Tình trạng việc làm tại các miền núi năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm để thoát nghèo tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

(Đơn vị tính: người) TT Tên xã Tổng số Lao động Tình trạng việc làm Số lao động có việc làm thường xuyên Số lao động có việc làm không thường xuyên Số lao động không có việc làm (thất nghiệp hoàn toàn) (1) (2) (3) (4) (5) (6) 1 Ba Trại 7.144 4.890 2.522 25 2 Ba Vì 1.361 536 967 38 3 Minh Quang 7.078 5.789 1.241 0 4 Tản Lĩnh 7.856 6.696 327 20 5 Vân Hòa 5.978 4.932 874 172 6 Yên Bài 4.247 3.755 530 5 7 Khánh Thượng 5.196 4.192 1.024 0 Tổng 38.860 30.790 7.485 260

(Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Ba Vì, 2013)

Bảng số liệu trên cho thấy, phần lớn NLĐ tại các xã miền núi không qua đào tạo nghề, chiếm tỷ lệ 82.84% trong tổng số lao động. Trong đó, tỷ lệ NLĐ không qua đào tạo thấp nhất ở xã Tản Lĩnh (79.12%) và cao nhất ở hai xã Vân Hòa và Ba Vì, lần lượt là 88.84% và 88.46%. Số người không có việc làm thường xuyên (thiếu việc làm) là 7.485 người, chiếm 19.26% tổng số lao động. Đặc biệt, xã có tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở mức rất cao là Ba Vì (70.05%) và Ba Trại (35.30%). Xã Yên Bài có số NLĐ thiếu việc làm ở mức thấp nhất là 530 người (12.48%). Số lao động không có việc làm (thất nghiệp hoàn toàn) của bẩy xã là 260 người, chiếm 0.67% tổng số lao động. Đặc biệt, các xã Khánh Thượng, Minh Quang không có người thất nghiệp.

Thực trạng việc làm và TVL tác động không nhỏ tới nghèo đói tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì

Ngoài nghề trồng và chế biến búp chè khô ở xã Ba Trại, chế biến tinh bột ở xã Minh Quang, trồng cây thuốc nam ở xã Ba Vì, bẩy miền núi không có nhề phụ nào khác. Thực tế này khiến cho nhiều người, nhất là lao động nghèo không có thêm nguồn thu nào khác từ sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, nghèo đói càng trở nên sâu sắc, người nghèo gặp khó khăn trong việc vươn lên thoát nghèo.

Việc làm tại các xã khu vực miền núi chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, mang tính mùa vụ (thời gian lao động tập trung chủ yếu vào thời điểm thu hoạch nông sản là các tháng 5, 6, 7, 8). Người lao động tại các xã miền núi mới chỉ sử dụng 75-80% thời gian lao động trong năm. Số ngày lao động chỉ đạt 120-180 ngày/năm. Thời gian nông nhàn chiếm trên 20% quỹ thời gian lao động. Thực trạng thiếu việc làm trên là nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến nghèo đói.

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thiếu việc làm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu việc làm tại các xã miền núi trên địa bàn huyện Ba Vì. Nguyên nhân bao quát nhất là do sản xuất, kinh doanh chưa phát triển mạnh mẽ. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở đây là nông, lâm nghiệp, thu hút trên 75% lực lượng lao động. Đây là khu vực có địa hình đồi núi, chia cắt, giao thông đi lại không thuận tiện, xa trung tâm huyện, nên điều kiện kinh tế-xã hội còn nhiều khó khăn. Hệ thống CSHT thiết yếu của các xã như đường giao thông, trường học, trạm y tế... còn nhiều thiếu thốn. Hơn nữa, NLĐ của các xã miền núi chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường, Dao, trình độ dân trí còn hạn chế, 82.84% NLĐ trong không qua đào tạo nghề, nên chất lượng lao động còn thấp. Những lý do trên khiến khiến kinh tế các xã chậm phát triển, không tạo ra hệ thống việc làm phong phú cho NLĐ.

Sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ưu thế và thu hút phần lớn NLĐ. Tuy nhiên, việc làm trong nhóm ngành này lại mang tính thời vụ cao. Thời gian lao động tập trung chủ yếu vào thời điểm thu hoạch nông sản là các tháng 5, 6, 7, 8. Theo khảo sát của Phòng Lao độngThương binh và Xã hội huyện Ba Vì, NLĐ tại các xã miền núi mới chỉ sử dụng 75-80% thời gian lao động trong năm. Số ngày lao động chỉ đạt 120-180 ngày/năm. Thời gian nông nhàn chiếm trên 20% quỹ thời gian lao động. Trung bình một lao động nông nghiệp chỉ sử dụng từ 10-15 ngày trong tháng để thực hiện toàn bộ công việc trên diện tích một sào đất nông nghiệp trong một vụ. Đây là biểu hiện rõ nét nhất của tình trạng thiếu việc làm.

Những khó khăn trong vấn đề đất sản xuất cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu việc làm tại các xã miền núi ở huyện Ba Vì.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo việc làm để thoát nghèo tại các xã khu vực miền núi trên địa bàn huyện ba vì, thành phố hà nội (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)