1.3.1 .Nâng cao thu nhập của người nghèo, giảm tỉ lệ nghèo
3.1. Các giải pháp chung
3.1.1. Đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh
Phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh là giải pháp trọng tâm, cơ bản nhất, có ý nghĩa trong TVL, tạo điều kiện cho người dân có nhiều việc làm tăng thu nhập, ổn định cuộc sống.
Để giải quyết tình trạng thiếu việc làm, cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, giúp NLĐ gắn bó với sản xuất, ổn định việc làm. Đồng thời, phát triển các ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, tạo ra hệ thống việc làm phong phú, mở rộng cơ hội lựa chọn việc làm cho NLĐ. Trong kinh tế nông nghiệp, chú trọng phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi để tăng thêm việc làm, thu hút nhiều lao động, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân.
Về trồng trọt, cần đẩy mạnh thâm canh, xen canh, gối vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng hệ số sử dụng ruộng đất, tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất hiện có. Sản xuất nông nghiệp cần theo hướng hàng hóa, giảm thời gian nông nhàn, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Các cây trồng có thế mạnh của các địa phương là: lúa (Minh Quang, Vân Hòa, Tản Lĩnh), Ngô (Minh Quang, Yên Bài), dong giềng (Khánh Thượng, Vân Hòa, Minh Quang), chè (Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài). Để tăng năng suất, đem lại sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, cần thực hiện nhiều giải pháp như: đầu tư các giống cây trồng có năng suất cao, áp dụng các phương pháp sản xuất mới, tập huấn, tư vấn kỹ thuật trồng trọt, hỗ trợ người dân kinh phí mua giống, làm giếng khoan, nhà lưới, bể ủ phân tươi, máy bơm nước, vật tư phân bón... Ngoài ra, các địa phương cần chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng loại đất, xây dựng
vùng chuyên canh sản xuất gắn với doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến để giải quyết đầu ra cho nông sản.
Về chăn nuôi, cần chú trọng phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại. Các mô hình trang trại điển hình của bẩy xã miền núi là: trang trại chăn nuôi gia súc và gia cầm tại Ba Trại, Tản Lĩnh, trang trại tổng hợp (chăn nuôi và trồng cây lâu năm) ở tại Ba Vì, Minh Quang. Đây là cơ sở để thu hút thêm nhiều lao động vào làm việc, tạo sinh kế cho NLĐ, giảm tình trạng đói nghèo.
Tăng cường phát triển các ngành phi nông, lâm nghiệp là một trong những biện pháp thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, TVL cho người dân các xã miền núi. Trong đó, chú trọng phát triển tiểu thủ công nghiệp và du lịch nông nghiệp (gắn với các làng nghề). Các địa phương cần tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh là sửa chữa cơ khí và chế biến thực phẩm, lâm sản. Để kích thích các doanh nghiệp đầu tư tại các xã miền núi, ngoài việc hoàn thiện CSHT, huyện cần xây dựng chính sách thu hút đầu tư như: tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất kinh doanh; miễn giảm tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo số lao động sử dụng thêm, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận lao động là người nghèo vào làm việc.
Phát triển mạnh mẽ sản xuất kinh doanh không những tạo ra hệ thống việc làm phong phú, giúp người dân cải thiện sinh kế, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống, mà còn tận dụng được những lợi thế sẵn có của các địa phương, tác động tích cực đến TVL cho NLĐ. Để sản xuất kinh doanh phát triển, ngoài hướng đi trên, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:
3.1.1.1. Hỗ trợ đất sản xuất và quy hoạch, sử dụng đất đai hợp lý
Hỗ trợ đất sản xuất
Tại các xã miền núi của huyện Ba Vì, diện tích đất sản xuất chiếm tỷ trọng nhỏ và chưa được khai thác hợp lý. Để mang lại hiệu quả XĐGN, cần có chính sách hỗ trợ đất sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai, mức sống, tập quán canh tác, cơ cấu cây trồng của người nghèo tại địa phương.
Theo thống kê của Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì, phần lớn hộ nghèo của các xã miền núi của huyện Ba Vì đều thiếu đất sản xuất. Vì thế, diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân/lao động nông lâm nghiệp rất thấp (tại các xã Ba Vì, Ba Trại, Khánh Thượng lần lượt là 0.18 ha, 0.21 ha và 0.15 ha). Tình trạng thiếu đất sản xuất điển hình là tại xã Ba Vì, năm 2013, xã có 82/174 hộ nghèo thiếu đất sản xuất. Diện tích tự nhiên của xã là 2540.7 ha, nhưng có tới 2.200 ha thuộc Vườn
quốc gia Ba Vì, đất nông nghiệp để trồng lúa chỉ có 22,6 ha. Theo lãnh đạo xã Ba Vì “diện tích này chỉ đảm bảo lương thực cho người dân trên địa bàn được hai tháng,
bình quân thu nhập đầu người hiện mới đạt 7,4 triệu đồng/người/năm”.
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của các xã hầu nhu không thể mở rộng. Diện tích đất lâm nghiệp của các xã chủ yếu thuộc Vườn Quốc gia Ba Vì. (Diện tích Vườn từ 100m trở lên bàn giao cho các xã chỉ chiếm 4.85%). Vì thế, để giải quyết tình trạng thiếu đất sản xuất, Thành phố, huyện Ba Vì cần có giải pháp mở rộng diện tích đất lâm nghiệp cho các xã quản lý theo các hướng sau: phối hợp với Vườn Quốc gia Ba Vì, bàn giao dứt điểm toàn bộ diện tích đất dưới độ cao 100m, đất của các nông, lâm trường sau cổ phần hóa cho các địa phương quản lý. Đồng thời, để người dân có thêm đất sản xuất nông nghiệp, cần giao lại những ngọn đồi độc lập cho người dân chăm sóc, phát triển; tạo điều kiện để người dân được trồng rừng kết hợp với sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất tự nhiên từ cao độ 400m trở xuống. Bên cạnh đó, chú trọng phát triển các cây trồng cho giá trị kinh tế, phát huy được kinh nghiệm canh tác truyền thống, như các cây dược liệu, cây gỗ quý,…Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến lâm sản và nguyên liệu từ rừng, để nâng cao hiệu quả kinh doanh rừng, tạo cơ hội cho người dân có thể sống và làm giàu được từ rừng.
Hỗ trợ đất sản xuất không chỉ tạo điều kiện cho người dân có thêm việc làm, tăng thu nhập, từng bước thoát khỏi tình trạng đói nghèo, mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng của mỗi người dân, bảo vệ môi trường sinh thái đa dạng tại nơi đây.
Quy hoạch và sử dụng đất đai hợp lý
Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt không thể thay thế. Chính sách đất đai đúng đắn là sẽ tác động tích cực đến thành công của chính sách TVL. Vì vậy, cần quy hoạch và sử dụng đất đai hợp lý để góp phần đảm bảo việc làm cho người nghèo các xã miền núi. Trong đó, sử dụng hợp lý quỹ đất nông nghiệp và nâng cao hệ số sử dụng đất là những giải pháp then chốt.
Đất đai cần được tận dụng mọi diện tích, bố trí sử dụng phù hợp với đặc điểm của từng loại đất, để vừa nâng cao năng suất cây trồng vừa giữ gìn bảo vệ độ phì của đất. Vì thế cần tính đến việc sử dụng những diện tích đất có khả năng sử dụng nhưng chưa được khai thác của các xã, nhất là tại các xã Khánh Thượng, Vân Hòa, Yên Bài.
Chính sách quản lý đất đai có liên quan đến cây trồng, trình độ canh tác và hiệu quả sản xuất, thời gian sử dụng lao động. Do trình độ dân trí của đồng bào miền núi còn hạn chế, nên nếu chỉ giao khoán mà buông lỏng quản lý trong việc sở hữu và sử
dụng đất thì chính sách đất đai sẽ không đem lại hiệu quả sản xuất, không đảm bảo việc làm cho người dân. Chính vì vậy, khi giao quyền sử dụng đất, cần gắn liền với công tác khuyên nông, khuyến lâm, hỗ trợ vốn sản xuất,... để khai thác hiệu quả tiềm năng của đất. Người dân sử dụng hợp lý, sản xuất đúng hướng sẽ tạo ra nhiều việc làm, góp phần nâng cao hiệu quả XĐGN.
3.1.1.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu
Thực tế cho thấy, tại các xã miền núi của huyện Ba Vì, hệ thống CSHT phục vụ cho sản xuất còn nhiều thiếu thốn. Điều này không chỉ làm giảm cơ hội phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương mà còn ảnh hưởng đến đến việc thực thi chính sách TVL, XĐGN.
Tại các xã miền núi, nhiều hạng mục CSHT vẫn còn chưa hoàn thiện, một số công trình hoạt động không hiệu quả và xuống cấp. Vì vậy, để các hoạt động sản xuất phát triển mạnh mẽ, trước hết, Nhà nước cần tăng cường đầu tư ngân sách, kết hợp với huy động đầu tư của cộng đồng để hoàn thiện, xây mới, nâng cấp, cải tạo CSHT cho các xã miền núi. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của người dân các xã miền núi vào quá trình xây dựng CSHT, như một giải pháp TVL, để góp phần giúp người dân thoát nghèo. Các CSHT thiết yếu cần đầu tư chủ yếu tại đây là: đường giao thông, chợ dân sinh, trạm y tế, hệ thống thủy lợi nhỏ, trường học. Cụ thể:
Về đường giao thông, cả bẩy xã miền nuyện Ba Vì đều có đường bê tông dẫn vào trụ sở Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, kinh tế, xã hội còn chậm phát triển, nên chỉ có 18% tổng số km đường xã, thôn tại các xã được nhựa hóa và bê tông hóa. Điều này đã hạn chế việc đi lại và giao lưu buôn bán của người dân các nơi đây. Để giải quyết tình trạng trên, Thành phố, huyện Ba Vì và chính quyền các xã cần đầu tư ngân sách để nâng cấp và cải tạo hệ thống đường giao thông của các thôn, xã (đặc biệt là đường liên thôn, liên xã). Đồng thời tạo điều kiện để người nghèo được tham gia xây dựng đường, như một giải pháp TVL, tăng thu nhập cho người dân.
Chợ không chỉ phản ánh đời sống văn hóa, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sinh kế của nhân dân các xã miền núi. Xóa bỏ dần các chợ tạm, đầu tư xây mới và nâng cấp cải tạo các chợ, xuống cấp, sẽ góp phần thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nơi đây. Ngoài ra, cần có chính sách trợ giá, đưa hàng bình ổn giá về nông thôn để phát triển mạnh mẽ hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa, tạo điều kiện cho người dân nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống.
Trạm y tế là một trong những hạng mục CSHT cần được đầu tư tại các xã miền núi ở huyện Ba Vì, nhằm góp phần giúp người nghèo được chăm lo chăm sóc sức khỏe ban đầu, yên tâm làm việc, ổn định cuộc sống. Mặc dù 100% các xã miền núi đều có trạm y tế, nhưng nhìn chung các trạm chưa đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Vấn đề cấp thiết nhất cần đầu tư là bổ sung thêm cho các trạm y tế của các xã những trang thiết bị y tế cần thiết và nâng cao chất lượng của đội ngũ y bác sỹ. Ngoài ra, cần tu sửa các trạm y tế xuống cấp ở các xã Ba Vì, khánh Thượng, Ba Trại, để đảm bảo công tác y tế tại nơi đây.
Việc đầu tư các công trình thuỷ lợi như hồ chứa nước, trạm bơm, đập ngăn, kênh mương sẽ đảm bảo sản xuất nông nghiệp được cung cấp đủ nguồn nước tưới tiêu, góp phần thâm canh, tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Từ đó, phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất nông nghiệp cho các xã miền núi, hỗ trợ tích cực cho vấn đề TVL, XĐGN.
Tổng số trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của bẩy xã là 32 trường. Trong đó, trường mầm non là còn nhiều thiếu thốn nhất. Mỗi xã đều có một trường mầm non. Tuy nhiên, quy mô các trường, nhất hệ là thống trang thiết bị dạy và học của một số xã như Tản Lĩnh, Minh Quang, Ba Vì còn chưa đáp ứng được nhu cầu học của trẻ em nơi đây. Các trường mới chỉ nhận các trẻ nhóm mẫu giáo trở lên (trên 2 tuổi), chưa có các lớp nhà trẻ. Việc phát triển các trường mầm non, tăng quy mô lớp học và đầu tư trang thiết bị dạy học có vai trò quan trọng đối với việc người nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ công và giảm nghèo một cách bền vững. Nhà trẻ, mẫu giáo giúp trẻ em được đi học đúng tuổi, nuôi dạy hợp lý, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, phát triển trí lực. Các gia đình có trẻ nhỏ có thể tăng thời gian lao động sản xuất, chủ động tìm việc làm, giảm nghèo đói.
Ngoài ra, chính quyền Thành phố, huyện Ba Vì cũng cần nghiên cứu chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư xây dựng các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các xã miền núi của huyện Ba Vì. Đây là giải pháp quan trọng giúp phát triển mạnh mẽ hoạt động sản xuất, kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Phát triển các doanh nghiệp vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có của các xã như chè ở Ba Trại, vân Hòa; gỗ ở Khánh Thượng, Minh Quang; rau sạch ở các xã Yên Bài, Ba Trại...Thông qua đó, tạo đầu ra ổn định cho nông lâm sản, tạo điều kiện tăng thêm việc làm và tiến tới thoát nghèo cho người dân nơi đây.
3.1.1.3. Hỗ trợ người nghèo kiến thức sản xuất
Tại các xã miền núi ở huyện Ba Vì, người dân có trình độ dân trí thấp. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu việc làm. Vì thế, để TVL, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Trạm Khuyến nông huyện cần tổ chức dạy nghề một cách thiết thực, cụ thể cho NLĐ, nhất là lao động nghèo. Tập huấn cho người nghèo kiến thức sản xuất để họ tự vươn lên thoát nghèo.
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trong nông nghiệp có xu hướng phức tạp và khó kiểm soát, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất của người nghèo. Vì vậy, khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ động thực vật, dịch vụ thú y có vai trò hỗ trợ người nghèo các giải pháp phòng chống rủi ro, bảo đảm thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động sản xuất nông nghiệp thu hút phần lớn người dân nơi đây. Tuy nhiên, phần lớn người nghèo làm việc theo kinh nghiệm truyền thống. Điều này khiến, năng suất cây trồng, vật nuôi không ổn định, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của họ. Do đó, cần đào tạo kiến thức cơ bản về kỹ thuật sản xuất và kinh doanh nông nghiệp, chuyển dần sang các ngành phi nông nghiệp cho người nghèo.
Khuyến nông, khuyến lâm là biện pháp phù hợp nhất để hỗ trợ người nghèo kiến thức sản xuất. Hình thức hỗ trợ chủ yếu cần tập trung là tập huấn, phổ biến kiến thức sản xuất. Trong đó, chú trọng phổ biến những kỹ thuật mới, dễ áp dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hướng dẫn người nghèo chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đầu tư những cây trồng (chè, dong giềng, măng, lúa) vật nuôi (bò sữa, dê, trâu, ong) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hỗ trợ người nghèo (theo hình thức giảm một nửa giá tiền) mua cây con giống, công cụ sản xuất, chế biến bảo quản sản phẩm và vật tư chủ yếu (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y...) để giảm gánh nặng tài chính trong sản xuất nông nghiệp.
Bên cạnh đó, để giúp người nghèo có thêm kiến thức sản xuất, cần xây dựng các mô hình khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm điển hình; nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả để làm cơ sở cho các hộ nghèo tham khảo, hình thành hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Trong đó, chú trọng xây dựng mô hình phát triển ngành nghề truyền thống quy mô nhóm hộ gia đình.