Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm để thoát nghèo tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

9. Kết cấu của Luận văn

1.1. Lý luận về việc làm

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm

TVL là chính sách có tác động mạnh mẽ đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến TVL. Dưới đây sẽ phân tích một số nhân tố cơ bản.

Đất đai cùng tài nguyên, sinh vật trên đất vừa là đối tượng, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng để con người tác động vào nó, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội. Đất đai được khai thác và sử dụng hiệu quả sẽ phát huy được thế mạnh của nó trong TVL. Điều kiện địa hình, khí hậu, biển, sông ngòi, càng thuận lợi; tài nguyên khoáng sản và nông, lâm, thủy sản càng lớn…thì khả năng tạo ra việc làm càng nhiều. Và ngược lại, sự suy giảm các yếu tố tự nhiên trên, sẽ làm giảm khả năng TVL cho NLĐ. Bùng nổ dân số đã kéo theo nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên nói riêng, điều kiện tự nhiên nói chung của con người vào quá trình sản xuất vật chất ngày càng tăng. Sự khai thác quá mức đã và đang khiến những điều kiện tự nhiên giảm đi vai trò của nó trong việc TVL. Chính sách TVL cũng trở nên khó khăn khi lực lương lao động xã hội ngày một tăng, tài nguyên ngày một suy giảm.

CSHT bao gồm hệ thống đường giao thông, thủy lợi, điện, thông tin liên lạc…Các yếu tố này góp phần không nhỏ trong TVL và nâng cao năng suất lao động của NLĐ. Thực tế cho thấy, ở đâu có CSHT đầy đủ, thì ở đó có nhiều việc làm hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn và TVL cũng có nhiều thuận lợi hơn. Việc phát triển CSHT ở các cộng đông dân cư sẽ thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp, tạo ra hệ thống việc làm phong phú, đáp ứng nhu cầu làm việc của NLĐ. Thông qua đó, giảm số người thất nghiệp, thiếu việc làm. Đây cũng là một trong số những giải pháp trong chính sách TVL.

1.1.2.2. Dân số, nguồn lao động

Dân số, nguồn lao động và việc làm vừa có quan hệ tương hỗ vừa hạn chế lẫn nhau. Đây là nguồn lực rất cơ bản để phát triển kinh tế-xã hội, thông qua quá trình sản xuất vật chất và tinh thần. Kinh tế phát triển cũng tăng khả năng TVL cho NLĐ. Dân số ổn định, nguồn lao động có chất lượng là nhân tố hàng đầu, tác động tích cực đến TVL. Chính sách TVL dựa trên cơ sở dân số và nguồn lao động hợp lý cũng sẽ được thực thi có hiệu quả cao hơn. Mặt khác, dân số, nguồn lao động tăng quá nhanh cũng gây sức ép về việc làm, gia tăng tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. Điều đó đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề TVL cho toàn xã hội.

Giải quyết mối quan hệ giữa dân số, nguồn lao động và việc làm là vấn đề nan giải của mỗi quốc gia. Các Chính phủ luôn phải đối phó với xu hướng tốc độ tăng dân số, nguồn lao động lớn hơn tăng số việc làm. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, cần phải nâng cao chất lượng nguồn lao động- một yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng TVL trong xã hội.

1.1.2.3. Chính sách lao động và việc làm

TVL là một trong những chính sách cơ bản của mỗi quốc gia, góp phần đảm bảo ổn định và phát triển xã hội. Chính sách lao động và việc làm là nhân tố chủ quan, có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ quá trình phát triển việc làm trong xã hội. Nếu người làm chính sách thực sự có năng lực, am hiểu thị trường lao động; đề xuất được những giải pháp TVL có tính khả thi và phù hợp với điều kiện mỗi địa phương, thì sẽ phát huy được vai trò tích cực của TVL trong giải quyết các vấn đề xã hội. Với việc tạo ra nhiều vị trí việc làm và điều tiết thị trường lao động, chính sách TVL giúp nguồn lao động xã hội được sử dụng có hiệu quả, giảm tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp. Chính sách việc làm còn có tác dụng hỗ trợ để thực hiện mục tiêu của các chính sách khác như: phát triển kinh tế, XĐGN, giáo dục, văn hóa…Nguồn ngân sách để giải quyết các vấn đề xã hội cũng giảm đi nếu mỗi NLĐ đều có việc làm hợp lý.

Chính sách việc làm không được giải quyết tốt, nhất là vào thời kỳ kinh tế suy thoái, là nguyên nhân làm sâu sắc thêm tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm, mất cân đối cung, cầu nhân lực. NLĐ có nhiều thời gian nhàn rỗi, có thể sinh ra tâm lý chán nản, tìm đến những việc làm gây hại cho cộng đồng. Về lâu dài, thực trạng trên có thể dẫn đến bất ổn chính trị, xã hội.

Ngoài những nhân tố trên, khoa học và công nghệ, vốn, thị trường... cũng là nhân tố khác tác động đến TVL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm để thoát nghèo tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)