Kiểu nhân vật tham vọng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 56 - 62)

1.3 .Hành trình sáng tác của Nguyễn Triệu Luật

1.3.2 .Những quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật

2.2 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật

2.2.1 Kiểu nhân vật tham vọng

Kiểu nhân vật tiêu biểu có thể kể đến trong sáng tác Nguyễn Triệu Luật đó là kiểu nhân vật tham vọng. Người đọc có thể dễ dàng nhận thấy trong số những nhân vật mà ơng tạo ra, có khá nhiều các nhân vật mang trong mình những tham vọng lớn lao. Đó là nàng Đặng Thị Huệ, là chúa Trịnh Sâm, Trịnh Khải hay là Huy quận công Hồng Đình Bảo,… Đa phần tham vọng của họ là khát khao quyền lực. Bởi vậy họ sẵn sàng làm mọi cách có thể để thực hiện tham vọng ấy của mình. Đạt được điều mình muốn nhưng rồi kết cục chung của họ lại cũng chỉ là những bi kịch. Đại diện

tiêu biểu nhất cho mẫu nhân vật tham vọng trong tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật có thể nói về Đặng Thị Huệ - từ một cơ gái hái chè, khơng có gì trong tay đến việc trở thành một vị tuyên phi, quyền nghiêng thiên hạ, khiến bao người phải thèm muốn là cả một hành trình khơng hề đơn giản của cơ thơn nữ này.

Thị Huệ sinh ra và lớn lên ở tổng Ném (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), có cha là Nguyễn Đăng Đạo từng đỗ đại khoa đời Lê Trịnh, mẹ mất sớm. Từ nhỏ đã sống thiếu mẹ, ở cùng với người cha góa và em cơi, Thị Huệ phải đứng ra lo toan nhiều việc lớn hơn so với tuổi của mình. Cũng bởi nàng được trời phú cho một “khối óc riêng, một tính tình riêng để hiểu biết, để cảm thấu những lời, những việc mà đứa khác vào tuổi nó khơng hiểu tí gì” [31; tr.30]. Điểm đặc biệt ở cô bé này là “trông người khá lắm. Nhất là cái dáng đi, cái miệng cười thật là ung dung như một bà chúa”. [31; tr.26]. Phải chăng Nguyễn Triệu Luật đã dự đoán trước rằng nàng Đặng Thị sẽ làm nên một điều gì đó lớn lao sau này. Điều này là hồn tồn có cơ sở khi nàng mang trong mình một tham vọng lớn lao mà khơng phải người bình thường nào cũng ấp ủ: “Mình có kém gì thiên hạ mà phải chịu khổ mãi, chịu khổ dấm dúi mãi ở sườn đồi này? Nhan sắc mình có, học thức mình có, đức hạnh mình có, mà mình chịu bỏ thân trong hang tối, trong khi những kẻ xấu như ma, ngu như lợn, hư thân mất nết, được cưỡi đầu cưỡi cổ mình, đạo trời cịn có gì là cơng bằng nữa”. Và rồi “Nàng sẵn lịng làm một điều nào ngược đời, quỷ quyệt để có thể ra khỏi xó tối ấy lắm”. [31; tr.35]. Ở một cô gái hái chè nơi một miền quê heo hút nhưng lại mang trong mình một tham vọng như thế thật chẳng khác nào mơ ước viển vông, hão huyền nếu không muốn nói là sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Bởi vì nếu chỉ dựa vào sắc đẹp, học thức và đức hạnh thì người trong thiên hạ khơng thiếu. Vì vậy, có lẽ ở trường hợp này của Đặng Thị Huệ cần thêm một chút quỷ quyệt, mưu mơ và sự mánh khóe riêng. Và với một ý đồ phi thường như thế cộng thêm một chút mưu mô, cô gái hái chè nơi sườn đồi ấy đã gây được sự chú ý của bà tiệp dư họ Trần của chúa Tĩnh Đô Vương. Và rồi cô được mang về cung – một sự khởi đầu đầy những gian nan, thử thách nhưng cũng hứa hẹn sự đơm hoa kết trái của những điều lớn lao.

Vậy là quyết tâm vào cung theo bà Trần Thị Lộc trong sự chua chát của người cha, dù chưa biết trước được rồi tương lai của mình sẽ ra sao nhưng Đặng Thị Huệ

vẫn một mực theo đuổi con đường đã chọn. Nàng mang theo hành trang là một sự quả quyết, một niềm tin tưởng vào bản thân sẽ làm được việc lớn. Thế rồi, với tham vọng cộng với những mánh khóe riêng, Thị Huệ đã chiếm được sự sủng ái của chúa và hạ sinh được một người con là Trịnh Cán. Nhưng tham vọng của bà chúa này không chỉ dừng lại ở đây bởi con người ta thường có một thì muốn mười, có quyền rồi lại muốn có quyền hơn. Bởi thế mà bà chúa này âm mưu đưa con trai mình là Trịnh Cán lên làm thế tử, phế bỏ Trịnh Khải. Vì được chúa hết lịng sủng ái, tin yêu nên Thị Huệ đã tìm mọi cách gièm pha, xúi giục Trịnh Sâm bỏ con trưởng lập con thứ. Đạt được ý đồ của mình, tuy nhiên cũng thấy được khó khăn sắp xảy đến với mình khi mà chúa Trịnh Sâm – chỗ dựa vững chắc của mình sắp qua đời do bệnh nặng thì Đặng Thị Huệ lại câu kết với Huy quận cơng Hồng Đình Bảo, lập ra phe cánh để thao túng triều đình. Nhưng rồi vây cánh mới lập nên của Đặng Thị Huệ cũng không thắng nổi lũ Kiêu binh đứng lên nổi loạn, phò Trịnh Khải lên làm chúa và giết chết Hồng Đình Bảo. Vậy là khi chúa Trịnh Sâm qua đời, Hồng Đình Bảo bị giết, con thì bị bệnh mà chết, bà chúa kiêu căng một thời ấy giờ đây bị đẩy ra chốn Sơn lăng để hương khói cho Tĩnh Đơ Vương Trịnh Sâm, võ võ, mòn mỏi với phần đời cịn lại của mình nơi đây.

Đến lúc vận tàn, khơng cịn gì trong tay, khơng cịn ai để bấu víu nhưng Đặng Thị vẫn chưa bao giờ hối hận về cái tham vọng “đảo hành nghịch thi” của mình. Khi ơng Đồ Đặng đến chốn Sơn Lăng thăm con gái, ơng khơng khỏi xót xa cho thân phận của con mình thì Thị Huệ vẫn khăng khăng cho mình là phải: “Con vẫn cho làm phải. Con làm trái thường thì được hưởng phú quý cực vọng trong mười năm, rồi thì có ngày nay. Nếu con cứ an phận bán chè thì bây giờ tốt ra lắm cũng được làm cô Đồ kiết ở nhà quê. Thà rằng hưởng nhiều mà chết non còn hơn chết già mà khổ sở. Chẳng gì con cũng được làm quốc mẫu rồi, cũng được cầm cân nảy mực cho cả bách quan thần dân rồi! Trời chỉ sinh con ra để quấy nhiễu việc thiên hạ chơi mươi năm đó thơi. Bây giờ con hết việc rồi thì nghỉ” [31; tr.143]. Cho đến lúc này, Đặng Thị Huệ vẫn chưa có một chút gì gọi là hối hận với những việc mình đã làm. Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho nàng tự mãn với bản thân khi từng được chúa sủng ái vô

ngần, được làm “quốc mẫu”, được cầm cân nảy mực trước thiên hạ. Và đến thời điểm hiện tại, dù khơng cịn gì trong tay nhưng vị Tun phi này vẫn mãn nguyện với tất cả những gì đã qua, vẫn cam lịng dù từ giờ đến cuối đời có phải quay lại với một cuộc sống như xưa. Người cha của nàng vẫn rộng lòng bao dung, sẵn sàng mở ra một cánh cửa đón cơ con gái mình trở về nhưng với lịng kiêu hãnh, nàng Đặng Thị đã chọn cách tự vẫn. Trong ngày lễ Đại tường đức Trịnh Thánh Tổ Duệ Đốn Văn Cơng Võ Đức Thịnh Vương, nàng phục xuống trên đống máu với một con dao cắm từ hầu lòi qua gáy. Vậy là một vị Tuyên phi một thời quyền lực đầy mình, kiêu căng ngạo nghễ, cuối cùng phải kết thúc cuộc đời mình một cách bi thảm như thế. Khơng khỏi xót xa nhưng âu cũng là do mình mà ra, do những tham muốn q độ của con người mà thơi.

Nói về kiểu nhân vật tham vọng, ngoài Đặng Thị Huệ, có thể kể đến chúa Trịnh Khải. Trịnh Khải là con trưởng của Trịnh Sâm, do bà Ngọc Hoan sau khi mơ thấy tấm đoạn đầu rồng, đã làm theo kế “đổi mận thay đào” của Khê Trung hầu đã có một cuộc ái ân “bất đắc dĩ” với chúa mà sinh ra. Nhưng Trịnh Sâm lại “khơng ưa đứa con vơ tình mà ngài có”. Cũng bởi vì thế mà Trịnh Khải bị chúa đối xử bất công. Mười tám tuổi lẽ ra Khải phải được dựng làm thế tử nhưng chúa lại “mê man Bà chúa chè đến nỗi con đẻ đứt ruột ra mà đuổi ra ngoài phủ, bắt ở với quan A Bảo, mỗi tháng chỉ cho trơng mặt có hai lần. Làm con chúa mà vào phủ phải sợ sệt lén lút như người dưng nước lã” [31; tr.152, 153]. Có thể thấy tình cảnh của Trịnh Khải thật bi đát, đường hồng là con trưởng của chúa, đã đến tuổi trưởng thành nhưng lại không được dựng theo quy luật thơng thường mà phải nhường ngơi vị đó cho người em Trịnh Cán của mình, kém đến 12 tuổi (Lúc này Trịnh Cán mới lên 4). Tuy nhiên, khơng bằng lịng với sự bất cơng đó, Trịnh Khải vẫn ln mang trong mình một tham vọng lật đổ thế lực của Đặng Thị Huệ và Huy quận cơng Hồng Đình Bảo để giành lại vị trí đáng lẽ ra thuộc về mình. Từ việc lớn đến việc nhỏ trong phủ, Trịnh Khải đều bị gạt ra ngồi. Ngay cả việc cha mình là chúa Trịnh Sâm bị ốm mà Khải cũng không được vào thăm. Cũng bởi vậy mà bấy lâu nay Khải ấp ủ một ý đồ “phải giết thằng quận Huy cùng con đĩ làng Phù Đổng mới hả giận” [31; tr.153].

Trong khi Trịnh Sâm đang ốm nặng, Trịnh Khải đã mưu toan thơng đồng với qn Tam phủ đóng cửa cung lại, giết chết Huy quận công và Đặng Thị Huệ rồi kêu gọi binh hai trấn về ủng hộ để cướp ngôi. Nhưng rồi kế hoạch bị bại lộ, hậu quả là vương tử Tông bị giam trong Tam Nhàn đường. Cịn tay chân của Tơng người thì uống thuốc độc tự tử, người bị giết, người bị đày lên viễn châu.

Hai năm sau khi bị giam ở Tam Nhàn đường, ngày Tĩnh Vương mất, ngôi chúa về tay thế tử Cán, Trịnh Khải vẫn tách biệt mình khỏi thế sự rối ren bên ngoài. Vị thế tử “hờ” này khơng ngờ được rằng một ngày khi mình đang ngồi trong ngục đọc thơ thì qn Tam phủ bất ngờ nổi loạn, phị lên làm chúa. Vậy là Trịnh Khải lúc này chính thức lên ngơi chúa, thay thế Trịnh Cán. Ở địa vị này, Trịnh Khải mang tham vọng thao túng quyền lực, một tay che cả bầu trời như bất kì vị chúa nào khác. Tuy nhiên, điều đáng nói là người đứng đầu của phủ chúa này lại không phải một con người sáng suốt, hiền minh và đủ tài để thực hiện tham vọng đó. Cũng bởi khơng có tài trị vì thiên hạ mà kể từ khi Trịnh Khải lên ngơi, tình hình đất nước vẫn khơng có những tiến triển theo chiều hướng tích cực. Chúa mới lên ngơi bất tài, nhu nhược, không thể điều khiển được lũ Kiêu binh, để chúng làm loạn, tác oai tác quái khắp kinh thành. Trịnh Khải đã phải vô cùng nhún nhường trước chúng, được thể hiện qua việc ban vàng bạc, phẩm tước, thậm chí cịn ban cho những thẻ “không đầu sắc” để bọn chúng tự điền tên người thân của mình vào. Cũng bởi sự nng chiều thái quá ấy của chúa mà bọn Kiêu binh càng được nước lấn tới. Chúng không sợ bất kì ai và người ta nói rằng kinh thành lúc này thuộc về Kiêu binh. Do khơng có một biện pháp sáng suốt nào để trị lũ Kiêu binh cùng với sự nuông chiều thái quá, Trịnh Khải đã dung dưỡng cho chúng hoành hành với tất cả những thói xấu xa, ngang ngược nhất. Khi quân Tây Sơn trên đường tiến quân ra Bắc, Trịnh Khải trên đường chạy loạn đã bị bắt giao cho quân khởi nghĩa. Lâm vào tình thế bần cùng, nhục nhã, vị chúa này khơng cịn cách nào khác là phải mổ bụng tự sát. Một cái chết cũng thật đau đớn, thảm thương.

Như vậy, có thể thấy Trịnh Khải từ khi lên ngôi dù mang tham vọng lớn nhưng lại khơng làm được gì cho xã tắc, sơn hà. Ơng ta chỉ chăm chăm vào việc củng cố

quyền lực cho mình nhưng cũng chẳng thể làm tròn. Với một con người bất tài nhưng vẫn mong được hưởng quyền lực giàu sang để rồi kết cục cuối cùng cũng chỉ là những bi kịch mà thơi. Đường hồng là một vị chúa nhưng lại phải chết một cách đau đớn, nhục nhã như thế thật chẳng cịn gì đáng thương hơn. Tuy nhiên, đó cũng là lẽ đương nhiên khi với một con người chưa tự tay làm nên một điều gì, chưa có một cống hiến đáng kể nào cho đất nước, ngay cả việc nối ngôi cũng do người khác lập nên, nước chảy bèo trơi thì việc kết thúc tất cả bằng một cái chết là điều khó có thể tránh khỏi. Thương cho một vị chúa nằm mình lại nơi dân gian nhưng thương nhiều hơn cho dân tộc ở vào giai đoạn mạt vận, tàn hơi của cả một chế độ. Tuy nhiên, một điểm sáng trong tương lai của đất nước lúc bấy giờ đó là cuộc khởi nghĩa của quân Tây Sơn. Cuộc khởi nghĩa này hứa hẹn sẽ dẹp tan tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, thống nhất đất nước, mở ra một thời kì mới cho lịch sử dân tộc.

Một trong những nhân vật tham vọng khác có thể kể đến là Hồng Đình Bảo. Ơng ta là Trấn thủ Nghệ An, vợ là Phụng Công quận chúa – em gái của chúa Trịnh Sâm. Là em rể của chúa nhưng Hồng Đình Bảo lại mang âm mưu phản nghịch, tạo bè phái, củng cố quyền lực. Khi trong kinh có tin đồn hắn đang có mưu đồ phản nghịch và Trịnh Sâm đang vơ cùng tức giận thì Hồng Đình Bảo đã xin từ chức, về kinh thành để giải thích rõ mọi điều với chúa nhưng quan trọng hơn là dị xét tình hình xem nên theo bên nào. Là một người cơ trí, Hồng Đình Bảo đã cân nhắc, đắn đo kỹ lưỡng trước khi quyết định. Ông ta biết rằng: “Đặng Thị tuy được chúa yêu thương nhưng Cán cịn nhỏ, đã chắc gì. Hay là ta thử ướm vương tử Tông xem sao. Bè đảng của Tông cũng to. Nếu Tông bằng lịng giúp ta thì binh hai trấn Kinh Bắc Sơn Tây cũng thừa cho ta dùng”. [31; tr.105]. Nhưng Hồng Đình Bảo đã khơng ngờ rằng Trịnh Khải lại khơng trọng dụng mình, vì thế đã quay sang phe Đặng Thị Huệ. Sự hậu thuẫn của vị Tuyên phi giúp cho Huy quận có vị trí hơn trong lịng chúa, cịn việc cấu kết với Hồng Đình Bảo giúp cho sức mạnh bên phe Đặng Thị càng được củng cố. Hai con người này đã ngấm ngầm tư thông với nhau, liên kết lại để làm những việc đại nghịch bất đạo. Trịnh Sâm trước khi qua đời cũng đã kịp sắp

đặt mọi việc cho sự lên ngôi của Trịnh Cán. Bởi vậy, đôi “gian phu dâm phụ” ấy cứ dần dần thực hiện từng bước theo kế hoạch đã định.

Kế hoạch của Trịnh Sâm cũng như Đặng Thị và Huy quận sẽ hồn hảo nếu như khơng có sự nổi dậy của đám Kiêu binh. Bàn bạc kỹ lưỡng, quân Tam phủ quyết định “Giết con đĩ Phù Đổng! Băm nát thằng quận Huy!” [31; tr.128]. Không chống trả được sức mạnh như nước của quân Tam phủ, Huy quận đã chết dưới tay đám Kiêu binh. Vậy là vị tướng quân oai dũng, ngang tàng trước mặt bao quân lính giờ đây lại phải chết một cách nhục nhã dưới tay quân Tam phủ như vậy, thật khơng cịn gì đáng thương hơn. Nhưng đó có lẽ cũng là một kết cục tất yếu của một tên gian thần, cơ mưu nhưng lại theo hướng đại nghịch. Những con người như thế sớm muộn gì cũng khơng có một kết cục tốt đẹp. Đây là điều có thể dự đốn trước.

Một cách khái quát nhất, chúng ta có thể thấy đặc điểm chung ở các nhân vật tham vọng điển hình trong các tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật thường mang trong mình một khát vọng lớn lao. Những tham vọng ấy đều tựu trung lại ở hai chữ “quyền lực”. Mỗi người ở một vị trí riêng, với những âm mưu riêng nhằm thực hiện ý đồ của mình, tuy nhiên họ đều khơng có một kết cục tốt đẹp. Tham vọng lắm rồi lại thất bại nhiều, họ đều phải trả giá cho những hành động trái với luân thường đạo lý của mình. Và sự trả giá cao nhất chính là mạng sống của mỗi con người ấy. Xây dựng nên hình ảnh của những con người tham vọng như thế, Nguyễn Triệu Luật cũng mong muốn gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua đó. Mỗi người đều có những khát khao riêng, những mục tiêu phấn đấu riêng, tuy nhiên nó phải phù hợp với lợi ích của một cộng đồng người. Có như thế thì những tham vọng kia mới trở

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)