năng tăng giá phổ biến của các loại hàng hoá và dịch vụ và dẫn đến hậu quả làm giảm giá trị của các tài sản tài chính. Các ngân hàng thường xuyên cảnh giác với khả năng sức mua của thu nhập lãi và vốn gốc thu lại từ đầu tư chứng khoán và cho vay bị suy giảm do tác động của lạm phát, mặc dù ngày nay vấn đề này ít nghiêm trọng hơn so với những thập niên trước đây. Lạm phát
cũng có thể làm hao mòn giá trị đầu tư của các cổ đông tại một ngân hàng. Bằng cách
đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn và có lãi suất thả nổi. Perry (1992) chỉ ra rằng nếu lạm phát được kì vọng hoàn toàn, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất để gia tăng
thu nhập lãi nhanh hơn so với mức độ gia tăng của chi phí lãi. Ngân hàng do đó có thể gia tăng các khoản cho vay, trong khi do áp lực cạnh tranh, các hoạt động huy động vốn có thể sụt giảm, do đó làm gia tăng khe hở tài trợ, gia tăng rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, nghiên cứu của Bourke Philip (1989) chỉ ra một tiêu cực mối quan
hệ giữa lạm phát và khả năng sinh lời của ngân hàng, mối quan hệ nghịch đảo giữa lạm phát và khả năng sinh lời chủ yếu dựa vào khả năng dự đoán lạm phát xảy ra của
ngân hàng. Nếu các ngân hàng thành công trong việc dự đoán tỷ lệ lạm phát và sự xuất hiện của nó, điều này có nghĩa là họ có thể nghĩ ra các chiến lược thích hợp để
đối phó với tình huống này. Giả thuyết 5: Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ nghịch
biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Akhigbe, A., Madura, J., Marciniak, M. (2012) thấy rằng các ngân hàng có nhiều vốn trải qua sự sụt giảm giá cổ phiếu nghiêm trọng hơn trong thời gian cuộc khủng hoảng tài chính. Tuyên bố trong cuộc khủng hoảng tài chính, giá trị tài sản ngân hàng khi tiếp xúc với một nền kinh tế yếu kém và một cú sốc nghiêm trọng về giá bất động sản được dùng làm tài sản thế chấp cho nhiều các khoản vay của họ. Albertazzi, U., Gambacorta, L. (2009) khẳng định rằng điều kiện kinh tế tồi tệ có thể làm xấu đi chất lượng của danh mục cho vay, tạo ra tổn thất tín dụng, cuối cùng làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Có nghĩa với tăng trưởng GDP thực sự giúp cải thiện điều kiện kinh tế, tăng nhu cầu cho vay của các hộ gia đình và các công ty và cải thiện điều kiện tài chính của người vay, với những tác động tích cực về lợi nhuận
thuyết 6: Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Nghiên cứu của Trujillo-Ponce, A. (2013) kết quả thu được cho thấy lợi nhuận ngân hàng cao trong những năm này có liên quan đến tỷ lệ lớn cho vay trong tổng tài
sản, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng cao, hiệu quả tốt và rủi ro tín dụng thấp. Giả thuyết
7: Tỷ lệ cho vay có mối quan hệ đống biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Lãi suất cho vay tăng làm tăng lợi nhuận của ngân hàng do chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay được nới rộng, bởi trong ngắn hạn lãi suất huy động không kịp điều chỉnh so với tốc độ tăng của lãi suất cho vay. Nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) cho kết quả mối quan hệ thuận chiều giữa lãi suất và khả năng sinh lời của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiên cứu của Demirguc-Kunt, Huizinga (1999) cho rằng lãi suất cho vay tăng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải điều chỉnh lãi suất huy động nên làm tăng chi phí huy động vốn, từ đó làm giảm lợi nhuận. Điều này có thể xảy ra trong dài hạn, còn trong ngắn hạn thì việc tác động là cùng chiều. Tóm lại, lãi suất cho vay bình quân toàn ngành tăng ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập lãi của hệ
thống ngân hàng, thu nhập từ lãi tăng sẽ đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng. Giả
thuyết 8: Lãi suất cho vay bình quân có mối quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Dựa theo lý thuyết cấu trúc - hành vi - hiệu quả: mức độ tập trung của ngân hàng có mối quan hệ trực tiếp với năng lực cạnh tranh của họ, khuyến khích họ liên kết với nhau. Do đó, tốn tại mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ tập trung NH và khả năng sinh lợi. Đồng nghĩa mức độ tập trung ( vốn CSH) càng cao thì lợi nhuận càng nhiều. Vouldis, A. T., & Metaxas, V. L. (2012) và Nguyễn Thế Bính (2015) Kết quả nghiên cứu là hệ thống ngân hàng thương mại VN đã và đang có những thay đổi mạnh mẽ trong tiến trình tái cấu trúc theo hướng giảm số lượng những ngân hàng yếu kém, gia tăng quy mô thông qua hoạt động M&A nhằm mục tiêu xây dựng một hệ thống ngân hàng an toàn, hiệu quả với năng lực cạnh tranh cao. Cạnh tranh cao trong thị trường ngân hàng là một trong những yếu tố giúp cho hệ thống ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những lo ngại về
sự tập trung quy mô từ hoạt động M&A trong hệ thống ngân hàng thương mại sẽ gia tăng mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm, qua đó, ảnh hưởng xấu đến môi trường
cạnh tranh đến thời điểm này vẫn chưa xảy ra. Giả thuyết 9: Mức độ tập trung có
quan hệ đồng biến với khả năng sinh lời của ngân hàng.
Tác giả đặt ra những giả thuyết trên cùng với kỳ vọng về tác động của các biến
độc lập và biến kiểm soát đối với biến phụ thuộc ROA và ROE.
Bảng 3. 2: Bảng tổng hợp sự kỳ vọng của các biến độc lập tác động đến biến phục thuộc
Calomiris, W.C., Wilson, B. (2004) Bikker, J.A., Hu, H. (2002); Gul, S., Irshad, F., Zaman, K. (2011)
SIZE + +
Lee, C.C., Hsieh, F.M. (2013); Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh
(2017)
DEP + +
Berríos, R.M. (2013); Wolf Wagner (2007); Võ Xuân Vinh và Mai Xuân
Đức (2017)
LIQ + +
Vouldis, A. T., Metaxas, V. L. (2012); Nguyễn Thế Bính (2015); Berger, A.,
Hannan, T. (1989); Kasman, A., Carvallo, O. (2014)
CR3 + +
Perry (1992); Bourke Philip (1989);
Molyneux, P., Thornton, J. (1992)
Trujillo-Ponce, A. (2013); Demirguc- Kunt, A., Huizingua, H. (1999); Lee,
C.C., Hsieh, F.M. (2013)
NLTA + +
Alper, D., Anbar, A. (2011); Demirguc-Kunt, A., Huizinga, H.
(1999)
3.3. Phương pháp nghiên cứu3.3.1. Phương pháp dữ liệu bảng 3.3.1. Phương pháp dữ liệu bảng
Tác giả sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng (Panel data regression) cho
mẫu nghiên cứu gồm 29 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ năm 2009 đến 2020.
Dữ liệu bảng là dạng dữ liệu kết hợp của dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu dạng chéo. Đây là dạng dữ liệu được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu, được kết hợp từ 2 loại dữ liệu khác nhau là dữ liệu chuỗi thời gian (Time series) và dữ liệu chéo (Cross - section data). Dữ liệu chuỗi thời gian là tập hợp các quan sát của một biến số được thu thập theo thời gian gắn liền với một tần suất quan sát cụ thể. Dữ liệu
chéo tập hợp thông tin của nhiều biến tại một thời điểm cụ thể.
Sự kết hợp này đã tạo ra rất nhiều thuận lợi đáng kể trong quá trình nghiên cứu, tiêu biểu nhất là trong việc phân tích mối liên hệ giữa các thành phần kinh tế theo thời gian hoặc là trong phân tích sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu xác định.
Có hai kiểu cấu trúc dữ liệu bảng: Bảng cân bằng (Balanced) và Bảng không cân bằng (Unbalanced). Bảng cân bằng khi các đối tượng có đầy đủ các số liệu trong tất cả các năm quan sát, không bị mất số liệu (Missing value) trong bất cứ năm quan sát nào. Bảng không cân bằng khi trong các năm quan sát của một hay nhiều đối tượng nào đó không có giá trị. Bảng không cân bằng là dạng thường gặp khi nghiên cứu dữ liệu bảng.
Để ước lượng mô hình dữ liệu bảng, chúng ta có thể ước lượng qua 3 cách phổ
biến:
• Ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS)
• Ước lượng mô hình tác động cố định (Fixed effects model - FEM)
• Ước lượng mô hình tác động ngẫu nhiên (Ramdom effects model - REM)
3.3.1.1. Mô hình bình phương nhỏ nhất - Pooled OLS (Ordinary Least Square)
Mô hình Pooled OLS là mô hình mà trong đó tất cả các hệ số không đổi theo thời gian và theo cá nhân. Đây là cách tiếp cận đơn giản nhất và là mô hình đơn giản nhất khi không xem xét đến không gian và thời gian của dữ liệu kết hợp mà chỉ ước lượng theo hồi quy OLS thông thường. Cho nên mô hình này có thể đưa ra những kết
quả không hoàn chỉnh và không thực tế về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến
phụ thuộc.
3.3.1.2. Mô hình hồi quy tác động cố định - FEM (Fixed Effect Model)
FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tác ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không thay
đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (Net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc.
Khi các đơn vị chéo được quan sát không đồng nhất, FEM được sử dụng để
phản ánh tác động k của biến giải thích Xk,it đến biến phụ thuộc Yit. Theo đó FEM
giả định các hệ số hồi quy riêng giống nhau giữa các đơn vị chéo, các hệ số chặn hồi quy được phân biệt giữa các đơn vị chéo.
Năm Số ngân