Thực trạng nghèo đói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm để thoát nghèo tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 70 - 83)

1.3.1 .Nâng cao thu nhập của người nghèo, giảm tỉ lệ nghèo

2.2. Thực trạng việc làm, tạo việc làm và nghèo đói tại các xã miền núi ở

2.2.2. Thực trạng nghèo đói

2.2.2.1. Phân tích thực trạng

Theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 10/01/2011 của Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì thì chuẩn nghèo áp dụng trên địa bàn huyện, giai đoạn 2011- 2015, ở khu vực nông thôn, là hộ có thu nhập bình quân/người/tháng từ 550.000 đồng trở xuống. Với hộ cận nghèo là từ 551.000 đồng đến 750.000 đồng/người/tháng. Mức chuẩn nghèo này cao hơn chuẩn nghèo quốc gia, nhưng chênh lệch không đáng kể, và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của huyện. Theo tiêu chuẩn trên, giai đoạn 2011- 2013, bẩy xã miền núi có 5.312 hộ nghèo, chiếm 28.90% tổng số hộ nghèo của toàn huyện (18.379 hộ); có 3.525 hộ cận nghèo, chiếm 23.71% tổng số hộ cận nghèo của toàn huyện (14.883 hộ). Cụ thể, năm 2013, thực trạng nghèo đói của các xã miền núi được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.10. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã miền núi năm 2013

TT Tên xã Tổng số hộ (hộ) Hộ nghèo Hộ cận nghèo Số hộ nghèo (hộ) Nhân khẩu (người) Tỷ lệ hộ nghèo (%) Số hộ cận nghèo (hộ) Nhân khẩu (người) Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Ba Trại 3413 295 1001 8.64 274 1108 8.03 2 Ba Vì 487 174 711 35.74 107 376 21.97 3 Minh Quang 2746 289 1016 10.52 202 771 7.36 4 Yên Bài 1655 214 727 12.93 189 772 11.42 5 Vân Hòa 2555 186 768 7.28 125 458 4.89 6 Tản Lĩnh 4081 238 756 8.53 130 465 3.19 7 Khánh Thượng 1796 194 718 10.80 432 1870 24.05 Tổng 16.733 1.590 5.697 9.5 1.459 5.820 8.72

(Nguồn: Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì, 2013)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, năm 2013, các xã miền núi có 1.590 hộ nghèo chiếm 9.5% tổng số hộ, có 1.459 hộ cận nghèo, chiếm 8.72% tổng số hộ. Có 3 xã có tỷ lệ nghèo dưới 10%, bao gồm xã Ba Trại (8.64%), Vân Hòa (7.28%) và Tản Lĩnh (8.53%). Đây là những xã có diện tích đất sản xuất nông nghiệp tương đối lớn và số hộ phi nông lâm nghiệp khá nhiều. Các xã còn lại đều có tỷ lệ nghèo trên 10%.

Đặc biệt, xã Ba Vì có tỷ lệ hộ nghèo ở mức rất cao, 35.74%. Đây cũng là xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn nhất của huyện. Tỷ lệ nghèo của xã nhiều năm liền ở mức cao nhất toàn huyện (năm 2011 là 47.55%, năm 2012 là 39.13%). Hiện nay, Ba Vì vẫn là xã thuộc diện 135 (xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa). Nhiều chương trình đầu tư, phát triển CSHT thiết yếu, chăm lo đời sống nhân dân… đều được ưu tiên cho xã Ba Vì.

Xã khánh thượng mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác XĐGN, tỷ lệ nghèo giảm nhanh (từ năm 2011 đến 2013, giảm từ 19.16% xuống 10.80%) nhưng việc giảm nghèo vẫn chưa đồng bộ trong toàn xã. Đến năm 2013, ở Khánh Thượng vẫn còn 7/13 thôn thuộc diện 135.

Để đánh giá đầy đủ, toàn diện hơn về tình trạng nghèo tại các xã miền núi ở huyện Ba Vì, Luận văn đi sâu phân tích thực trạng nghèo qua các mặt cơ bản sau: thu nhập, nhà ở, y tế, văn hóa, xã hội.

Về thu nhập

Thu nhập là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình. Hộ gia đình có thu nhập cao sẽ đảm bảo được chi tiêu và có điều kiện cải thiện chất lượng cuộc sống. Ngược lại, hộ có thu nhập thấp thì cuộc sống gặp không ít khó khăn.

Bảng 2.11. Điều tra thu nhập hộ gia đình tại các xã các xã Ba Trại, Ba Vì và Khánh Thượng năm năm 2012

TT Tên xã Tổngsố hộ (hộ) Thu nhập bình quân dưới 400.000 đồng/người/tháng Thu nhập bình quân từ 401.000 đến 550.000 đồng/người/tháng Thu nhập bình quân trên hộ cận nghèo, tối đa bằng

150% thu nhập hộ nghèo ( từ 511.000 đến 825.000 đồng/người/tháng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) 1 Ba Trại 3.120 27 0.86 258 8.27 173 5.54 2 Ba Vì 460 42 9.13 138 30 10 2.17 3 Khánh Thượng 1.796 35 1.95 206 11.47 35 1.95

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Ba Vì, 2012)

Mức thu nhập bình quân trên căn cứ vào quy định về chuẩn nghèo áp dụng trên địa bàn huyện Ba Vì, ở khu vực nông thôn. Khảo sát tại ba xã Ba Vì, Ba Trại và Khánh Thượng cho thấy, tỷ lệ hộ có thu nhập bình quân từ 401.000 đến

550.000đồng/người/tháng gần bằng tỷ lệ hộ nghèo. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có thu nhập bình quân dưới 400.000đồng/người/tháng và từ 511.000 đến 825.000 đồng/người/tháng, lại có sự chênh lệch đáng kể giữa các xã. Nhìn chung, các mức thu nhập trên đây đều thấp hơn so với mặt bằng thu nhập bình quân đầu người của người các xã miền núi (1.2 triệu đồng/người/tháng) và người dân trong huyện (2.05 triệu đồng/người/tháng)20.

Về nhà ở

Nhà ở là tiêu chí phản ánh đời sống cũng như mức thu nhập của mỗi hộ gia đình. Do các xã miền núi của huyện Ba Vì đều có mặt bằng kinh tế thấp, đời sống người dân còn gặp không ít khó khăn, nhất là người nghèo. Đa số các hộ nghèo sống trong những căn nhà cấp bốn, thậm chí là nhà tạm. Theo số liệu thống kê của Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì, năm 2012, trên địa bàn bẩy xã, vẫn còn 269 hộ nghèo có nhà thiếu kiên cố, đã xuống cấp, cần được hỗ trợ cải tạo. Vào mùa mưa bão, tình trạng lũ quét, sạt lở đất… càng khiến những khó khăn về nhà ở của người nghèo nơi đây trở nên trầm trọng.

Về y tế

100% các xã đều có trạm y tế để phục vụ cho việc khám chữa bệnh cho nhân dân, 6 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (trừ xã Ba Vì). Tuy nhiên, là tuyến cơ sở, lại ở địa bàn khó khăn, nên số trạm y tế hoạt động hiệu quả là không nhiều. Các trạm y tế thường vắng bóng người bệnh, trang thiết bị nghèo nàn. Tại các trạm, chỉ có từ 2-5 giường bệnh, tủ thuốc không đầy đủ, thiếu thốn cả những thiết bị cơ bản như: tủ đầu giường, máy đo huyết áp… Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho người dân còn nhiều hạn chế. Theo thống kê của Phòng Y tế huyện Ba Vì, có 3 trạm y tế ở các xã Ba Vì, Khánh Thượng, Ba Trại hiện đã xuống cấp, cần được tu bổ, sữa chữa. Do cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, nên người nghèo tại đây ít có điều kiện chăm sóc sức khỏe cơ bản. Mặc dù được cấp thẻ BHYT miễn phí, nhưng đa số người nghèo chỉ đến các cơ sở y tế khi bệnh tình đã nặng, việc khám chữa bệnh khi ốm đau hầu như không được quan tâm.

Về văn hóa, xã hội

Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Ba Vì đạt được nhiều thành tựu, cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, nên cuộc sống của đồng bào dân tộc các xã miền núi được cải

thiện đáng kể. Tuy nhiên, đời sống văn hóa của nhiều hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo vẫn còn không ít khó khăn, thiếu thốn.

Nhà văn hóa các xã hầu như đóng cửa, sinh hoạt cộng đồng vì thế cũng hạn chế. Hoạt động giải trí, văn nghệ, thể thao cũng ít khi được tổ chức. Theo khảo sát, có 321 hộ nghèo chưa có tivi để xem, chiếm 20.18% số hộ nghèo của bẩy xã. Bên cạnh đó, đồng bào các dân tộc miền núi của huyện Ba Vì vẫn duy trì nhiều tập quán lạc hậu trong ma chay, cưới hỏi,… ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống hàng ngày, đã nghèo lại ngày càng nghèo hơn.

Nhìn chung, tại các xã miền núi ở huyện Ba Vì, vấn đề nghèo đói còn khá phổ biến. Điều này đã phản ánh được phần nào thực trạng kinh tế-xã hội ở nơi đây. Nghèo đói không chỉ khiến thu nhập, chi tiêu của người dân bị hạn chế, ít có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn giảm cơ hội tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp cho cộng đồng.

2.2.2.2. Kết quả thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

Tổ chức thực hiện

XĐGN là một trong những nhiệm vụ thường xuyên được Đảng, chính quyền Thành Phố và huyện Ba Vì quan tâm thực hiện. Trong đó, các địa bàn vùng sâu vùng xa luôn được ưu tiên khi thực thi các chính sách XĐGN, cũng như các chính sách phát triển kinh tế, xã hội khác.

Xác định XĐGN là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài, các cấp chính quyền huyện Ba Vì đã chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo. Vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm phấn đấu tự thoát nghèo, vươn lên trong cuộc sống. Đồng thời, tổ chức biểu dương khen thưởng, nhân rộng những điển hình làm tốt công tác trợ giúp người nghèo; kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh hiệu quả, giúp người nghèo vươn lên mức sống khá.

Thiếu việc làm là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói. Nhận diện được nguyên nhân này, các cấp, các ngành trong huyện đã tập trung nhiều giải pháp cho công tác TVL. Gắn đào tạo nghề với tạo việc làm, kết hợp chính sách TVL với chính sách XĐGN để mang lại hiệu quả cao nhất.

Ngoài các chương trình TVL áp dụng chung cho NLĐ trong huyện, người nghèo tại các xã miền núi còn được học những lớp dạy nghề dành riêng cho người nghèo. Để phù hợp với điều kiện và nhận thức của nhân dân vùng núi, các lớp dạy nghề chủ yếu

là các lớp ngắn hạn. Trong đó, các nghề thuộc ngành nông, lâm nghiệp, phù hợp với nhiều người nghèo được chú trọng hơn cả. Nhằm khuyến khích tinh thần người học, huyện có chủ trương hỗ trợ 15.000 đồng/người/ngày thực học. Giai đoạn 2011- 2013, huyện đã tổ chức 134 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 4.036 lượt người nghèo tại các xã miền núi. Các nghề có đông đảo người học là: kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, trồng nấm, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, đan, móc sợi, làm nhựa, sửa chữa xe máy, điện dân dụng.

Để hỗ trợ người nghèo tự vươn lên thoát nghèo, huyện đã triển khai các mô hình giảm nghèo như: mô hình vườn-ao-chuồng-rừng, mô hình nuôi cá tầm, mô hình trồng rừng và khai thác cây thuốc nam, mô hình chăn nuôi bò thịt và bò sữa... Hướng dẫn cho các hộ nghèo về hình thức dịch vụ, thương mại phù hợp để sản xuất, kinh doanh có hiệu quả. Hàng năm, huyện tổ chức các phiên giao dịch việc làm cố định (quy mô 30-40 doanh nghiệp) và lưu động, tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội tìm việc làm mới, tăng thu nhập. Tăng cường vận động các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tiếp nhận lao động nghèo vào làm việc. Giai đoạn 2011- 2013, đã có 101 người nghèo được nhận vào làm việc tại các công ty chế biến chè, sữa trên địa bàn các xã.

Giải quyết nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo, từ nguồn vốn do Ngân hàng Chính sách Xã hội quản lý. Trong đó ưu tiên hộ nghèo ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao (Ba vì, Khánh Thượng, Yên Bài), được vay vốn do thành phố ủy thác với phí 0.3%/tháng. Hộ cận nghèo và hộ có thu nhập bằng 150% hộ cận nghèo được vay với phí 0.4%/tháng. Kết quả, trong giai đoạn 2011-2013, đã có 1.346 lượt hộ nghèo, chiếm 25.67% tổng số hộ nghèo của bẩy xã (5.312 hộ) được vay vốn tín dụng ưu đãi, thông qua các tổ chức Hội, đoàn thể, với số tiền 10.76 tỷ đồng.21.

Cụ thể, kết quả cho vay vốn khảo sát tại các xã Ba Vì, Ba Trại và Khánh Thượng, năm 2012 như sau:

Bảng 2.12. Số hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi tại các xã Ba Trại, Ba Vì và Khánh Thượng năm 2012 TT Tên xã Tổng số hộ (hộ) Số hộ nghèo (hộ) Số hộ nghèo được vay vốn (hộ) Số tiền cho vay (triệu đồng) (1) (2) (3) (4) (4) (5) 1 Ba Trại . 3.413 285 92 896 2 Ba Vì 487 180 66 532 3 Khánh Thượng 1.796 241 98 828

Qua bảng trên ta thấy, năm 2012, có 256 lượt hộ nghèo của các xã Ba Trại, Ba Vì và Khánh Thượng được vay vốn ưu đãi, chiếm 36.26% tổng số hộ nghèo của ba xã (706 hộ). Khi có nhu cầu vay vốn, các hộ nghèo được hướng dẫn chi tiết về thủ tục vay và phương thức trả nợ. Nguồn vốn ưu đãi đã phát huy hiệu quả XĐGN, giúp người nghèo nơi đây phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thoát nghèo hiệu quả. Giai đoạn 2011-2013, từ nguồn vốn vay đã có 489 hộ nghèo của các xã miền núi vươn lên thoát nghèo, ổn định đời sống.22

Ngoài nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàngChính sách Xã hội, người nghèo các xã miền núi còn được vay vốn từ các tổ chức, đoàn thể khác như: Hội phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, các doanh nghiệp… Cụ thể, năm 2011, Hội Phụ nữ huyện Ba Vì giải ngân số tiền 522.5 triệu đồng cho 55 hộ gia đình hội viên nghèo có nhu cầu vay phát triển đàn bò sữa ở 3 xã là Vân Hoà, Tản Lĩnh và Yên Bài. Năm 2013, Công ty Cổ phần Ao Vua (trụ sở trên địa bàn xã Tản Lĩnh) cho 70 hộ nghèo của 2 xã Tản Lĩnh và Khánh Thượng vay chăn nuôi bò sinh sản với số tiền 12 triệu đồng/hộ, lãi suất 0%; năm 2012, Công ty Cổ phần Sữa Quốc Tế (trụ sở trên địa bàn xã Tản Lĩnh) cho 124 hộ nghèo của các xã Yên Bài, Minh Quang, Tản Lĩnh, Vân Hòa vay với số tiền 20 triệu đồng /con bò, để mua bò giống, không tính lãi, thu hồi trong 18 tháng qua sản phẩm sữa tươi thu được.

Để góp phần giúp người nghèo bẩy xã miền núi có cuộc sống ổn định, huyện đã huy động nhiều nguồn lực, hỗ trợ hộ một số hộ nghèo xây lại nhà ở đã xuống cấp nghiêm trọng. Ngoài số ngày công xây dựng, được các đoàn thể địa phương chung sức, mỗi hộ được hỗ trợ 20 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ với người nghèo và có ý nghĩa xã hội tích cực. Cụ thể, năm 2011, hỗ trợ 26 hộ với số tiền 520 triệu đồng, năm 2012, hỗ trợ 10 hộ với số tiền 200 triệu đồng. Giai đoạn 2011-2013, có 175 hộ nghèo được hỗ trợ để tu sửa lại nhà cửa dột nát.

Các chương trình khuyến nông, khuyến lâm cũng được huyện thường xuyên tổ chức, với nhiều hình thức, phù hợp với điều kiện sản xuất của mỗi địa phương. Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Phòng Kinh tế và Trạm Khuyến nông huyện Ba Vì đã tiến hành tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất, hướng dẫn nuôi trồng thủy sản, phổ biến kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi mới cho gần 1000 lượt người nghèo. Hỗ trợ hộ nghèo 70% chi phí mua cây con giống, công cụ sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm vật tư chủ yếu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y…).

22 Nguồn: Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ba Vì, năm 2013

Thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng là một trong những giải pháp XĐGN được huyện Ba Vì chú trọng thực hiện tại các xã miền núi. Về y tế, 100% đồng bào nghèo nơi đây được cấp thẻ BHYT. Thành viên hộ cận nghèo được hỗ trợ chi phí mua thẻ BHYT. Mức hỗ trợ đã tăng dần từ 50% năm 2011, 2012 lên 70% năm 2013. Thành viên hộ có thu nhập bằng 150% hộ cận nghèo cũng được hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ BHYT. Các trạm xá xuống cấp được tu sửa và bổ xung thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Bên cạnh đó, hoạt động xã hội hóa chăm sóc sức khỏe cho người nghèo cũng được thực hiện tích cực.

Miễn học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, giảm 50% học phí cho học sinh thuộc diện hộ cận nghèo và hộ có thu nhập bằng 150% hộ cận nghèo. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở đào tạo nghề, là con hộ nghèo, cận nghèo được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách Xã hội để trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Các trường trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm để thoát nghèo tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 70 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)