Loạn Kiêu binh và sự lầm than của dân chúng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 53 - 55)

1.3 .Hành trình sáng tác của Nguyễn Triệu Luật

1.3.2 .Những quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật

2.1.3 Loạn Kiêu binh và sự lầm than của dân chúng

Như đã trình bày ở trên, từ chúa đến các bậc đại thần, cung phi đều tranh giành, đấu đá, mưu tính những quyền lợi riêng cho mình và đến ngay cả qn lính – công cụ bạo lực của chế độ phong kiến giờ đây cũng không phục tùng bất cứ một bên nào mà họ muốn gì là làm đấy. Đó chính là qn Tam phủ hay gọi là Kiêu binh. Nếu như quân Tam phủ ngày xưa một lòng một dạ vì xã tắc, góp phần lập nên những chiến cơng hiển hách và vì thế họ có mang trong mình một phần kiêu hãnh nhưng quân Tam phủ dưới thời chúa Trịnh lúc bấy giờ thì lại kiêu căng vơ lối, lộng hành bậy bạ. Nước khơng thể khơng có qn lính nhưng qn lính mà khơng một lịng trung thành với chế độ thì đó cũng chỉ là thảm họa mà thôi. Trong tác phẩm

Chúa Trịnh Khải Loạn Kiêu binh, ta thấy chúng coi thường tất cả từ vua, chúa

đến tất cả bá quan văn võ trong triều. Chính Kiêu binh nổi loạn đưa Trịnh Khải lên nắm ngôi chúa nhưng cũng chính bọn chúng lại uy hiếp lại vị chúa mà mình mới lập nên. Chúa Trịnh Khải nhu nhược, biết vậy cũng tìm cách thu phục chúng bằng tiền và phẩm tước, thậm chí cịn ban cho họ cả “khơng đầu sắc” để họ tự điền tên những người thân của mình vào. Nhưng thực ra điều đó càng làm tăng thêm phần kiêu hãnh của đám Kiêu binh mà thôi. Để rồi chúng được đằng chân lân đằng đầu, chúng cịn địi dựng Lê Duy Kỳ lên làm Hồng thái tôn. Dường như lúc này chẳng thế lực nào có thể trấn áp lại đám Kiêu binh đang hung hăng, kiêu ngạo này. Sự nổi loạn của quân Tam phủ coi thường, bất chấp tất cả kỷ cương phép nước ấy như một dự báo trước cho một chế độ sẽ chẳng thể trụ vững được lâu dài nữa.

Với sự lộng hành của Kiêu binh như thế, những người phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất chính là dân chúng. Họ hiện lên với vẻ nheo nhóc, đáng thương dưới ngịi bút của Nguyễn Triệu Luật. Dân khơng n thì làm sao có thể nói một đất nước là thịnh trị, n bình. Và có lẽ qua đó, người ta cũng có thể nhìn thấy sự mạt vận tàn hơi của cả một chế độ.

Khi người dân kinh thành Thăng Long phải sống trong sự lũng đoạn của quân Kiêu binh, ngày nào người ta cũng nghe tin một nhà bị phá bị đốt, ngày nào ở các ngã tư ngã ba cũng có cuộc ẩu đả giết người. Và người ta thường bắt gặp những hình ảnh đầy ám ảnh như: những vết máu ở vệ hè, gốc cây hay ở một chân tường nào đó; những xác người chết khơng có ai thừa nhận ném đầy ở những vệ rãnh,… Đó là những hậu quả mà bọn Kiêu binh đã gây ra, chúng reo hò, chúng đốt phá, chúng chém giết khắp nơi. Nó khiến cho kinh thành Thăng Long chẳng khác nào một bãi chiễn trường hoang tàn sau khi đã bị quân địch chiếm đóng. Thật đáng thương biết bao, những người dân vô tội! Và một điều đáng thương hơn nữa là sống dưới chế độ loạn lạc như thế, người ta trở nên vô tâm với nhau hơn, người ta nhẫn tâm nhìn nhau cận kề cái chết mà chẳng thể làm gì hơn: “Ở giữa đường hai người bị trọng thương, đương nằm rên rỉ. Thỉnh thoảng có khách qua lại, thì tới đó, ai cũng ráo cẳng đi nhanh, mặc cho kẻ bị thương khốn nạn rền rỉ van lơn, mặc những nét mặt nhăn nhó vì đau khổ. Ai dại gì săn sóc đến người đã bị Kiêu binh hành hạ để mà bỗng dưng giữa đường rước vạ vịt vào mình. Hai bên hàng phố đều đóng cửa lặng thinh. Sống giữa buổi sôi nổi loạn li này, việc trong nhà có khi cũng khơng quản cố n ổi, ai hơi đâu săn sóc việc ngồi đường. Lúc này, ngoài đường phải nhường cho quân Kiêu binh, không ai dám phạm tới” [31, tr.246]. Nghe chua xót biết bao cho những người cùng chung một quốc gia, dân tộc nhưng lại chẳng cịn chỗ cho tình thường giành cho nhau. Tuy nhiên, sống trong một xã hội như thế, họ đáng thương nhiều hơn là đáng trách. Bởi ở thời đó, khi mà người ta phải gồng mình lên để tồn tại dưới sự đàn áp của kẻ khác thì họ chẳng cịn có hơi sức để bao bọc, che chở cho những người xung quanh mình nữa.

Như vậy, dưới ngịi bút vơ cùng tinh tế và sắc sảo của Nguyễn Triệu Luật, lần lượt những dấu hiệu của sự suy tàn, thối nát của nhà Trịnh cứ dần hiện ra trước mắt người đọc. Từ chúa đến các đại thần, đám Kiêu binh,… chẳng có ai làm trịn bổn phận ở vị trí của mình. Từ trên xuống dưới đều nổi loạn như vậy, nhân dân lầm than, lịng người khơng n là điều tất yếu. Sống trong một thời kì đất nước chịu sự giày xéo của giặc ngoại xâm, lại chọn viết về một thời kì khủng hoảng của đất nước

như vậy, Nguyễn Triệu Luật mong muốn người đọc nhìn vào quá khứ lịch sử của dân tộc mà thức tỉnh lịng u nước. Từ đó, có thể có những hành động thiết thực nào đó giúp đất nước thốt khỏi sự giày xéo của thực dân. Đó cũng là ý nghĩa sâu xa mà tác giả Nguyễn Triệu Luật muốn gửi gắm trong tác phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)