Dấu (+) thể hiện sự tác động cùng chiều, dấu (-) thể hiện sự tác động ngược chiều, kí hiệu (0) thể hiện biến không có ý nghĩa thống kê
Tỷ lệ vốn CSH: Đúng như kỳ vọng, tỷ lệ vốn CSH có mối quan hệ cùng chiều
với khả năng sinh lời dựa trên chỉ tiêu ROA, tức là khi vốn CSH càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao. Đối với ngân hàng, khi vốn tăng có nghĩa nguồn lực tăng thêm sẽ dể dàng cho vay nhiều hơn. Bên cạnh đó vốn CSH vẫn tác động cùng chiều với lợi nhuận với mức ý nghĩa 1%, điều này cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của ngân hàng là hiệu quả và theo hướng phát triển tốt. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây như: Pasiouras, F., Kosmidou, K. (2007); Sufian, F., Chong, R.R. (2008); Besanko, D., Kanatas, G. (1996); Calomiris, W.C., Wilson, B. (2004)
Quy mô ngân hàng: Đúng như kì vọng, quy mô ngân hàng có mối quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu khả năng sinh lời và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong mô hình. Điều này chỉ ra rằng, các NHTMCPVN càng mở rộng hoạt động, gia tăng tài sản, quy mô vốn tăng sẽ tạo ra nhiều thu nhập từ các hoạt động tín dụng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra và phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Bikker, J.A., Hu, H. (2002) và Gul, S., Irshad, F., Zaman, K. (2011).
Thực vậy, ở Việt Nam, các ngân hàng có quy mô lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV... có lợi thế cạnh tranh có thể thu hút được các dòng vốn huy động lớn từ các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước với lãi suất thấp, với chi phí đầu vào thấp sẽ cải thiện được biên lợi nhuận của ngân hàng.
Khả năng thanh khoản: Đúng như kỳ vọng, khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng với mức ý nghĩa 1%. Điều này chỉ ra rằng, ngân hàng có tính thanh khoản cao và ổn định sẽ có khả năng điều hành tốt hoạt động kinh doanh cũng như quản trị rủi ro thanh toán, từ đó sử dụng hiệu quả tài sản và gia tăng khả năng sinh lời. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các
nghiên cứu trước đây như: Berríos, R.M. (2013); Wolf Wagner (2007); Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017).
Cho vay ròng NLTA: Ket quả nghiên cứu cho thấy cho vay cũng có mối quan
hệ cùng chiều với ROA với mức ý ngĩa 10% và ROE với mức ý nghĩa 1%, đồng nghĩa khi ngân hàng mở rộng cho vay, lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng. Điều này cũng tìm thấy trong nghiên cứu của Demirguc-Kunt và Huizingua, (1999); Flaminiet và đồng tác giả (2009).
Thực vậy, ở Việt Nam, hoạt động chủ chốt của các ngân hàng vẫn là cho vay ( chiếm khoảng 70 - 80% hoạt động của ngân hàng). Vì vậy, các ngân hàng thường tập trung vào hoạt động cho vay vì đây là hoạt động chính để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng.
Tỷ lệ tiền gửi DEP: Không giống như kì vọng, tỉ lệ tiền gửi có mối quan hệ ngược chiều đến khả năng sinh lời với ý nghĩa thống kê 1%. Vì để cạnh tranh huy động tiền gửi, các ngân hàng gia đẩy lãi suất tăng lên làm cho chi phí lãi suất tăng cao dẫn đến lợi nhuận của ngân hàng giảm đi.
Tỷ lệ lạm phát INF: Có mối quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu lợi nhuận ngân hàng. Cho thấy khi lạm phát gia tăng, NHNN thắt chặt tiền tệ và giảm lãi suất. Bên cạnh đó, khi lạm phát tăng có nghĩa có nhiều tiền hon trong lưu thông, tức là có nhiều tiền hon cho chi tiêu, nhờ đó tạo ra cầu nhiều hon. Điều này thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, giảm thất nghiệp và đưa ra nhiều tiền hon vào hoạt động kinh tế, đồng thời kích thích các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước như: Aburime, T.U. (2008); Kiganda, O.E. (2014); Delis, D.M , Athanasoglou, P.P, Brissimis, N.S. (2006).
Tốc độ tăng trưởng GDP: Không giống như kỳ vọng, tốc độ tăng trưởng kinh
kinh tế tồi tệ, Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh được ban hành như giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp tăng trưởng sản xuất sẽ làm giảm khoảng cách lợi nhuận giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của ngân hàng. Kết quả này cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Saeed, S.A. (2014).
Thực tế từ 2008 đến 2013 cho thấy, khi các hoạt động kinh tế tăng, sẽ làm tăng giá trị vay của khách hàng ( lãi suất huy động được điều chỉnh giảm liên tục từ 13.46% còn 7.1% kéo theo lãi suất cho vay cũng được giảm đáng kể để kích thích doanh nghiệp vay ); do đó, làm giảm sự chênh lệch lãi suất và biên lợi nhuận của ngân hàng.
Lãi suất cho vay bình quân LIR: Đúng như lỳ vọng, lãi suất cho vay có mối
quan hệ cùng chiều với chỉ tiêu khả năng sinh lời và có ý nghĩa thống kê tại mức 1%. Kết qủa nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Alper, D., Anbar, A. (2011) và Demirguc-Kunt, A., Huizinga, H. (1999).
Thực vậy, kết quả nghiên cứu phản ứng đúng với tình hình hoạt động hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2011, các ngân hàng có xu hướng mở rộng hệ thống, tăng chi phí hoạt động khiến cho mức lãi suất đến tay người đi vay cao. Khi lãi suất cho vay tăng với tốc độ nhanh hơn chi phí huy động vốn thì biên độ lợi nhuận càng nhiều dẫn đến tăng lợi nhuận ngân hàng.
Mức độ tập trung ngân hàng CR3: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ tập trung ngân hàng của 3 ngân hàng lớn nhất có mối quan hệ cùng chiều với lợi nhuận và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1% trong mô hình. Điều này cho thấy khi tỷ lệ CR3 càng cao thì mức cạnh tranh của các ngân hàng giảm đi, đồng thời các ngân hàng top đầu có vốn lẫn tài sản tăng lên chi phối đến thị trường ngân hàng giúp cho các ngân hàng ở nhóm đầu hoạt động kinh doanh hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu trước như: Vouldis, A. T., Metaxas, V. L. (2012); Nguyễn Thế Bính (2015); Berger, A., Hannan, T. (1989); Kasman, A., Carvallo, O. (2014).
5.2. Một số khuyến nghị
Dựa vào kết quả của bài nghiên cứu về tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCP VN. Nhóm nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị như sau:
Bài viết nghiên cứu các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCPVN giai đoạn từ 2009 đến 2020. Dữ liệu được sử dụng là dữ liệu bảng. Sau quá trình phân tích, bài nghiên cứu dùng mô hình hồi quy với phương pháp
REM. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố bên trong như tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), tỷ lệ cho vay (NLTA), quy mô ngân hàng (SIZE), khả năng thanh khoản (LIQ), mức độ tập trung ngân hàng (CR3) có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời nhưng tỷ lệ tiền gửi (DEP) lại có tác động ngược chiều với chỉ tiêu khả năng sinh lời. Và các yếu tố kinh tế vĩ mô như tỷ lệ lạm phát (INF) và lãi suất cho vay bình quân (LIR) có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời nhưng tốc đọ tăng trưởng kinh tế (GDP) lại có tác động ngược chiều.
Nhìn chung, các yếu tố kinh tế vĩ mô phụ thuộc rất lớn vào các quyết định của Chính phủ và các co quan chức năng, từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề ra một số khuyến nghị nhầm nâng cao khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCPVN.
Thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trường, ổn định lạm phát là điều tất yếu để bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia. Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện nhất quán tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ và kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khoá, duy trì mặt bằng lãi suất hợp lý, tạo co sở cho việc chủ động lập chiến lược kinh doanh.
Thứ hai: Ngân hàng Nhà nước cần chủ động tiếp cận nhanh hon các chuẩn mực quản trị, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phù hợp theo chuẩn quốc tế. Áp dụng những biện pháp cần thiết, phù hợp với co chế thị trường, tránh sự chồng chéo giữa các luật và quy định về ngân hàng giữa sự khác biệt trong điều chỉnh
giũa luật quốc gia và luật quốc tế. Nâng cao bảo mật, tăng cường số hoá và quản trị rủi ro; ngăn chặn sự chi phối của lợi ích nhóm và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống, tạo điều kiện vững chắc để các ngân hàng hoạt động ổn định và tăng trưởng bền vững.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu
Mau nghiên cứu bao gồm 337 quan sát của 29 ngân hàng TMCPVN từ năm 2009 đến năm 2020 là chưa đủ dài khi so sánh với các nghiên cứu trên thế giới do khó khăn trong quá trình thu thập dữ liệu.
Các biến của mô hình dựa trên nghiên cứu của Saeed, S.A. (2014); Kiganda, O.E. (2014); Ali, K., Akhtar, F.M. (2011); Nguyễn Thị Diệu Chi và Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2017);... nên có thể còn những nhân tố khác chưa được xem xét có ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Ngoài ra, hạn chế của nghiên cứu này là các mẫu chỉ tập trung vào lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, kết quả có thể không đại diện cho các kết quả trên các lĩnh vực khác tại Việt Nam .
Chính vì những hạn chế trên, tác giả rất mong các đề tài nghiên cứu trong tương lai về tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng TMCPVN sẽ mở rộng quy mô về dữ liệu và đưa thêm nhiều biến liên quan vào mô hình để có thể đánh giá chính xác hơn về ảnh hưởng của yếu tố kinh tế vĩ mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu nước ngoài.
1. Ali, K., Akhtar, F.M, Zafar Ahmed, H.P. (2011), Bank-Specific and
Commercial Banks of Pakistan, International Journal OfBusiness and Social Science,
235-238.
2. Athanasoglou, P., Brissimis, N.S., Delis, D.M. (2006), Bank-specific, industry- specific and macroeconomic determinants of bank profitability, Journal of International Financial Markets, Institutions & Money, 122-135.
3. Kiganda, O.E. (2014), Effect of Macroeconomic Factors on Commercial Banks
Profitability in Kenya: Case of Equity Bank Limited, Journal of Economics and
Sustainable Development, 46-56.
4. Alpera, D., Anbarb, A. (2011), Bank Specific and Macroeconomic Determinants
of Commercial Bank Profitability: Empirical Evidence from Turkey, Business and
Economics Research Journal 139-152.
5. Aburime, T.U. (2008), DETERMINANTS OF BANK PROFITABILITY: MACROECONOMIC EVIDENCE FROM NIGERIA, Lagos Journal of Banking,
Finance and Economics, retrieved on September 10tft 2017, from http://dx.doi.org/10.2139/. 1231064.
6. Ali, K., Akhtar, F.M. (2011), Bank-Specific and Macroeconomic Indicators of Profitability - Empirical Evidence from the Commercial Banks of Pakistan,
International Journal of Business and Social Science, 235-242.
7. Qinhua Pan, Meiling Pan. (2014), The Impact of Macro Factors on the Profitability
of China’s Commercial Banks in the Decade after WTO Accession, Open Journal of
Social Sciences, 64-69.
8. Calomiris, W.C., Wilson, B. (2004), Bank Capital and Portfolio Management: The
1930s "Capital Crunch" and the Scramble to Shed Risk, The Journal of Business,
9. Pasiouras, F., Kosmidou, K. (2007), Factors influencing the profitability of domestic and foreign commercial banks in the European Union, Research in International Business and Finance 21(2):222-237.
10. Sufian, F., Chong, R.R. (2008), Determinants of Bank Profitability in a
Developing Economy: Empirical Evidence from the Philippines, Asian Academy of
Management Journal OfAccounting and Finance 4(2):91-112.
11. Besanko, D., Kanatas, G. (1996), The Regulation of Bank Capital: Do Capital
Standards Promote Bank Safety?, Journal of Financial Intermediation, 1996, vol. 5,
issue 2, 160-183.
12. Bikker, J.A., Hu, H. (2002), Cyclical Patterns in Profits, Provisioning and
Lending of Banks, Banca Nazionale del Lavoro Quarterly Review, 2002, vol. 55,
issue 221, 143-175.
13. Gul, S., Irshad, F., Zaman, K. (2011), Factors Affecting Bank Profitability in
Pakistan, Romanian Economic Journal, 2011, vol. 14, issue 39, 61-87.
14. Lee, C.C., Hsieh, F.M. (2013), The impact of bank capital on profitability and
risk in Asian banking, Journal of International Money and Finance, 2013, vol. 32,
issue C, 251-281.
15. Berríos, R.M. (2013), The Relationship between Bank Credit Risk and Profitability and Liquidity, The International Journal of Business and Finance Research, v. 7 (3) p. 105-118.
16. Wolf Wagner (2007), Loan Market Competition and Bank Risk-Taking,
University of Cambridge and Tilburg University.
17. Vouldis, A. T., Metaxas, V. L. (2012), Macroeconomic and bank-specific determinants of non-performing loans in Greece: A comparative study of mortgage,
business and consumer loan portfolios, Journal OfBanking & Finance, 2012, vol. 36, issue 4, 1012-1027.
18. Berger, A., Hannan, T. (1989), The Price-Concentration Relationship in Banking,
The Review OfEconomics and Statistics, 1989, vol. 71, issue 2, 291-99.
19. Kasman, A., Carvallo, O. (2014), Financial stability, competition and efficiency
in Latin American and Caribbean banking, Journal of Applied Economics, 2014, vol.
17, 301-324.
20. Bourke Philip (1989), Concentration and other determinants of bank
profitability
in Europe, North America and Australia, Journal of Banking & Finance, 1989, vol.
13, issue 1, 65-79.
21. Molyneux, P., Thornton, J. (1992), Determinants of European bank profitability: A note, Journal of Banking & Finance, 1992, vol. 16, issue 6, 1173-1178.
22. Albertazzi, U., Gambacorta, L. (2009), Bank profitability and the business cycle,
Journal of Finanial Stability, 2009, vol. 5, issue 4, 393-409.
23. Akhigbe, A., Madura, J., Marciniak, M. (2012), Bank capital and exposure to the
financial crisis, Journal of Economics and Business 64 (2012) 377-392.
24. Husni Ali Khrawish (2011), Determinants of Commercial Banks Performance:
Evidence from Jordan, International Research Journal of Finance and Economics
81
25. Trujillo-Ponce, A. (2013), What determines the profitability of banks? Evidence
from Spain, Accoutnting and Finance 53(2):561-586.
26. Demirguc-Kunt, A., Huizingua, H. (1999), Determinants of Commercial Bank
Interest Margins and Profitability: Some International Evidence, The World Bank
1 27. Lee, C.C., Hsieh, F.M. (2013), The impact of bank capital on profitability andCTG Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
risk in Asian banking, Journal of International Money and Finance, 2013, vol. 32,
issue C, 251-281.
Tài liệu tiếng Việt.
28. Lê Thị Tuyết Hoa và đồng tác giả (2017). Giáo trình tài chính- tiền tệ. Nhà xuất
bản kinh tế tp. Hồ Chí Minh.
29. Mai Văn Bạn và đồng tác giả (2009). Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương
mại.
30. Nguyễn Thị Diệu Chi và đồng tác giả (2017), Tác động của yếu tố kinh tế vĩ mô
tới khả năng sinh lời tại các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số
243, 19-27.
31. Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017), Tác động của tăng trưởng đến suất sinh lời của các ngân hàng thương mại niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt,
Tạp
chí Khoa học Lạc Hồng 2019, 6, 107-112.
32. Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017), Tác động của sở hữu tập trung đến sự
ổn định ngân hàng: Bằng chứng thực nghiệm từ các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí
Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 215- Tháng 4. 2020.
Websites
Cổng thông tin tài chính chứng khoán : https://vietstock.vn/ Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư https://mpi.gov.vn
Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn https://scholar.google.com https://www.investopedia.com
PHỤ LỤC KẾT QUẢ HỒI QUY
4 ACB Á Châu
5 ABB An Bình
6 CAB Bản Việt
7 BAB Bắc Á
8 LPB Bưu điện Liên Việt
9 PVB Đại Chúng Việt Nam
10 SEAB Đông Nam Á
11 MSB Hàng Hải
12 KLB Kiên Long
13 TCB Kỹ Thương
14 NAB Nam Á
15 OCB Phương Đông
16 MBB Quân Đội
20 SGB Sài Gòn Công Thương
21 SHB Sài Gòn - Hà Nội
22 STB Sài Gòn Thương Tín
23 TPB Tiên Phong
24 VAB Việt Á
25 VPB Việt Nam Thịnh Vượng
26 VTB Việt Nam Thương Tín
27 PGB Xăng dầu Petrolimex
28 EIB Xuất Nhập Khẩu
p size 337 18.29375 1.20826 15.821 32421.131 nlta 337 .5379585 .1258081 .282 . 818 de p 337 .7536142 .0803441 . 529 .9 Iiq 337 .1941335 .0902291 . 848 .573 inf 337 .0579199 .045187 . 886 . 187 gd p Iir 337337 -.0407537.0595519 .0109698.1918619 -.362. 829 871 .305. cr3 337 .4327923 .0196443 .481 471 .
Variable VIF 1/VIF
ca p size 2.652.61 7 6.377146.38244