Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 37 - 53)

1.3 .Hành trình sáng tác của Nguyễn Triệu Luật

1.3.2 .Những quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật

1.3.3 Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật trong dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử

lịch sử Việt Nam giai đoạn từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945

Tiểu thuyết lịch sử Việt giai đoạn từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945, đặc biệt là những năm 1930 – 1945 có sự phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng về số lượng tác giả cũng như dung lượng tác phẩm. Những nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử có thể kể đến như: Nguyễn Huy Tưởng, Nguyễn Tử Siêu, Lan Khai, Phan Trần Chúc,… và dĩ nhiên không thể không nhắc đến Nguyễn Triệu Luật. Nhưng nếu như

trong cách viết của các tác giả trên còn chịu ảnh hưởng nặng nề của văn học truyền thống và khuynh hướng lãng mạn thì Nguyễn Triệu Luật lại có một phong cách khác hẳn. Ông đã chọn cho mình lối viết theo phong cách hiện thực, tôn trọng những sự kiện và nhân vật lịch sử.

Nguyễn Triệu Luật đã lựa chọn một thể tài khó viết như tiểu thuyết lịch sử lại sáng tác khá nhiều nhưng ông vẫn sáng tạo nên các tác phẩm với những giá trị nội dung và nghệ thuật lớn lao. Với những quan điểm nghệ thuật rõ ràng cùng với ngịi bút sắc sảo, ơng đã tạo được dấu ấn riêng trong dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn từ những năm đầu thế kỷ XX đến năm 1945.

Theo tác giả Đặng Thị Hương Liên trong Luận văn Thạc sĩ: Tiểu thuyết lịch sử

Nguyễn Triệu Luật dưới góc nhìn văn hóa và thi pháp thì các nguyên nhân khiến

cho nhà văn Nguyễn Triệu Luật lựa chọn thể tài tiểu thuyết lịch sử đó là: nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh xã hội bấy giờ, nguyên nhân xuất phát từ gia thế của nhà văn, nguyên nhân xuất phát từ công việc của ông là giáo viên dạy sử và cuối cùng là nguyên nhân xuất phát từ hồi bão cá nhân của ơng. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, khơng phải ngẫu nhiên mà trong vô số những thể loại văn học, Nguyễn Triệu Luật đã chọn cho mình thể tài tiểu thuyết lịch sử. Sống trong một xã hội với nhiều những đau thương khi cả dân tộc đang phải chịu sự thống trị của chế độ thực dân, ông hiểu hơn ai hết nỗi nhục mất nước, nỗi nhục của một người dân một dân tộc nô lệ. Hơn nữa, việc được sinh ra trong một gia đình Nho học truyền thống đã bồi đắp cho Nguyễn Triệu Luật một nhãn quan tinh nhạy để thấu hiểu thời cuộc và để thơi thúc ơng trải lịng mình qua những trang tiểu thuyết lịch sử.

Trong số những tác giả viết tiểu thuyết lịch sử đương thời, Lan Khai được coi là người viết nhiều nhất với hơn 20 tiểu thuyết. Trong đó, có thể kể đến những tác phẩm tiêu biểu như: Ai lên phố Cát, Cái hột mận, Chiếc ngai vàng, Cánh buồm thốt tục, Bóng cờ trắng trong sương mù,… Lan Khai thường chú trọng đến khía

cạnh nghệ thuật nhiều hơn trong những tác phẩm của mình. Theo đó, tác giả thường quan tâm đến việc làm sinh động hơn các nhân vật lịch sử có thật, để qua những nhân vật lịch sử, bài học lịch sử ông thể hiện những quan niệm, tư tưởng của mình.

Ngoài ra, tác giả cũng tạo nên những nhân vật hư cấu hoàn toàn như: Thục Nương, Yến Xuân, Bội Ngọc,… Nhìn chung, phong cách của Lan Khai thiên về khuynh hướng lãng mạn với những câu chuyện kể về các mối tình trai gái lâm ly, đau thương như Chiêu Hoàng và Trần Cảnh trong Chiếc ngai vàng, nàng Nhạn và Bàng Tuyết Hận trong Đỉnh non thần,… Có thể thấy trong cách viết của Lan Khai mang

hơi hướng hiện đại với nhiều chi tiết hư cấu, thêm thắt vào khiến cho người đọc đôi khi lầm tưởng tiểu thuyết lịch sử của ơng với các tiểu thuyết tâm lý, tình cảm.

Khơng giống như Lan Khai, Nguyễn Triệu Luật đã chọn cho mình một phong cách tiểu thuyết lịch sử hoàn toàn khác, đó là đi theo hướng coi trọng sự thực. Chính Lan Khai cũng từng nhận xét rằng: “Cũng như tôi, ông Nguyễn Triệu Luật viết tiểu thuyết lịch sử. Nhưng, khác với tôi, ông Luật riêng chú trọng về sự thực. Đọc Gái thời loạn, Ai lên phố Cát, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, nếu người ta mơ màng say đắm bởi những cái có thể có được thì đọc Hịm đựng người và Bà Chúa

Chè, người ta phải sống đủ những cái đã có rồi. Cái hay của ông Luật là ở chỗ

ấy”[16; tr.163].Vì vậy, trong những tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật ln cố gắng khắc họa một cách chân thực nhất những sự kiện, nhân vật lịch sử. Ngay cả những chi tiết hư cấu - một đặc điểm tất yếu của thể loại tiểu thuyết trong các tác phẩm của ơng cũng chỉ có tác dụng làm cho sự thực “thật hơn cả thật” mà thôi. Nguyễn Triệu Luật cũng đã thừa nhận việc mình “chỉ là một người thợ vụng có thế nào làm nên thế, gốc tre già cứ để là gốc tre già chứ khơng có thể - vả cũng khơng muốn – hun khói lấy màu, vẽ vân, cho thành gốc trúc hóa long”. [31; tr.18].

Trong dịng chảy của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam, Nguyễn Triệu Luật còn tạo nên sự khác biệt khi những sáng tác của ông chủ yếu tập trung vào giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn. Có một độc giả sống cùng thời với Nguyễn Triệu Luật đã gửi một lá thư thắc mắc đến ông về vấn đề này. Và nhà văn cũng đã hết sức thẳng thắn đáp lại những nghi vấn của độc giả đó: “Người thợ tài – tơi nói là người thợ văn – thì nước lã có thể vã nên hồ; thì, có thể tài liệu ít mà làm nổi lên những cái trơng hoa mắt; thì có thể dùng khóe văn của mình mà cho thiên hạ trơng theo ý mình muốn trơng, nghe cái ý mình muốn nghe, cười khóc theo ý mình… Lịch sử chỉ là một

cuộc diễn lại những trò cũ. Bước loạn vong, đông tây cổ kim vẫn tương tự như nhau. Đã thế thì, gần xa âu cũng thế thơi, can chi phải xem việc gần mới biết việc gần”. Với ngịi bút sắc sảo của mình, Nguyễn Triệu Luật đã thực sự khiến cho độc giải và phải trông theo cái ý của ơng và cười khóc theo ý ơng. Qua bộ ba tác phẩm

Bà Chúa Chè, Chúa Trịnh Khải và Loạn Kiêu binh, quyển sau nối tiếp quyển trước

đã giúp độc giả có được một cái nhìn tồn diện, chi tiết và hệ thống của cả một thời kỳ lịch sử. Từng bước, từng bước một trong cái sự “mạt vận tàn hôi” của nhà Trịnh. Trong lời tựa tác phẩm Bà Chúa Chè, Nguyễn Triệu Luật đã khái quát lại như sau: “Tôi phải đem ba việc: đào hố, đẩy người và sa hố là ba việc dính liền nhau chép riêng ra. Độc giả đọc xong Bà Chúa Chè, tức là đã xem việc đào hố. Sau đây đọc

Chúa Trịnh Khải và Loạn Kiêu binh, độc giả sẽ được xem việc sa hố và đẩy người”.

Qua đó, cả một giai đoạn rối ren của lịch sử Việt Nam thời vua Lê chúa Trịnh đã được hiện lên với những gì chân thực, cụ thể nhất.

Cũng với những tư liệu về thời kỳ lịch sử này, Nguyễn Triệu Luật đã sáng tạo nên một câu chuyện hồn tồn hư cấu trong Hịm đựng người. Dù tác phẩm là hư

cấu hoàn toàn nhưng những câu chuyện trong đó lại hồn tồn có thể xảy ra ở thời kỳ cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Chính vì vậy mà độc giả vẫn có thể cảm nhận hơi thở của lịch sử một cách dồn dập, nóng hổi. Với sự am hiểu lịch sử một cách sâu sắc cùng ngòi bút tài hoa của Nguyễn Triệu Luật, nàng Ấu Mai cùng biết bao người con gái khác bị giam hãm trong chốn hậu cung đã hiện lên một cách không thể chân thực hơn.

Có thể nói trong mạch nguồn vơ tận của dòng tiểu thuyết lịch sử vẫn âm thầm chảy trong nền văn học Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật vẫn có một vị thế và phong cách riêng, khơng thể nhầm lẫn. Những đóng góp của ông đã giúp cho thể loại tiểu thuyết lịch sử nước nhà trở nên phong phú, đa dạng hơn, vì thế cũng góp phần tích cực vào q trình hiện đại hóa văn học.

Tóm lại, qua chương 1, chúng tơi đã trình bày những nét khái qt nhất về khái niệm “thế giới nghệ thuật”. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tiến hành tìm hiểu khái niệm tiểu thuyết lịch sử trên các phương diện: khái niệm, đặc trưng cũng như quá

trình phát triển trong nền văn học Việt Nam. Tiếp đó, chúng tơi cũng dụng tâm phác thảo những những đường nét cơ bản nhất trong hành trình sáng tác của tác giả Nguyễn Triệu Luật, bao gồm những đặc điểm chính trong cuộc đời và sự nghiệp của ông, những quan điểm sáng tác của nhà văn cùng với đó là đặc điểm tiểu thuyết lịch sử của ơng trong dịng chảy của tiểu thuyết lịch sử nước ta nói chung. Chúng tơi cũng lấy đó làm tiền đề để đi sâu tiếp cận thế giới nghệ thuật với những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật qua những tác phẩm của nhà văn Nguyễn Triệu Luật ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH THỜI ĐẠI VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT

2.1 Hình ảnh xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

Có thể nói trong lịch sử Việt Nam, lần đầu tiên có tình trạng bên cạnh cung đình của nhà vua lại có phủ chúa, lịch sử gọi là thời kỳ Vua Lê – Chúa Trịnh (1545 – 1786). Khi tìm hiểu về thể chế chính trị đặc biệt này, trước tiên có thể kể đến một số đặc trưng cơ bản như sau:

Đặc trưng thứ nhất đó là chế độ Vua Lê – Chúa Trịnh không phải là sự chia đôi quyền lực giữa Vua Lê với Chúa Trịnh theo công thức cân bằng nhau 50/50 mà trên thực tế từ 1545 đến 1786 họ Trịnh đã nắm toàn bộ quyền lực trong triều và thay mặt nhà vua điều hành đất nước. Cho đến khi đất nước bị chia cắt thành Đàng trong và Đàng ngồi (1672) thì thực chất cũng là sự phân chia quyền lực giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh (ở Đàng ngồi), Nguyễn (ở Đàng trong) chứ khơng phải giữa Vua Lê với các Chúa Nguyễn, cho nên sự tồn tại của Vua Lê trong thực thể chính trị này thực chất chỉ là “cái bóng”.

Đặc trưng thứ hai đó là thể chế Vua Lê – Chúa Trịnh tồn tại được trong suốt thời kỳ từ 1545 đến 1786 là dựa vào tài năng của các Chúa Trịnh chứ không phải của Vua Lê. Sự khôn khéo và tài năng của Chúa Trịnh được thể hiện ở chỗ: Chúa Trịnh rất am hiểu thời cuộc và đối thủ của mình (kể cả Vua Lê mặc dù tàn tệ như thế nhưng khơng phải khơng có ý định muốn giành lại quyền lực đã bị tuột mất) từ đó để có cách ứng phó hài hịa với các bên. Đặc biệt, để có thể trụ được trước những đối thủ mạnh như Mạc, Nguyễn… khơng có cách nào khác Chúa Trịnh phải tìm cách gây dựng cơ sở thực lực, thường xuyên chỉnh đốn quân sĩ, xây dựng quân đội hùng mạnh dựa chủ yếu vào thủy binh, có chính sách mền dẻo đối với các tù trưởng miền núi, kiên quyết tiêu diệt các thế lực cát cứ, canh giữ và bảo toàn được cương vực lãnh thổ... Tất cả những việc làm đó đã giúp cho Chúa Trịnh trụ được trong thời buổi đầy sóng gió và loạn lạc.

Ngồi hai đặc trưng trên, có thể nói về một nét đặc trưng tiếp theo trong xã hội Việt Nam thời kỳ này, đó cũng chính là tính độc đáo của thể chế chính trị Vua Lê – Chúa Trịnh là chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong lịch sử phong kiến dân tộc. Lúc này quyền lực tuy nằm trong tay Chúa Trịnh nhưng vẫn thuộc bộ máy nhà nước trung ương.

Khi nhìn nhận đánh giá về chế độ Vua Lê - Chúa Trịnh sao cho khách quan và công bằng thực sự là một vấn đề rất khó. Ai cũng phải thừa nhận thời kỳ này các phe phái phong kiến lục đục, hậu quả của các cuộc hỗn chiến phong kiến liên miên đã làm cho đời sống của nhân dân cùng cực điêu đứng, đất nước bị phân liệt…Song về mặt khách quan, ở một góc độ nào đó họ Trịnh vẫn có những đóng góp nhất định đối với lịch sử.

Căn cứ vào một số đặc trưng cơ bản đó trong xã hội Việt Nam thời kỳ vua Lê – chúa Trịnh chúng tơi đi vào tìm hiểu hình ảnh của thời đại được tác giả Nguyễn Triệu Luật phản ánh trong tác phẩm của mình. Những tác phẩm của ông chỉ tập trung vào giai đoạn này, chính vì vậy mà tất cả những đặc điểm của thời đại ấy được phản chiếu một cách đầy đủ và trung thực qua những “đứa con tinh thần” của nhà văn.

Không giống như các tác giả tiểu thuyết lịch sử khác cùng thời, trong hầu hết các tác phẩm của mình, Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung vào một giai đoạn lịch sử thời Lê mạt. Qua đó, tác giả đã phơi bày hiện thực rối ren, biến động của lịch sử Việt Nam trong vòng hai mươi năm cuối thế kỉ XVIII. Các sáng tác của ông đều tập trung xoay quanh chiếc ngai vàng của vua Lê chúa Trịnh với những biến động, sự lung lay và nguy cơ sụp đổ là điều tất yếu. Người đọc có thể bao quát cả một giai đoạn lịch sử đầy đau thương của dân tộc qua những tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật. Đó là sự tranh giành quyền lực giữa các vua chúa với nhau, khơng những thế cịn có những cuộc đấu tranh ngầm giữa những bề tôi, cung phi để giành chỗ đứng trong thời kỳ đảo điên. Đó là cuộc sống xa hoa của tầng lớp thống trị bất chấp đất nước đang trong thời kỳ loạn lạc. Đó cịn là cuộc sống lầm than, khổ cực của người dân dưới chế độ ấy.

Toàn cảnh bức tranh về sự suy tàn của tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh như thế đã hiện lên một cách ngồn ngộn trong những trang viết của Nguyễn Triệu Luật. Ông đã tái hiện lại giai đoạn lịch sử ấy của dân tộc trong tác phẩm của mình theo tinh thần hiện đại nhưng vẫn mang tính chân thực lịch sử. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên phong cách riêng của Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

2.1.1 Sự tranh giành quyền lực giữa các vua chúa

Trong các sáng tác của mình, Nguyễn Triệu Luật chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tác phẩm Hồng Lê nhất thống chí. Đây là một cuốn tiểu thuyết được viết theo thể chương hồi và còn mang nặng những đặc điểm của lối văn chương cổ. Hoàng Lê nhất thống chí mang đến cho người đọc một cái nhìn khá tồn diện về giai đoạn lịch

sử thời Lê mạt. Tác phẩm có những thành cơng nhất định về nội dung tư tưởng và nghệ thuật.

Với những tư liệu từ Hồng Lê nhất thống chí cùng với sự am hiểu lịch sử và

đặc biệt là bằng ngịi bút tài hoa của mình, Nguyễn Triệu Luật đã dựng nên cả một thời kỳ lịch sử với những giơng tố, biến thiên, dâu bể. Triều đình Lê Trịnh lúc này đang đấu đá, giãy giụa và dường như đang thoi thóp trước khi trút hơi thở cuối cùng. Tác giả tập trung miêu tả tỉ mỉ những chuyện bê bối, rối ren xảy ra nơi phủ chúa Trịnh Sâm. Trước hết đó là sự tranh giành quyền lực giữa các vua, chúa với nhau. Có khi đó là cuộc tranh giành trong nội bộ nhà vua Lê hoặc trong nội bộ nhà chúa Trịnh, có khi đó là cuộc tranh giành giữa vua Lê và chúa Trịnh.

Ngay từ thế kỷ XVI, giai cấp phong kiến thống trị đã bộc lộ bản chất xấu xa bên trong của mình. Nhưng có lẽ khơng lúc nào bằng lúc này - những ngày mạt vận. Và chúng bộc lộ một cách đầy đủ nhất, sâu sắc nhất bản chất xấu xa của mình. Dưới ngịi bút miêu tả hiện thực sắc sảo của các tác giả, bọn vua chúa, những thần tượng vốn được coi là thiêng liêng, tơn q thì nay chỉ cịn là những con người bế tắc về trí

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 37 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)