Mô tả thống kê dữ liệu nghiên cứu giai đoạn 200 9 2020

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC NHÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598558-2396-012230.htm (Trang 47 - 56)

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của ngân hàng TMCP có giá trị trung bình là 9.979%. Trong đó, ngân hàng Tiên Phong (TPB) vào năm 2011 có ROE

thấp nhất là -56.326% và ngân hàng Quốc Tế (VIB) năm 2020 có tỷ lệ ROE cao nhất

Hình 4.1.1: Đồ thị bình quan ROE của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 ROE 9.90% 9.80% 9.70% 9.60% 9.50% 9.40% 9.30% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Ta có thể thấy được ROE bình quân của các ngân hàng TMCP có những biến động đáng kể trong suốt 11 năm. Dựa vào hình 4.1.1, ta thấy rằng ROE trung bình vào năm 2015 đến 2019 chiếm tỷ lệ cao nhất, cụ thể là 9.82%. Điều này đưa ra cái nhìn khách quan về khả năng sinh lời của các ngân hàng trong 5 năm này. Ngược lại, vào năm 2009, ROE trung bình của các ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp nhất (9.47%). Nguyên nhân có thể là vì tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng khá thấp, điển hình là ngân hàng Sài Gòn với tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu là 0.01%. Các năm còn lại có biến động không đáng kể.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) trung bình của các ngân hàng TMCP

là 0.909%. Trong đó, ngân hàng Sài Gòn Công Thương (SGB) có ROA cao nhất (5.542%) vào năm 2010, ngược lại ngân hàng Tiên Phong (TPB) có ROA thấp nhất (-5.993%) năm 2011. Độ lệch chuẩn tương thấp, chiếm khoảng 0.817%.

Hình 4.1.1: Đồ thị bình quân ROA của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 ROA 0.900% 0.890% 0.880% 0.870% 0.860% 0.850% ...mill 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Từ hình 4.1.2, trong giai đoạn từ 2009 đến 2020, ROA bình quân của các ngân

hàng có sự sụt giảm đến năm 2012 và phục hồi 3 năm liên tiếp từ 2012 đến 2015. Giai đoạn 2016 đến 2019 cho thấy sự tăng trưởng ổn định và bắt đầu suy giảm vào năm 2020 do tác động của dịch Covid toàn cầu.

Quy mô doanh nghiệp (SIZE) có giá trị trung bình là 18.24584. Năm 2009, ngân hàng TMCP Bản Việt đạt quy mô nhỏ nhất là 15.021 và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam có quy mô lớn nhất là 21.131 vào năm 2020.

Hình 4.1.2: Đồ thị bình quân SIZE của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 SIZE 18.31 18.3 18.29 18.28 18.27 18.26 18.25 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020...mill Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Quy mô trung bình của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2015 tăng đều qua các năm được thể hiện qua hình 4.1.3. Sau đó, có sự đảo chiều sụt giảm dần từ năm 2016 trở đi.

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) có giá trị trung bình là 9.87%. Trong đó, ngân hàng Sài Gòn có CAP thấp nhất là 2.8% , cụ thể vốn chủ sở hữu bằng

16,614 tỷ đồng năm 2020. Ngân hàng Bản Việt có CAP cao nhất là 32.4% năm 2009.

Hình 3.1.4: Đồ thị bình quân CAP của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 CAP 9.85% 9.80% 9.75% 9.70% 9.65% 9.60% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản trung bình của các ngân hàng trong giai

đoạn từ năm 2009 đến 2020 giảm đều qua các năm được thể hiện qua hình 4.1.4. Với

tỷ lệ vốn chủ sở hữu trung bình nhỏ nhất (9.70%) rơi vào năm 2020 và tỷ lệ trung bình cao nhất (9.83%) rơi vào năm 2009.

Tỷ lệ cho vay khách hàng trên tổng tài sản (NLTA) trung bình của các ngân hàng là 53.78%. Trong đó, ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vào năm 2009 có NLTA cao nhất là 81.8% và ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB) vào năm 2012 có NLTA thấp nhất là 20.2%.

Hình 4.1.4: Đồ thị bình quân NLTA của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 NLTA 54.00% 53.90% 53.80% 53.70% 53.60% 53.50% 53.40% 53.30% 53.20% ...mill2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ lệ cho vay trung bình của các ngân hàng TMCP có sự sụt giảm trong giai đoạn 2009 đến 2013 và có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2014 trở đi. Tỷ lệ cho vay trung bình thấp nhất rơi vào năm 2013 và cao nhất vào năm 2018, cụ thể là 53.48% và 53.89%

Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEP) trung bình của các ngân hàng là 75.33%.

Trong đó, ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LPB) có DEP thấp nhất là 52.9% vào năm 2009 và DEP cao nhất thuộc về ngân hàng Việt Á (VAB) là 90% vào năm 2019.

Hình 4.1.5: Đồ thị bình quân DEP của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 DEP 75.70% 75.60% 75.50% 75.40% 75.30% 75.20% 75.10% Illlll...2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ lệ tiền gửi trung bình của các NHTM cho thấy sự sụt giảm dần trong giai đoạn 2009 đến 2020. Tỷ lệ tiền gửi trung bình thấp nhất vào năm 2015 và đạt cao nhất vào năm 2009. Tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi trung bình qua các năm không quá trên lệch.

Khả năng thanh khoản trên tổng tài sản (LIQ) trung bình của các ngân hàng

là 19.79%. Trong đó, ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SEAB) có LIQ cao nhất, cụ thể là 57.3% vào năm 2012 và ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) có LIQ thấp nhất, cụ thể là 48.4% vào năm 2018.

Hình 4.1.6: Đồ thị bình quân LIQ của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 LIQ 25.80% 25.70% 25.60% 25.50% 25.40% 25.30% 25.20% 25.10% 25.00% 24.90% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Khả năng thanh khoản trung bình giai đoạn 2009 đến 2020 có sự sụt giảm nhẹ

nhưng không đáng kể. Khả năng thanh khoản trung bình của các ngân hàng cao nhất vào năm 2012 (25.69%) và thấp nhất vào năm 2020 (25.20%).

Tỷ lệ lạm phát (INF) trung bình là 5.87%. Trong đó, năm 2011 tỷ lệ lạm phát đạt cao nhất 18.67% và thấp nhất vào năm 2015 đạt 0.63%.

Hình 4.1.7: Đồ thị bình quân INF của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020

INF

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ lệ lạm phát trung bình qua các năm có sự biến động mạnh. Giai đoạn 2009-

2011, lạm phát cao kỷ lục từ 6.72% lên 18.68%. Từ năm 2012, Chính phủ kiềm hảm lạm phát, có thể thấy sự sụt giảm mạnh từ 18.68% (2011) xuống 9.09% (2012) và tiếp tục kiềm hảm lạm phát cho tới năm 2015, INF ở mức 0.63%. Giai đoạn 2016 - 2020, là giai đoạn bình ổn lạm phát khi mức tăng trưởng INF giao động quanh 3.5%.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trung bình là 5.95%. Trong đó, GDP cao nhất vào năm 2018 đạt mức tăng 7.08%, GDP thấp nhất đạt 2.91% vào năm 2020.

Hình 4.1.8: Đồ thị bình quân GDP của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020

GDP

Biểu đồ tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình qua các năm cho thấy, có sự sụt giảm GDP từ năm 2010 đến 2012, tức giảm từ 6.42% xuống 5.25%. Và GDP có sự tăng trưởng trở lại trong giai đoạn 2013 - 2019, tức tăng từ 5.42% lên 7.02%. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế sụt giảm mạnh từ 7.02% xuống 2.91%.

Lãi suất cho vay bình quân (LIR) trung bình của ngành ngân hàng là -4.16%.

Trong đó, lãi suất tăng cao nhất vào năm 2010, cụ thể tăng 30.45% so với năm 2009 và lãi suất giảm sâu nhất vào năm 2009, cụ thể giảm 36.21% so với năm 2008.

Hình 4.1.9: Đồ thị bình quân LIR của ngành ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 LIR 40.0% 20.0% 0.00% I Il Il I I ■ ■ ■_ ■_ I- I. ■_ 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 -20.0% I ■ -40.0%

■Lending Rate BLIR

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Giai đoạn 2009 - 2011, lãi suất tăng từ 10.07% (2009) lên 16.95% (2011), cụ thể tăng 30.45%. Sau năm 2011, lãi suất được điều chỉnh giảm dần và ổn định ở mức quanh 7%; trong đó mức giảm cao nhất rơi vào năm 2013, cụ thế giảm 22.99% so với

năm trước đó.

Mức độ tập trung (CR3) trung bình là 43.25%. Năm 2009, CR3 cao nhất đạt 47.1% vì tổng tài sản 3 ngân hàng lớn nhất (BID, CTG, VCB) tăng 18.5% so với năm

2008 nhưng tổng tài sản của 31 ngân hàng TMCP lại giảm mạnh 96% so với năm 2008. Năm 2012, tỷ lệ tập trung đạt mức thấp nhất 40.1%, tức tổng tài sản 3 ngân

VIF 1/VIF CAP 2.65 0.377147 SIZE 2.61 0.382449 INF 2.41 0.414819 NLTA 2.06 0.485439 LIQ 1.94 0.514710 CR3 1.70 0.589222 DEP 1.63 0.614759 LIR 1.53 0.651629 GDP 1.20 0.831445 Mean VIF 1.97

hàng lớn nhất tăng 15.9% nhưng tăng ít hơn tổng tài sản trung bình 31 ngân hàng TMCP (17%).

Hình 4.1.10: Đồ thị bình quân CR3 của các ngân hàng TMCPVN trong giai đoạn 2009 đến 2020 CR3 43.27% 43.26% 43.25% 43.24% 43.23% 43.22% 43.21% 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tỷ lệ tập trung (CR3) trung bình có sự sụt giảm trong giai đoạn 2009 đến 2012

và có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2013 trở đi. Tỷ lệ tập trung trung bình thấp nhất rơi vào năm 2012 và cao nhất vào năm 2017.

Nhận xét chung: Vĩ mô giai đoạn 2009 - 2020 có nhiều biến động. Giai đoạn 2009 - 2011, lạm phát tăng mạnh từ 7.72% lên 18.68%, lãi suất cho vay tăng từ 10.07% lên 16.96%, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Có thể thấy tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay, khả năng thanh khoản của các ngân hàng có xu hướng giảm, nguyên nhân là do sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh

tế toàn cầu. Năm 2008, Chính phủ ban hành chính sách nới lỏng tiền tệ thông qua giảm lãi suất theo Nghị quyết số 21/2008/QH-12, tung ra nền kinh tế gói kích cầu 143 nghìn tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế bằng cách ổn định và duy trì tăng trưởng GDP trên 5%, duy trì lạm phát dưới 7%. Với tiêu chí nới lỏng tiền tệ thông qua giảm lãi suất đã trở thành bức tranh màu xám đối với ngành ngân hàng, cụ thể năm 2012 là năm xuống dốc của ngành ngân hàng với lãi suất giảm mạnh, tăng trưởng tín dụng thấp nhất 20 năm, nợ xấu tăng vọt, loạn giá vàng, nhiều tổ chức tín dụng làm ăn thua lỗ, 9 ngân hàng yếu kém buộc phải tái cơ cấu và nhiều TCTD lỡ hẹn với kế hoạch tăng vốn và lên sàn... Trong cơ cấu tín dụng,

dư nợ bất động sản chiếm hơn một nửa, khoảng 1.5 triệu tỷ đồng trong khi tín dụng tăng trưởng thấp thì huy động vốn lại tăng mạnh. Vì vậy, Ngân hàng Nhà nước đặc mục tiêu tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, ngân hàng yếu kém và đưa ra nhiều chính sách quản lý phù hợp bối cảnh chung của nền kinh tế.

4.2. Kiểm định đa cộng tuyến và ma trận tương quan4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến 4.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến

Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến độc lập trong mô hình có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Sự xuất hiện của hiện tường này dẫn đến việc các ước lượng OLS và sai số chuẩn trở nên nhạy cảm với bất kỳ sự thay đổi nào của số liệu. Điều này dẫn đến việc ước lượng khoảng tin cậy không còn chính xác. Vì vậy, tác giả sử dụng kiểm định VIF để kiểm định xem xét hiện tượng đa cộng tuyến của cả 2 mô hình ROA và ROE.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜICỦA CÁC NHÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 10598558-2396-012230.htm (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w