Khái quát về đạo đức mới Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của triết học mác lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 85)

2.1 Đạo đức mới và thực trạng xây dựng đạo đức mới ở nước ta những

2.1.1 Khái quát về đạo đức mới Việt Nam

Mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ giành độc lập tự do cho dân tộc chúng ta đã đạt được, nhiệm vụ xây dựng thành công CNXH đang đặt ra ngày càng rõ ràng đối với tất cả các lĩnh vực xã hội. Trong lĩnh vực đạo đức, đó là xây dựng nền đạo đức mới XHCN bởi vì đạo đức mới chính là kết quả của sự nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan tất yếu ở Việt Nam.

Xây dựng đạo đức mới thực chất là quá trình thực hiện trong cuộc sống hệ những giá trị, chuẩn mực đạo đức tiến bộ đã được chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta lựa chọn căn cứ trên cơ sở thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, xây dựng đạo đức mới là một quá trình tác động tổng hợp các yếu tố kinh tế - xã hội đối với đạo đức và ngược lại. Đây là mối quan hệ tác động hai chiều (kinh tế – xã hội đến đạo đức và đạo đức đến kinh tế – xã hội), hai mặt (tích cực và tiêu cực). Vì vậy, xây dựng đạo đức mới một mặt cần tôn trọng những quy luật khách quan của sự phát triển xã hội và đạo đức, mặt khác cần hạn chế những thiếu sót và phát huy những sáng tạo của nhân tố chủ quan con người. Tuân thủ mối quan hệ tất yếu và tự do sẽ đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng đạo đức mới một định hướng đúng, tạo niềm tin để vượt qua những khó khăn trong quá trình hành động cụ

Chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước đã hơn hai mươi năm, thành quả của nó là vô cùng to lớn, đời sống vật chất và tinh thần của cá nhân và xã hội đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tiến bộ. Song, hình như chúng ta ngày càng cảm thấy chênh vênh hơn, bất an hơn, nhiều sự suy tư, lo ngại hơn khi nhìn lại và nhận ra rằng, chúng ta đã tiến rất xa, rất nhanh trên chặng đường phát triển nhưng dường như cũng rất dài và rất mạnh trên con đường xa rời bản gốc, truyền thống của mình. Nhiều giá trị đạo đức nhân văn bị xem nhẹ, bị lấn lướt, bị coi là lỗi thời, nhiều thuần phong mỹ tục bị chà đạp, phế bỏ. Các giá trị nền móng có nguy cơ sập đổ khi đạo đức xã hội suy thoái, đạo đức cá nhân bị vi phạm tinh vi hơn. Điều này chứng tỏ một mối quan hệ mới giữa con người với con người đã xuất hiện mà đạo đức không còn là cầu nối chính. Có thể đây là cái nhìn hơi bi quan nhưng không phải không có căn cứ. Chúng ta cần nghiêm túc đánh giá cho chính xác, thực chất. Đạo đức mới Việt Nam là đạo đức nào, tại sao phải xây dựng đạo đức mới, xây dựng nó như thế nào, bản chất của nó là gì, tại sao nó là mới, nội dung của nó như thế nào, biểu hiện trong thực tế của nó ra sao… là những câu hỏi cơ bản cho vấn đề vận dụng mối quan hệ tất yếu và tự do trong đạo đức vào sự nghiệp xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay.

“Mới” là từ chỉ tính chất và trạng thái của sự vật, hiện tượng, đó là cái lần đầu tiên xuất hiện trong một hệ thống nhất định (chẳng hạn, kinh tế thị trường ngày nay không là mới với các nước tư bản nhưng là mới với các nước vừa bắt đầu hoặc chưa tiến hành cải cách kinh tế theo hướng thị trường, thậm chí là xa lạ với các cư dân du mục). Cái mới thường hình thành do nhu cầu khách quan của cuộc sống.

Ở nước ta, đạo đức mới là khái niệm do Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng đầu tiên, đạo đức mới là nền đạo đức cách mạng, tiến bộ, lấy hạnh phúc của

nhân dân làm mục đích cao nhất. Đạo đức mới không phải ra đời từ đạo đức cũ, nó là sản phẩm của những quan hệ kinh tế – xã hội mới.

Đạo đức mới Việt Nam không hoàn toàn là đạo đức vô sản, đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà Mác, Ăngghen, Lênin đã xây dựng và thực hiện. Trong điều kiện của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh không thể chỉ vận dụng nguyên si những tư tưởng, nguyên tắc đạo đức của chủ nghĩa Mác – Lênin mà Người đã có những tìm tòi, sáng tạo mới, thực hiện cuộc cách mạng về đạo đức cho nền đạo đức Việt Nam. Tính tất yếu về bản chất xã hội của đạo đức mà chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra và tư tưởng về đạo đức cách mạng của Hồ Chí Minh cho thấy đạo đức mới Việt Nam là sản phẩm của hiện thực Việt Nam trong giai đoạn quá độ lên CNXH. Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng nói rằng đạo đức mới là kết tinh của những đức tính tốt đẹp Việt Nam, của thuần phong mỹ tục Việt Nam, đạo đức ấy là tinh hoa của thời đại.

Vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh quan tâm không chỉ là đạo đức đời thường gắn với những nhu cầu và những mối quan hệ trong cuộc sống con người mà còn là đạo đức cách mạng gắn với những yêu cầu trong hoạt động của người cách mạng.

Quan điểm “duy vật lịch sử đối với đạo đức” là quan điểm đúng đắn, nó khác hoàn toàn quan điểm “đạo đức đối với lịch sử” bởi vì đạo đức là một phạm trù lịch sử. Đạo đức mới là một hệ thống những tư tưởng và chuẩn mực, hành vi đạo đức, đánh dấu một nấc thang, một điểm nút nhất định trong quá trình nhận thức đạo đức cũng như trong lịch sử phát triển khách quan của đạo đức. Mặt khác, nếu coi khái niệm “đạo đức mới” là một phạm trù mới thì có nghĩa là nó ra đời khi trong quá trình đi vào thế giới hiện tượng đạo đức, nhận thức con người gặp phải những mặt, những mối liên hệ phổ biến mới mà những phạm trù của đạo đức cũ không thể bao chứa, phản ánh và biểu hiện

hiện có luôn tồn tại, mối quan hệ giữa đạo đức mới đang định hình và phát triển với đạo đức đã thành hình và ổn định trong một xã hội cụ thể. Vấn đề ở đây là vai trò tích cực, chủ động của con người trong việc khuyến khích cái gì ở đạo đức mới và tiếp thu, lọc bỏ cái gì ở đạo đức cũ.

Như vậy, để hiểu đúng về đạo đức mới, cần phải hiểu rõ về đạo đức cũ. Đạo đức cũ của xã hội Việt Nam khi mình Hồ Chí Minh tiếp cận là đạo đức gì? Những hạn chế, lạc hậu của nó?. Việc phủ định biện chứng đạo đức cũ là tất yếu, không thể tránh né trên con đường xây dựng nền đạo đức tiến bộ, tốt đẹp.

Có ý kiến cho rằng, đạo đức cũ là đạo đức truyền thống, vấn đề có lẽ không đơn giản như vậy. Đạo đức cũ là cả một hệ thống đạo đức đã và đang tồn tại với đầy đủ những giá trị tích cực song song với những khuyết thiếu bảo thủ. Trong “ thời đại” của nó, nó là chính thống, là cơ bản. Nó chỉ trở thành “cũ” khi “mới” xuất hiện và ngày càng chiếm ưu thế. Phân biệt đạo đức cũ với đạo đức mới không chỉ ở tính chất (cũ – mới) mà quan trọng là ở bản chất (phản động hay cách mạng). Khi nói “đạo đức truyền thống” chúng ta thường hiểu đó là các giá trị đạo đức tốt đẹp đã tồn tại lâu đời và trở thành bản sắc văn hoá dân tộc. Do đó, nếu coi đạo đức cũ là đạo đức truyền thống thì đạo đức mới sẽ phủ định cái gì, phủ định như thế nào đạo đức cũ và sự khác biệt về bản chất là có hay không. Hồ Chí Minh từng nói: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau. Nói như vậy ta lầm to, đạo đức mới và đạo đức cũ khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững dưới đất, đầu ngửng lên trời”[61,tr320]. Vì vậy, có lẽ Hồ Chí Minh phê phán đạo đức cũ là phê phán những thói xấu, những biểu hiện đạo đức kìm hãm sự phát triển của xã hội và con người đang ăn sâu trong đầu óc và lối suy nghĩ

Theo đó, đạo đức cũ cần xoá bỏ chính là những hạn chế của đạo đức phong kiến, đạo đức tư sản cùng những tâm lý, tập quán đạo đức tiêu cực của người sản xuất nhỏ Việt Nam. Cụ thể, đó là những tàn tích của đạo đức phong kiến như tư tưởng đẳng cấp, quyền lực của số ít người thuộc giai cấp phong kiến thống trị đặt ra các quan niệm đạo đức bắt dân phải theo, họ nói mà không làm được, tâm lý hiếu danh, thích địa vị và thói đạo đức giả, đầu óc bảo thủ và thái độ cản trở cái mới, kìm hãm thanh niên, đây là những đặc trưng của đạo đức Nho giáo ở Việt Nam; đó là những ảnh hưởng khá mạnh mẽ của đạo đức tư sản như chủ nghĩa cá nhân vị kỷ “mình vì mình, chúa vì mọi người”, chủ nghĩa tự do vô kỷ luật, không khuôn phép trong lối sống, như chủ nghĩa thực dụng vì lợi ích vật chất có thể chà đạp lên tất cả, làm băng hoại đạo đức truyền thống dân tộc; đó là những thói quen đạo đức của con người tiểu nông như đầu óc tư hữu, thiển cận, tác phong làm việc lề mề, tuỳ tiện, bệnh lãng phí, quan liêu v..v… Hồ Chí Minh chỉ ra vũ khí để khắc phục đạo đức cũ là tự phê bình, và phê bình bởi vì những biểu hiện của đạo đức cũ tồn tại dai dẳng ngay trong chính mỗi con người. Đối với người Việt Nam hiện nay, ảnh hưởng xấu của đạo đức cũ vẫn còn không ít.

Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, bên cạnh hoạt động “chống” phải nghiêm túc tiến hành hoạt động “xây”. Trên tinh thần trân trọng cái hợp lý, phủ định biện chứng cái cũ, Hồ Chí Minh xây dựng lý luận về đạo đức mới Việt Nam. Người khẳng định xây dựng cái mới, xây dựng đạo đức mới phải tuân theo quy luật của sự phát triển, “Đời sống mới, không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làm mới, cũ mà xấu thì phải loại bỏ, cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa cho hợp lý, cũ mà vẫn tốt thì phải phát triển thêm, cái gì mới mà hay thì phải làm”[60,tr.94]. Tư tưởng này định hướng cho chúng ta con đường, cách thức phấn đấu xây dựng xã hội mới.

Ngay từ sớm, Hồ Chí Minh đã khẳng định và đề cao vai trò của đạo đức, nhất là đạo đức cách mạng. Người đòi hỏi người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang và “không có đạo đức thì dù giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho loài người là một công việc to tát mà tự mình không có đạo đức, không có căn bản, tự mình đã hủ hoá, xấu xa thì còn làm nổi việc gì?”[60,tr.253] Đối với con người và tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức là gốc rễ, là nền móng bởi nếu có đạo đức, con người sẽ cố gắng phấn đấu học tập và lĩnh hội kiến thức và kinh nghiệm, nâng cao trình độ và năng lực làm cho mình trở thành người có tài năng để phục vụ tổ chức, phục vụ xã hội tốt hơn, hiệu quả hơn, để đem lại lợi ích cho dân cho nước. Coi trọng mặt đức nhưng Hồ Chí Minh không tuyệt đối hoá nó mà xem nhẹ mặt tài, trong xã hội mới với những yêu cầu mới, cái tài càng cần thiết và quan trọng.

Sự nghiệp cách mạng của chúng ta mới đi qua chặng đường đầu, nhiệm vụ xây dựng đất nước, cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân còn đặt ra nặng nề, nếu những con người tiến hành nhiệm vụ đó không thấm nhuần đạo đức cách mạng thì mục tiêu này rất khó thành công, khó hoàn thành một cuộc “cách mạng đến nơi”.

Xuất phát từ tầm quan trọng của đạo đức và đạo đức cách mạng, xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn của đất nước, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xác định phải xây dựng và phổ biến nền đạo đức mới, đạo đức cách mạng Việt Nam trong toàn thể nhân dân Việt Nam, hướng dẫn họ đến nhận thức rằng “có gì sung sướng, vẻ vang hơn trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng CNXH và giải phóng loài ngươi”.

Nói về đạo đức cách mạng, Hồ Chí Minh có nhiều cách diễn đạt khách nhau tuỳ theo hoàn cảnh và đối tượng như “Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: nhận rõ phải, trái, giữ vững lập trường, tận trung với nước, tận hiếu với dân”[62,tr.480], “Đạo đức cách mạng là bất kỳ ở cương vị nào, bất kỳ làm công việc gì, đều không sợ khó, không sợ khổ, đều một lòng một dạ phục vụ lợi ích chung của giai cấp, của nhân dân, đều nhằm mục đích xây dựng CNXH, đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải đánh thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân”[64,tr.306], “Nói tóm tắt, thì đạo đức cách mạng là: quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt nhất. Ra sức làm việc cho Đảng, giữ vững kỷ luật của Đảng, thực hiện tốt đường lối, chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác của mình và cùng đồng chí mình tiến bộ”[63,tr.285]. Qua đây chúng ta có thể rút ra hai nội dung quan trọng, có thể coi đó là hai biểu hiện chủ yếu nhất về bản chất của đạo đức cách mạng: một là, đạo đức cách mạng chính là việc chống chủ nghĩa cá nhân một cách đúng mức, Hồ Chí Minh đã xử lý đúng đắn vấn đề quan hệ lợi ích trong xã hội, muốn có lợi ích riêng phải quan tâm trước hết đến lợi ích chung, đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lao động lên hàng đầu; hai là, đạo đức cách mạng cũng phải đảm bảo bản chất giai cấp công nhân của nó. Tuy nhiên, điều lớn lao nhất, bản chất chung nhất của đạo đức cách mạng là lòng nhân ái, yêu thương con người, nó chứa đựng triết lý sâu xa về cuộc đời, về hạnh phúc, về đạo lý làm người, v.v… Một khi xã hội không còn đối kháng giai cấp, khi sự thỏa mãn nhu cầu tăng lên không ngừng thì những vấn đề mang tính chất đạo đức vẫn tồn tại và trở thành điều chủ chốt. Với bản chất nhân

đạo mácxit, đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh là con đường và cách thức tu dưỡng để mỗi người tự tìm lấy tự do cho mình trong sự tạo điều kiện chung của xã hội.

Đặt ra vấn đề tính giai cấp của đạo đức cách mạng không phải là khiên cưỡng, máy móc bởi vì tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh từ chối quan điểm giai cấp cực đoan. Đối với đạo đức cách mạng, trong giai cấp có cá nhân, trong lợi ích giai cấp có lợi ích cá nhân. Hồ Chí Minh quan tâm đến những lợi ích cơ bản của dân tộc và cả của số đông những người lao động bị áp bức bóc lột. Người cho rằng, Đảng ta là đại biểu cho lợi ích chung của giai cấp công nhân, của toàn thể nhân dân lao động. Giai cấp công nhân đấu tranh không những để tự giải phóng mình, mà giải phóng cả dân tộc và nhân loại. Vì vậy, lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của nhân dân lao động là thống nhất. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh khẳng định: trong chế độ ta, lợi ích của nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan niệm của triết học mác lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)