2.2 Một số định hướng cơ bản trong xây dựng đạo đức mới
2.2.2. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức nhằm phát huy tự do đạo đức cho cá
2.2.2. Đẩy mạnh giáo dục đạo đức nhằm phát huy tự do đạo đức cho cá nhân nhân
Theo Lênin, giáo dục là phạm trù vĩnh cửu, giáo dục song hành cùng cuộc sống của loài người. Lênin thường cho rằng phải giúp đỡ việc giáo dục và rèn luyện quần chúng lao động để khắc phục những thói quen cũ, những tập quán cũ do chế độ cũ để lại cùng những thói quen, những tập quán của người tư hữu đã tiêm nhiễm sâu vào quần chúng. Không bao giờ được quên nhiệm vụ cơ bản ấy của mọi cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh cũng rất coi trọng công tác “trồng người”, giáo dục là làm cho mỗi người trở thành người, “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”,…
Giáo dục đạo đức cần được coi là một vấn đề khoa học. Mục đích và ý nghĩa của đạo đức tuỳ thuộc vào những đòi hỏi khách quan của xã hội mà nó phản ánh. Đạo đức phải góp phần thúc đẩy sự nghiệp cách mạng nhằm xây dựng xã hội mới tự do, công bằng, dân chủ, văn minh.
Cá nhân và xã hội gắn bó với nhau bởi một sự phụ thuộc khách quan bởi vì xét đến cùng, điều kiện kinh tế, hoạt động thoả mãn nhu cầu của con người là nhân tố quyết định đến nội dung và phương hướng phát triển đạo đức. Vì vậy, khi những nhu cầu tối thiểu của sự tồn tại gặp trở ngại thì sự phát sinh những mặt tiêu cực trong quan hệ giữa người này với người khác, giữa cá nhân với xã hội là tất yếu. Bởi vậy, việc khắc phục và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực, việc tăng cường và phát huy những hành vi cao đẹp tuỳ thuộc chủ yếu vào sự nghiệp tạo dựng điều kiện vật chất song song với tổ chức tốt
Mục đích của giáo dục là hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho cá nhân, giáo dục nhân cách là vấn đề trung tâm của giáo dục. Giáo dục đạo đức nhằm xây dựng những con người có lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý thức cộng đồng, có tính tích cực cá nhân… Theo đó, cần trang bị cho mọi người những tri thức cần thiết về đạo đức, hình thành ở họ thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, đối với người khác, đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc cũng như đối với các hiện tượng xảy ra xung quanh. Giáo dục đạo đức còn là sự tác động để mỗi người tự giác rèn luyện, thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành tốt pháp luật, nỗ lực học tập, lao động, cống hiến cho sự nghiệp phát triển đất nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã chỉ rõ, hoàn cảnh nước ta đòi hỏi và cho phép xây dựng sớm, xây dựng từng bước con người mới, không phải chờ đến sau khi có sự phát triển cao của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng định hướng rằng muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa; con người mới xã hội chủ nghĩa vừa là sản phẩm của xã hội mới vừa là chủ thể xây dựng xã hội mới, họ có khả năng hành động theo một định hướng tích cực. Đảng cũng chỉ rõ, mọi hoạt động văn hóa phải “nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội”[20,tr.114]. Trong sự nghiệp xây dựng con người mới, giáo dục đạo đức mới có vai trò rất quan trọng bởi đạo đức mới vừa phản ánh cái đang có vừa ẩn chứa cái cần phải có.
hiện và bị phủ định đều tuân theo quy luật của nó. Vì vậy, hiệu quả tác động của đạo đức đến các lĩnh vực xã hội khác còn tuỳ thuộc tương quan giữa tồn tại đạo đức với hoạt động giáo dục đạo đức, nghĩa là giáo dục đạo đức cần phải tiến hành sát hợp với những thay đổi của cuộc sống.
Đối với cá nhân, việc chuyển các giá trị từ “kho tàng” đạo đức của người này sang người khác, của xã hội đến cá nhân là một quá trình hoàn toàn tự nguyện, nó đòi hỏi được diễn ra một cách tích cực và tự giác. Đó là tự do bởi nếu người được dạy luôn xem mình thụ động, không tích cực thì không thể đảm bảo được sự chuyển giao này.
Bộ mặt đạo đức của con người Việt Nam mang dấu ấn tổng hợp của đặc trưng kinh tế, địa lý, chính trị của đất nước. Trong lịch sử, người Việt Nam duy trì nhu cầu thiết yếu của mình chỉ bằng sản xuất nông nghiệp với lực lượng sản xuất thủ công thô sơ đã tạo nên phẩm chất đạo đức đặc trưng của mình. Nói cách khác, lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc đã hun đúc nên những truyền thống đạo đức tốt đẹp được tiếp nối qua các thế hệ con người Việt Nam. Đó là truyền thống cộng đồng góp phần hình thành tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn; đó là phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó, tự giác trong lao động, sống chất phác, giản dị “an bần lạc đạo”, “đói cho sạch, rách cho thơm”…; hiếu học, tôn sư trọng đạo; tinh thần yêu nước quật cường, ý thức và lòng tự hào dân tộc được thử thách qua quá trình chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi, tất cả đã tạo ra những giá trị tích cực bền vững của con người đạo đức trong hệ giá trị truyền thống Việt Nam. Do đó, hiện trạng xuống cấp đạo đức hiện nay trong xã hội chỉ là tạm thời, là hệ quả tất yếu của cơ chế kinh tế mở. Đạo đức truyền thống của dân tộc và đạo đức mới XHCN sẽ thúc đẩy nhau cùng tác động đến đời sống đạo đức là xu hướng phát triển đạo đức của nước ta.
Không thể phủ nhận ảnh hưởng của nền đạo đức Trung Hoa đối với dân tộc ta. Ngoài ý nghĩa chính trị trong việc tổ chức xã hội của các triều đình phong kiến, đạo Khổng có giá trị chủ yếu ở nước ta ở góc độ đạo đức. Đối với Khổng Tử, nói đến con người là con người đạo đức, nói đến đạo đức là đạo đức của con người, đạo đức là nền tảng của con người, là tiêu chuẩn phân biệt con người với con vật. Ngũ thường, gia phong gia pháp, nề nếp tôn ti trật tự trở thành những chuẩn mực, lễ giáo chi phối chặt chẽ suy tư và hành động của con người Việt Nam từ thời nghìn năm Bắc thuộc. Tuy nhiên người Việt tiếp thu Nho giáo không thụ động, đó là quá trình tiếp biến sáng tạo, chẳng hạn như về vai trò của gia đình, học giả L.Lanessan nhận xét: gia đình là cơ sở, là hạt nhân của xã hội An Nam. Đó là một trục trung tâm mà mọi lợi ích, mọi ý nghĩ đều quay xung quanh nó.
Những giá trị từ nhiều phía đã tạo nên tâm lý người Việt đó là tính sĩ diện cao, tâm lý của người sản xuất nhỏ thích cái lợi trước mắt, tác phong nông dân tự do, tuỳ tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống duy tình, ít tính toán đến hiệu quả, thường đem quan hệ huyết thống vào quan hệ công,… Rõ ràng, đó là một thực tế của con người Việt Nam còn tồn tại đến hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là kẻ địch to, nó ngấm ngầm cản trở cách mạng tiến bộ. Chúng ta lại không thể trấn áp nó, mà phải cải tạo nó một cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài.
Từ những nét tiêu biểu của con người Việt Nam, chúng ta thấy sự nghiệp giáo dục đạo đức ở nước ta hiện nay cần tính đến yếu tố truyền thống, cần biết đang dùng “ai” để giáo dục “ai”.
Chủ thể giáo dục đạo đức hiện nay là Đảng cộng sản Việt Nam với vai trò lãnh đạo, định hướng; là Nhà nước với vai trò quản lý, điều hành; là các đoàn thể quần chúng, nhưng, lực lượng trung tâm nhất, tham gia trực tiếp và
dục đạo đức là sự nghiệp của toàn dân. Khi thực hiện đúng vai trò xã hội của mình, mỗi chủ thể sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục đạo đức ở nước ta.
Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó có sự nghiệp xây dựng và phổ biến nền đạo đức mới của Việt Nam. Vai trò lãnh đạo của Đảng trước hết thể hiện ở việc lựa chọn và định hướng sự phát triển tiến bộ của nền đạo đức xã hội. Đảng lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đạo đức bằng việc chỉ đạo hoạt động xây dựng những chủ trương, đường lối và phương thức mang ý nghĩa đạo đức sâu sắc.
Với tư cách một tổ chức, Đảng biểu hiện mình qua các đảng viên. Các chủ thể - đảng viên này là lực lượng không nhỏ, có uy tín cao trong nhân dân về phẩm chất đạo đức cách mạng. Thông qua những suy nghĩ và hành động cụ thể, người cán bộ đảng viên thể hiện vai trò gương mẫu của mình trong việc thiết lập một thực tiễn đạo đức mới của dân tộc. Nói cách khác, khi thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức họ đã tự hoàn thiện nhân cách cộng sản của mình, trở thành tấm gương đạo đức có sức mạnh dẫn dắt, thuyết phục cộng đồng.
Trong điều kiện kinh tế - xã hội nước ta hiện nay, vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng trong sự nghiệp giáo dục đạo đức ngày càng tỏ ra đúng đắn, hợp lý, hiệu quả, có tác động rõ rệt theo hướng đảm bảo tối đa bản chất của nền đạo đức XHCN.
Chủ thể giáo dục có quan hệ tương hỗ với nội dung giáo dục. Nội dung giáo dục đạo đức hiện nay chính là đạo đức mới XHCN, đó là những giá trị, phẩm chất đạo đức mong muốn nhằm cung cấp cho cá nhân những điều kiện cần thiết để chủ động tham gia vào đời sống đạo đức của xã hội góp phần thiết lập và khẳng định vị trí của đạo đức mới trong xã hội, đó là cách chủ
động để đạt tới tự do. Giáo dục đạo đức tác động tới ba mặt của chủ thể đạo đức là ý thức đạo đức, ý chí và tình cảm đạo đức.
Xu thế phát triển của thế giới cũng như quá trình đổi mới toàn diện đất nước ta, đặc biệt là việc đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đang tạo ra một “quá trình cải biến xã hội sâu sắc, làm “thay đổi nhiều mặt đời sống văn hoá dân tộc”. Vì vậy nội dung giáo dục đạo đức cần có sự kế thừa, đổi mới cái cũ và bổ sung tiếp nhận cái mới.
Giáo dục đạo đức là một cách điều hoà quan hệ giữa lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội thông qua việc truyền cho cá nhân những kinh nghiệm, chuẩn mực, lý tưởng, yêu cầu đạo đức của xã hội đối với cá nhân, từ đó trang bị cho cá nhân một nhận thức đạo đức đúng đắn, thúc đẩy quá trình chuyển hoá đạo đức xã hội thành ý thức và hành vi đạo đức cá nhân đồng thời bảo đảm lợi ích xã hội. Giáo dục nói chung, giáo dục nói riêng sẽ góp phần giải quyết “mâu thuẫn” giữa các thế hệ, đây là một xung đột xã hội xuất hiện trong điều kiện kinh tế thị trường, nó liên quan khá nhiều đến vấn đề đạo đức gia đình.
Nội dung giáo dục đạo đức được đề ra trong Nghị quyết TW 5 khoá VIII như sau: Coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống, nếp sống văn hoá, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước; bồi dưỡng ý thức và năng lực phát huy giá trị văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại.
Giáo dục đạo đức hướng đến hai nội dung là những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc và những giá trị đạo đức hiện đại.
Giáo dục giá trị truyền thống là nội dung xuyên suốt các mặt hoạt động của nền giáo dục Việt Nam bao gồm cả giáo dục chính thống (giáo dục nhà trường) và giáo dục qua các hoạt động của gia đình, xã hội.
Duy trì và tiếp tục nội dung truyền thống trong giáo dục đạo đức phản ánh sự kế thừa trong giáo dục, giáo dục là cầu nối truyền thống với hiện tại và tương lai.
Truyền thống là điểm tựa trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Tôn trọng truyền thống là giá trị của giá trị. Chức năng của truyền thống là chuyển tải các chuẩn mực định hướng giá trị hành vi và hoạt động nhằm bảo tồn “cốt cách” của một nền văn hoá và lối sống nhất định. Truyền thống là điều kiện thiết yếu của quá trình duy trì và phát triển đời sống xã hội.
Truyền thống, theo tiếng Latinh, là sự kế thừa di sản xã hội có giá trị, được truyền từ đời này sang đời khác, vì vậy truyền thống mang tính chất tương đối ổn định. Truyền thống, theo nghĩa tổng quát nhất là những yếu tố của di sản văn hoá, xã hội, thể hiện trong chuẩn mực hành vi, tư tưởng, phong tục, tập quan, thói quan, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu giữ lâu dài từ đời này sang đời khác.
Nói giá trị truyền thống là muốn nói đến những truyền thống đã có sự đánh giá, thẩm định của thời gian, có sự chọn lọc và thừa nhận. Có ý kiến cho rằng, truyền thống có liên quan đến lợi ích, chỉ những truyền thống nào đáp ứng và đem lại lợi ích cho con người hoặc luôn sản sinh ra các giá trị mới đáng được trân trọng giữ gìn. Việc bảo tồn hay loại bỏ một số đặc tính của truyền thống chứng tỏ sự lựa chọn truyền thống được tính toán theo các lợi ích. Dù sao, các giá trị truyền thống cũng không đóng khung, bất biến, quá trình phát triển thực tiễn cuộc sống làm cho giá trị truyền thống được bổ sung hoặc thay đổi.
Nói chung, những giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam được thừa nhận gồm có: lòng yêu nước là giá trị đạo đức cao nhất trong hệ giá trị, lao
đạo đức khác; lòng yêu thương con người, quý trọng tình cảm, nhân ái, khoan dung…
Tuy nhiên, thực tiễn đã thay đổi, do đó truyền thống đạo đức của dân tộc đã chuyển sang một giai đoạn mới, mang một chất mới, nó đòi hỏi phải được kết hợp với những chuẩn mực mới của thời đại, nhân dân ta không chỉ hành động theo truyền thống mà tự mình làm chủ mọi truyền thống, lựa lọc và phát triển những truyền thống thích hợp nhất với nhiệm vụ cách mạng của mình.
Nói về xây dựng xã hội mới và giáo dục con người mới, Lênin cho rằng: muốn cho các thói quen, tập quán, niềm tin mà giai cấp công nhân đã rèn luyện được trong mấy chục năm đấu tranh để giành lấy sự tự do chính trị, muốn cho toàn bộ các thói quen, tập quán và tư tưởng ấy trở thành công cụ giáo dục mọi người lao động… cần phải giáo dục ý thức rằng, không thể và không được phép đứng ngoài cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản. Ngày nay cuộc đấu tranh ấy đang ngày càng bao gồm tất cả, không loại trừ cả các nước tư bản trên thế giới.
Giáo dục giá trị đạo đức hiện đại chính là giáo dục những nội dung của đạo đức cộng sản như chủ nghĩa tập thể, lao động tự giác, sáng tạo, chủ nghĩa