Quan hệ giữa quy luật phát triển của đạo đức với hoạt động của con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của triết học mác lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 39)

1.2. Quan niệm về mối quan hệ tất yếu và tự do trong đạo đức:

1.2.1 Quan hệ giữa quy luật phát triển của đạo đức với hoạt động của con

người trong lĩnh vực đạo đức

Nếu tất yếu và ngẫu nhiên là những mối liên hệ tồn tại cả trong thế giới vật chất và trong xã hội thì tất yếu và tự do biểu hiện cho mối quan hệ giữa thế giới và con người, cụ thể là giữa các quy luật khách quan của cả tự nhiên và xã hội với hoạt động của con người.

Lịch sử triết học đã chứa đựng trong nó các bước tiến của quan niệm về mối quan hệ này trong tư duy nhân loại. Lốckơ cho rằng tự do là được làm tất cả mọi cái mong muốn mà không gặp phải trở ngại nào. Hêghen có công lớn khi cho rằng tự do là nhận thức được tất yếu. Đến Ănghen, ông khẳng định chân lý: tự do là năng lực hành động trên cơ sở nhận thức đúng cái tất yếu. Như vậy, tự do - đầu tiên được coi như cái bản năng của con người, không tính đến yếu tố xã hội; rồi tự do được rút ra từ cái đối lập với nó; cuối cùng, từ

tất yếu và con người không vượt lên trên cái tất yếu đó thì không có cái gì được coi là tự do của nhân loại cả. Con người nhận thức các quy luật khách quan càng sâu sắc thì hoạt động của họ càng tự do.

Như vậy, quan điểm duy vật biện chứng thừa nhận tất yếu khách quan là tính thứ nhất, ý thức con người là cái thứ hai. Điều đó nghĩa là, sự phản ánh cái tất yếu trong ý thức con người có tính chất tiệm tiến, gần đúng, không bao giờ là hoàn thiện, nó mang tính lịch sử. Các quy luật khách quan tất yếu là cái tồn tại vĩnh viễn nhưng trong các giai đoạn lịch sử khác nhau, nó lại mang nội dung khác nhau; tự do, do đó, cũng vậy.

Hoạt động thực tiễn là phương thức nhận thức tất yếu. Nếu con người không quan hệ với nhau và tác động vào tự nhiên thì người ta không thể có hiểu biết về các quy luật của nó, từ đó không thể định hướng được sự phát triển xã hội một cách hợp lý nhằm giành lấy tự do cao nhất trong chừng mực có thể. Vậy là, ở một khía cạnh nào đó, chính hoạt động của con người tác động đến đâu sẽ làm bộc lộ tính tất yếu khách quan của tự nhiên và xã hội đến đó, nghĩa là cho dù tất yếu là tính thứ nhất, ý thức con người là cái thứ hai thì cũng không bao giờ tất yếu là cái quyết định trong cuộc sống con người mà ngược lại chính tự do là cái chi phối tất yếu một khi tất yếu không còn là tất yếu "mù quáng", tức là tất yếu chưa được nhận thức, bởi vì con người chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà trong đó đã chứa đựng khả năng và điều kiện để có thể giải quyết được nhiệm vụ ấy.

Đạo đức là một lĩnh vực xã hội nên đạo đức không bao giờ đứng độc lập tuyệt đối. Nó có lịch sử của mình. Trong lịch sử ấy, người ta thấy xuất hiện vấn đề quan hệ tất yếu và tự do. Đạo đức chịu sự quyết định của điều kiện kinh tế - xã hội mà nó tồn tại, mặt khác khi thực hiện các giá trị đạo đức, người ta có tự do ý chí riêng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội chỉ vạch ra

khổ đó, con người tự do hành động theo tiếng gọi và sự thôi thúc riêng của tâm hồn mỗi người.

Quan hệ tất yếu và tự do trong đạo đức được bàn đến trong mối quan hệ giữa quy luật phát triển khách quan của đạo đức với hoạt động tự giác của con người và mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội dưới góc độ đạo đức.

Đạo đức không ra đời từ hư vô. Trong sự phát triển của đạo đức, tồn tại hai loại quy luật: thứ nhất, hoạt động của con người trong lĩnh vực đạo đức (chứ không chỉ là hoạt động đạo đức) chịu sự chi phối của chính các quy luật đạo đức như kế thừa, sự dự báo, sự phản ánh sáng tạo điều kiện kinh tế - xã hội; thứ hai, hoạt động của con người trong lĩnh vực đạo đức chịu sự tác động của các quy luật xã hội khác như quy luật của sản xuất vật chất, quy luật của đời sống tinh thần, của các hình thái ý thức xã hội khác đến đạo đức, …

Trong quá trình hoạt động đó, nếu con người không tính đến vai trò, tác động của những quy luật trên thì một là, con người sẽ không thể tự do chính trong khi xây dựng và phát triển nền đạo đức mong muốn, như thế sẽ dễ rơi vào luẩn quẩn, vô định, không biết mình đang ở đâu; hai là, con người sẽ không thể đạt được tự do với tư cách là mục đích đang xây dựng.

Trên con đường hoạt động chủ động, tự giác của con người tác động đến các quy luật đó, sẽ xuất hiện kiểu đạo đức cộng sản chủ nghĩa, đây là nền đạo đức tiên tiến nhất của tiến bộ đạo đức.

Đạo đức mới xã hội chủ nghĩa là bộ luật đạo đức của những người xây dựng xã hội mới. Ở đó, đề cập đến hầu hết những vấn đề cơ bản của cuộc sống, những cách thức thực tế ( vấn đề lao động, chủ nghĩa yêu nước, gia đình, tình bạn…) để con người nhận thức được giới hạn hành động của mình mà vẫn có sự tự do.

Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định nội dung đạo đức không phải cái bất biến, vĩnh viễn, dĩ nhiên bản thân đạo đức là cái tồn tại song hành cùng với sự tồn tại của con người, là bản tính trường tồn. Quy luật phát triển xã hội sẽ dẫn đến tiến bộ xã hội, trong đó có tiến bộ đạo đức. Xã hội cũ, lạc hậu, hết thời sẽ bị phủ định thông qua cuộc cách mạng xã hội toàn diện, sự lớn mạnh không thể kìm nén của lực lượng sản xuất mới đòi hỏi phải đấu tranh giai cấp, phải có cuộc đảo lộn cơ bản để xoá bỏ quan hệ sản xuất thống trị lúc này đã trở thành tàn dư nhằm mở đường cho một xã hội mới tự do hơn. Đó cũng là con đường, quy luật tất yếu hình thành và hoàn thiện đạo đức. Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng”[48,tr.15].

Lênin đã kết luận: về phương diện lý luận, chủ nghĩa Mác làm cho đạo đức học phục tùng nguyên tắc tính nhân quả; về phương diện thực tiễn, nó quy đạo đức vào cuộc đấu tranh giai cấp [81,tr.481]. Theo gợi ý trên, vấn đề tất yếu trong lịch sử phát triển đạo đức sẽ được hiểu rằng, lịch sử đấu tranh giai cấp quy định chặt chẽ sự phát triển của đạo đức xã hội, kiểu đạo đức điển hình của thời đại ra đời với tư cách đạo đức thống trị xã hội chỉ khi cuộc cách mạng xã hội xoá bỏ giai cấp cầm quyền cũ, thiết lập chế độ xã hội mới cùng sự thống trị của kiểu đạo đức mới diễn ra, đấu tranh giai cấp là điều kiện lịch sử tiên quyết cho sự phát triển tiến bộ của đạo đức. Dù vậy, tác động của cuộc cách mạng xã hội trong lĩnh vực đạo đức mang tính chất riêng, ở đây sự thay đổi diễn ra từ từ, vừa bảo tồn, vừa kế thừa, vừa phủ định xoá bỏ. Bandzeladze coi đó là tính chất tiệm tiến của sự phát triển đạo đức, trong lịch sử đạo đức chỉ có hai lần biến động lớn như là hai bước nhảy phủ định, lần thứ nhất diễn ra vào lúc xã hội chuyển từ chế độ công xã nguyên thuỷ sang chế độ chiếm hữu nô lệ, tức là gắn liền với việc xuất hiện giai cấp, lần thứ hai là lúc xã hội

chuyển từ chế độ tư bản chủ nghĩa sang chế độ cộng sản chủ nghĩa, tức là gắn liền với sự thủ tiêu giai cấp.

Dưới góc độ đấu tranh giai cấp, nhân loại đến nay đã trải qua hai loại đạo đức: đạo đức trong xã hội nguyên thuỷ chưa có giai cấp và đạo đức trong các xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp, tất nhiên quy luật phát triển khách quan của đạo đức tất yếu sẽ dẫn đến hình thái đạo đức cộng sản chủ nghĩa - loại đạo đức trong xã hội không còn đối lập giai cấp và lợi ích.

Tính giai cấp của đạo đức cho thấy đạo đức không xa lạ với vấn đề lợi ích, đạo đức phản ánh lợi ích giai cấp đồng thời đạo đức tác động trở lại tồn tại xã hội theo cách đạo đức tham gia điều chỉnh các quan hệ lợi ích trong phạm vi cho phép của mình. Vấn đề quan hệ cá nhân và xã hội, quan hệ lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là vấn đề chủ yếu của lý luận mácxit về đạo đức. Ănghen đã chỉ cho chúng ta thấy: ở đâu không có sự thống nhất về lợi ích thì ở đó không có sự thống nhất về mục đích chứ đừng nói đến sự thống nhất trong hành động. Vì vậy nói lịch sử đấu tranh giai cấp gắn liền lịch sử phát triển đạo đức nghĩa là nói rằng mỗi kiểu đạo đức phản ánh một loại trật tự lợi ích xác định. Lợi ích và phản ánh lợi ích là cầu nối vấn đề giai cấp với vấn đề đạo đức, lợi ích - hiểu một cách đầy đủ và triệt để - là nguyên tắc của toàn bộ đạo đức. Trong xã hội mông muội, lợi ích cộng đồng thị tộc là lợi ích duy nhất nên đặc trưng của đạo đức nguyên thuỷ là tính công bằng, bình đẳng; trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hình thái kinh tế - xã hội điển hình, đỉnh cao của xã hội phân chia giai cấp, lợi ích cá nhân là điểm nổi bật, là lợi ích cao nhất thì chủ nghĩa cá nhân tư sản trở thành nguyên tắc cơ bản của đạo đức tư sản; cũng vậy, trong xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ còn một loại lợi ích là lợi ích của nhân dân lao động thì đạo đức cộng sản chủ nghĩa trở thành đạo đức nhân đạo có tính chất phổ biến.

Duy vật triệt để cả trong cách nhìn đời sống xã hội, đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, hành vi của con người được quy định một cách lịch sử, những chuẩn mực đánh giá hành vi đều mang tính chất là những yêu cầu của xã hội đối với cá nhân. Do đó, trong xã hội có giai cấp, nhất định những chuẩn mực, quy tắc ấy là có tính giai cấp.

Dưới chế độ công xã nguyên thuỷ, cơ sở của quan hệ xã hội là chế độ sở hữu công cộng tư liệu sản xuất (thực ra chưa phải là tư liệu sản xuất theo đúng nghĩa của nó), tài sản “cá nhân” của người nguyên thuỷ chỉ là một số công cụ và đồ vật tiêu dùng do mỗi người tự tìm thấy hoặc làm ra. Xã hội không phân chia giai cấp, không có hiện tượng người bóc lột người, không có đầu óc làm giàu cá nhân, mâu thuẫn chủ yếu của xã hội là mâu thuẫn giữa nhu cầu cần thiết để duy trì cuộc sống với trình độ sản xuất quá thấp kém. Tình trạng đồng đều đơn giản về lợi ích trong xã hội không giai cấp, không tư hữu như vậy làm nảy sinh các dấu hiệu đạo đức đầu tiên - tuy còn ở trạng thái “mờ”, tức là ý thức đạo đức xuất hiện trong sự xuất hiện của một ý thức chung, chưa phân xuất thành những hình thái ý thức riêng biệt - hình thức sơ khai của chuẩn mực đạo đức, đó là tính hợp tác, công bằng, thông cảm, tương trợ. Sự công bằng là “nguyên tắc vàng” của đạo đức nguyên thuỷ, tuy nhiên công bằng ở đây mới ở trình độ công bằng - bằng nhau, bằng nhau trong hưởng thụ vật phẩm và trong tất cả mọi quan hệ khác. Những gì có ích cho thị tộc bộ lạc được coi là điều thiện, cái gì có hại thì bị coi là điều ác. Tuy nhiên, cái vĩ đại cũng đồng thời là cái chật hẹp của tổ chức thị tộc chính là ở chỗ “sự thống trị và sự nô dịch không thể tồn tại trong tổ chức đó”.

Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên, quan hệ bình đẳng bắt đầu tan vỡ, đó là tất yếu. Song việc hình thành nền đạo đức trong xã hội chiếm hữu nô lệ vẫn là một bước tiến bộ của đạo đức. Lần đầu tiên, thân

phận con người được đặt đúng vị trí của nó - vị trí xã hội. Đây là bước chuyển qua điểm nút thứ nhất.

Công cụ lao động ngày càng hoàn thiện, của cải dư thừa tăng lên, tư hữu xuất hiện, những giai cấp và Nhà nước đầu tiên trong lịch sử ra đời. Chủ nô chiếm hữu tư liệu sản xuất và chiếm hữu bản thân người nô lệ là bản chất không thay đổi, dân chủ chỉ áp dụng cho tầng lớp công dân trở lên, người nô lệ không được hưởng quyền gì, bị khinh rẻ, bị đối xử ngày càng tồi tệ, bị đàn áp dã man dẫn đến tâm lý chây lười, trốn việc, phá hoại công cụ và sản phẩm lao động… Hệ quả của việc hình thành hai giai cấp đối lập về quyền lợi đã dẫn đến tình trạng tha hoá con người đầu tiên, “Tha hoá làm cho quan hệ giữa người với người bị biến thành quan hệ giữa vật với vật”[48, tr.30]. Ý thức đạo đức thống nhất trong nội bộ cộng đồng nguyên thuỷ tan vỡ, đánh dấu bước sa sút đầu tiên về mặt đạo đức trong xã hội, đó là thời đại - Ănghen viết - bắt đầu xuất hiện những yếu tố kích thích nảy sinh những điều xấu, xuất hiện những động cơ hết sức thấp hèn, và nạn trộm cắp, tham lam, bạo lực, sự gian trá,… tăng lên. Sự đối kháng giai cấp giữa chủ nô và nô lệ dẫn đến việc loài người bắt đầu hình thành một nền đạo đức mới phức tạp hơn, không thuần nhất, giản đơn, hỗn dung và ngây thơ như trong xã hội công xã thị tộc.

Cơ sở giai cấp của xã hội được phản ánh vào đạo đức là một tất yếu chung, người nô lệ là công cụ mù quáng của một tất yếu ở bên ngoài anh ta, chủ nô đề ra những nguyên tắc đạo đức quy định sự phục tùng bắt buộc đối với nô lệ. Tính đối kháng trong đạo đức, tính mâu thuẫn của “phẩm hạnh” bắt nguồn từ cơ sở sâu xa là ý thức coi thường, khinh miệt lao động chân tay, Ănghen nhìn thấy trong xã hội chiếm hữu nô lệ tình trạng “lao động trở thành một thứ hoạt động hèn hạ” và gọi đó là “thói xấu độc địa” của những người tự do nói riêng, của cả chế độ xã hội đó nói chung.

Xã hội chiếm hữu nô lệ và xã hội tư bản chủ nghĩa là hai đầu mút của thời kỳ lịch sử xã hội có phân chia và đối kháng giai cấp.

Thay thế chế độ phong kiến, chế độ tư bản là bước tiến bộ mới trên đường phát triển lịch sử khi quyền lực của con người đối với giới tự nhiên và với kỹ thuật tăng lên; không thể phủ nhận một hiện thực là lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, phân công lao động hiện đại hơn, tình trạng cát cứ phong kiến bị xoá bỏ, thị trường mở rộng, khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt,

giai cấp công nhân ra đời. Sự hoạt động tích cực của nền kinh tế công nghiệp có tác động chưa từng thấy đến tính cách cá nhân con người. Trong hình thái xã hội mới, đấu tranh giai cấp không yếu đi, ngược lại, ngày càng mạnh, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản bóc lột cầm quyền với giai cấp công nhân và mọi tầng lớp nhân dân lao động thêm sâu sắc bởi sự tăng cường và lũng đoạn của chủ nghĩa cá nhân tư sản. Chủ nghĩa cá nhân tư sản là nội dung và đặc trưng chung của các quan điểm duy lợi, vị kỷ của các nhà tư sản, nó tuyệt đối hoá đến tận cùng lợi ích của giai cấp thống trị, ở đây lợi ích giai cấp tư sản và lợi ích cá nhân nhà tư bản nằm trong mối quan hệ phụ thuộc chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của triết học mác lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)