.Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 100 - 111)

Một điểm nổi bật trong các thủ pháp nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Triệu Luật đó là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Ơng đã mơ tả một cách tài tình đặc điểm của các nhân vật trong tác phẩm của mình – điều mà ngay cả sách bút ký văn chương (Hải Thượng Lãn Ông và các tác giả văn phái họ Ngô) nhiều khi cũng bỏ qua hoặc chỉ nói bằng một câu kể gọn lỏn. Điển hình như việc nói về chúa Tĩnh Đơ vương chẳng hạn. Trong Thượng kinh ký sự và Hồng Lê nhất thống chí chỉ nói gói gọn về việc bỏ con trưởng lập con thứ. Nhưng trong Bà chúa Chè, đoạn miêu tả liên quan đến cả chuỗi âm mưu địi bỏ con trưởng lập con thứ đó thật hết sức thú vị, bộc lộ sự khéo léo của Đặng Thị Huệ, lại nói được sự cả nể của Tĩnh Đô vương,…

Trong bút pháp miêu tả tâm lý nhân vật, Nguyễn Triệu Luật chủ yếu khắc họa tính cách nhân vật thơng qua việc giới thiệu tiểu sử và miêu tả ngoại hình, thơng qua việc miêu tả hành động và thông qua độc thoại nội tâm. Với các thủ pháp khác nhau mà tác giả sử dụng để khắc họa tính cách nhân vật, đặc biệt là những nhân vật lịch sử đã khiến cho những nhân vật đó hiện lên một cách chân thực và hấp dẫn hơn hẳn. Qua đó, chúng ta cũng có một cái nhìn nhiều chiều hơn về các nhân vật ấy.

Trước tiên, chúng ta có thể thấy, tiểu thuyết Nguyễn Triệu Luật ít nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết chương hồi qua việc xây dựng nhân vật theo lối khắc họa tính cách thơng qua việc giới thiệu tiểu sử và mơ tả ngoại hình. Thủ pháp này cho phép nhà văn thông qua việc giới thiệu tiểu sử nhân vật làm tốt lên tính cách chính nhân vật ấy.

Trong tác phẩm Hòm đựng người, với cách miêu tả của Nguyễn Triệu Luật ở

đoạn miêu tả Thái hậu Trịnh Thị Hành đã phần nào cho ta thấy tính cách nham hiểm của bà ta: “Con mẹ Trịnh Thị Hành (tên Thái hậu) nó ác nghiệt q, Hồng Khảo tơi khơng biết q gì mà lấy nó. Trước nó lấy Cương Quận cơng Lê Trụ, đã được bốn con. Sau Trụ mưu họ Trịnh, bố nó là thằng Trịnh Tráng mới lơi nó về đem vào cung hiến Hồng Khảo tơi. Giá khơng có nó thì tôi lên ngôi quý chứ cịn gì đến thằng ranh Duy Vũ (tên vua Huyền Tơng), mà khơng có nó thì cơ đâu phải uổng hoài xuân xanh trong cung cấm mãi thế [31; tr.51].

Cũng trong tác phẩm Hòm đựng người, tính cách nhân vật Kiều Cảnh lại được hiện lên thơng những nét mơ tả của tác giả về hình dáng của y: “Thằng Kiều Cảnh xem tướng mặt chuột kẹp, mơi thâm da thiết bì, dáng đi như con cáo, mắt liếc như mắt lang, chắc không phải đứa tử tế. Ni ong tay áo, sau có việc nào, hối sao cho kịp” [31; tr.38].

Một đặc điểm khác trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Triệu Luật đó là việc khắc họa tính cách nhân vật thơng qua việc miêu tả hành động. Điển hình như trong tác phẩm Bà chúa chè, hành động trông thấy ngọc quý của chúa đang đeo liền “thị tay rút hịn ngọc ra ngắm nghía mãi rồi lại tung lên lấy tay đỡ lấy để đùa”, sau đó tru tréo: “Chúa Thượng quý vật hơn quý người! Lỡ ra vỡ thì chúa thượng giết thần thiếp chứ gì! Thơi thì tấm thân đã khơng được chuộng bằng hòn đá Quảng Nam thì thà chết cho xong, sống làm gì”. [31;tr.175]

Bên cạnh các thủ pháp xây dựng nhân vật như trên, Nguyễn Triệu Luật còn sử dụng biện pháp khắc họa tính cách nhân vật thơng qua độc thoại nội tâm và miêu tả tâm lý nhân vật. Ta có thể thấy tâm trạng đầy dằn vặt của Đặng Thị Huệ trong Bà

chúa Chè khi dám cãi lời cha để chuẩn bị theo bà Tiệp dư vào phủ chúa: “Đêm hôm

ấy, hai cha con đều trằn trọc khơng ngủ được. Ơng đồ vì tủi nhục, Huệ vì cái định kiến và cái hi vọng của nàng. Nàng nghĩ: Thì cơ, muốn có thì phải đổi chỗ ở, bước sang một dịp cầu khác. May ra... Ta cũng chẳng cầu gì làm một đứa thị nữ, ta chỉ cầu lọt vào hồng cung vương phủ để chờ xem có dịp gì khơng. Khơng vào rừng, sao bắt được cọp, mà đã vào rừng thì vào đường hồng hay vào chui rúc cũng thế mà thôi” [31; tr.144]. Qua đoạn độc thoại này, ta phần nào thấy được nét tính cách

vừa quyết đốn, vừa thực dụng, khơng muốn sống cuộc đời gị bó, cam chịu của Đặng Thị Huệ.

Tóm lại, bên cạnh việc tìm hiểu các sáng tác của Nguyễn Triệu Luật trên phương diện nội dung, việc tìm hiểu các phương thức biểu hiện trong tác phẩm của ông cho thấy một bức tranh tổng thể về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật. Cũng qua đó, chúng ta có thể thấy được phong cách riêng của tác giả này trên văn đàn Việt Nam.

KẾT LUẬN

1. Tiểu thuyết lịch sử là một trong những loại hình của thể loại tiểu thuyết. Nó vừa mang những đặc điểm chung của tiểu thuyết lại vừa mang những nét đặc trưng riêng về phương diện đề tài. Trong dòng chảy của nền văn học Việt Nam, tiểu thuyết lịch sử đã khẳng định được chỗ đứng của mình và có những đóng góp xứng đáng cho nền văn học dân tộc.

Trong bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX vẫn chịu sự áp bức, bóc lột của chế độ thực dân Pháp, một người trí thức yêu nước như Nguyễn Triệu Luật muốn làm một điều gì đó cho dân tộc, cho đất nước. Bản thân ông đã trực tiếp tham gia vào tổ chức cách mạng Việt Nam quốc dân Đảng nhưng rồi tổ chức này cũng bị giặc khủng bố dã man và tan rã. Nguyễn Triệu Luật đã bị bắt cùng với nhiều chiến sĩ khác. Một trong những lý do quan trọng nhất khiến Nguyễn Triệu Luật chọn cho mình con đường trở thành một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử đó là thông qua những sáng tác văn học, ơng muốn gửi gắm những tình cảm yêu nước của mình. Bởi thế, sáng tác tiểu thuyết lịch sử là con đường chính trong sự nghiệp văn học của ơng. Trong đó, Nguyễn Triệu Luật đã tạo nên một phong cách riêng trong số rất nhiều các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử lúc bấy giờ.

Thế giới nghệ thuật là toàn bộ các phương diện nội dung và hình thức nằm trong chỉnh thể thẩm mĩ, được xây dựng bằng một hệ thống nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật, vừa bị chi phối bởi cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ; vừa bắt nguồn từ thế giới quan, đặc điểm văn hóa và cảm hứng thời đại của thời đại ấy.

Việc tìm hiểu thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật là một việc làm có ý nghĩa. Nó giúp chúng ta hiểu hơn về con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Từ đó khẳng định những nét riêng của nhà văn trong hành trình sáng tạo nghệ thuật.

2. Không giống như những tác giả khác, nội dung những cuốn tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật chỉ tập trung vào giai đoạn vua Lê – chúa Trịnh để viết. Đây là một thời kỳ lịch sử đặc biệt của dân tộc khi mà bên cạnh ngai vàng của vua lại có phủ chúa. Cũng bởi thế mà đây là một thời kỳ lịch sử vô cùng rối ren trong lịch sử

dân tộc khi mà chế độ phong kiến đã đến lúc tàn hơi, mạt vận. Các tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật đều xoay quanh thời đại này mang một dụng ý riêng của tác giả. Ông muốn mượn chuyện xưa để nói chuyện thời nay, muốn lấy chuyện loạn lạc để thức tỉnh tấm lòng yêu nước của nhân dân trong thời kỳ mới.

3. Những tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật phản ánh một cách chân thực hình ảnh thời đại và con người dưới thời vua Lê – chúa Trịnh. Tác giả đã tái hiện lại một thời kỳ lịch sử với những đau thương, dâu bể của dân tộc. Theo đó, tồn cảnh bức tranh về sự suy tàn của tập đồn phong kiến Lê – Trịnh đó đã hiện lên một cách sống động, ngồn ngộn trong từng trang viết. Nguyễn Triệu Luật đã tái hiện lại bức tranh của thời đại ấy theo tinh thần hiện đại nhưng vẫn mang tính chân thực lịch sử. Đây chính là một trong những yếu tố làm nên phong cách riêng của Nguyễn Triệu Luật trong dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.

Nguyễn Triệu Luật cũng đã tạo nên một hệ thống nhân vật vô cùng phong phú trong những sáng tác của mình. Các kiểu nhân vật tiêu biểu có thể kể đến trong các tiểu thuyết lịch sử của ông là: Kiểu nhân vật tham vọng; kiểu nhân vật chính trực, quân tử; kiểu nhân vật tiểu nhân, cơ hội và kiểu nhân vật đám đông.

4. Về phương diện nghệ thuật, những thành tựu chính có thể kể đến trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật đó là: Tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật; nghệ thuật kết cấu, nghệ thuật xây dựng không gian và thời gian; giọng điệu và ngôn ngữ; nghệ thuật xây dựng nhân vật.

Với việc vận dụng một cách linh hoạt mối quan hệ giữa tính chân thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật, Nguyễn Triệu Luật đã sáng tạo nên một hệ thống nhân vật, sự kiện từ sự thực lịch sử. Bên cạnh đó, bằng trí tưởng tượng và vốn kiến thức về lịch sử, văn hóa của mình, tác giả cũng sáng tạo nên những nhân vật hư cấu hồn tồn. Từ đó, các tác phẩm của ông mang một sức hút lớn đối với độc giả. Những sáng tạo này cũng giúp cho các nhân vật trở nên chân thực và gần gũi hơn với độc giả hiện đại.

Bên cạnh đó, với nghệ thuật kết cấu độc đáo, vừa kế thừa những tinh hoa của kết cấu trong các tiểu thuyết truyền thống, vừa bắt nhịp với phương thức kết cấu của tiểu thuyết hiện đại, Nguyễn Triệu Luật đã tạo nên một sức hấp dẫn từ truyền thống

cũng như hơi thở mới cho những sáng tác của mình. Các kiểu kết cấu chính có thể kể đến trong những tác phẩm của ơng đó là: kết cấu chương hồi, kết cấu thơ lồng trong truyện và kết cấu theo kiểu tiểu thuyết hiện đại.

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật cũng được ông xây dựng một cách linh hoạt, sáng tạo với những dụng ý nghệ thuật rõ ràng. Ngoài ra, giọng điệu và ngôn ngữ cùng với nghệ thuật xây dựng nhân vật đã làm cho các nhân vật được khắc họa một cách rõ nét tính cách và tạo được chiều sâu tâm lý. Đồng thời, qua đó cũng thể hiện những tư tưởng của tác giả. Đây cũng chính là điều làm nên sức hấp dẫn cho tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật.

Tóm lại, qua đề tài luận văn của mình, chúng tơi muốn khái qt lại thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử của một nhà văn bấy lâu nay đã bị quên lãng trên văn đàn. Qua đó, chúng tơi muốn nắm bắt và phần nào định hình một phong cách tự sự, một cây bút tiểu thuyết lịch sử độc đáo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thu An (2013), Tiểu thuyết lịch sử: Thành tựu và triển vọng, http://phebinhvanhoc.com.vn.

2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. M. Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. M. Bakhin (1998), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn.

5. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Tập 1), Nxb ĐH & THCN Hà Nội.

6. Nam Dao, Về tiểu thuyết lịch sử, http: //www.nhanvan.com

7. Nam Dao - Nguyễn Mộng Giác, Thảo luận về tiểu thuyết lịch sử, http:

//www.nhanvan.com

8. Lê Tiến Dũng (2003), Giáo trình Lý luận văn học, phần Tác phẩm văn học, Nxb ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh.

9. Phan Cự Đệ (2002), Văn học lãng mạn Việt Nam (1930-1945), Nxb Văn học, Hà Nội.

10. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục. 11. Hà Minh Đức (1993), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12.Văn Giá, Tiểu thuyết lịch sử theo lối phác giản đời thường, http:

//www.vietvan.com

13. Nguyễn Mộng Giác, Tác giả - Tác phẩm, http: //onthi.com

14. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội 15. Nhiều tác giả (2009), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Nxb Giáo dục.

16. Nhiều tác giả (2013), Nguyễn Triệu Luật: Con người và tác phẩm, Nxb Lao

động, Hà Nội.

17. Nhiều tác giả (1999), Giáo trình văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục. 18. Mai Thị Thanh Hà (2009), Phong cách tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật,

Luận văn Thạc sĩ Đại học Vinh.

20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên – 1999), Từ điển thuật

ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

21. Lê Thị Thúy Hậu (2009), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Hồ Quý Lý và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Luận văn Thạc sĩ Đại học Vinh.

22. Đỗ Đức Hiểu (đồng chủ biên, 2004), “Tiểu thuyết lịch sử”,Từ điển văn học (Bộ

mới), Nxb Thế giới.

23. Vũ Đức Hoan (2011), Nhóm Tân Dân trong đời sống văn học Việt Nam, Luận

văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học KHXH & NV, ĐHQG HN.

24. Nguyễn Xuân Khánh, Viết tiểu thuyết lịch sử cũng cần phải hư cấu (2003),

vietnamnet.vn

25. M.B. Khrapchenko (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.

26. M.B. Khrapchenko (2002), Những vấn đề lí luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

27. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2001), Lịch sử Việt Nam Đại cương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

28. Đặng Thanh Lê - Hoàng Hữu Yên - Phạm Luận (1999), Văn học Việt Nam nửa

cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, Nxb Giáo dục.

29. Đặng Thị Hương Liên (2013), Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật dưới góc nhìn

văn hóa và thi pháp, Luận văn Thạc sĩ, Đại học KHXH & NV, ĐHQG Hà Nội.

30. Bùi Văn Lợi (1999), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, Luận án Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội.

31. Nguyễn Triệu Luật (1998), Tuyển tập tiểu thuyết lịch sử, Nxb Văn học.

32. Nguyễn Triệu Luật (2011), Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật, Nxb KHXH, Hà Nội.

33. Phương Lựu (chủ biên, 1988), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Lịch sử văn học Việt Nam 30 - 45, Nxb Đại học

35. Nguyễn Thị Tuyết Minh (2013), Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1945, Nxb

CAND.

36. Tôn Thảo Miên (1997), Về khái niệm phong cách cá nhân của nhà văn, Viện

văn học.

37. Hoài Nam, Truyện kể hay tiểu thuyết, http: //www.vnchannel.net 38. Hoài Nam (2008), Bàn về tiểu thuyết lịch sử, Báo Văn nghệ, (45).

39. Ngô gia văn phái (1970), Hồng Lê nhất thống chí, Nguyễn Đức Vân, Kiều Thu Hoạch dịch, Nxb Văn học.

40. Vương Trí Nhàn (sưu tầm và biên soạn, 1996), Khảo về tiểu thuyết: Những ý kiến và quan niệm của cỏc nhà văn, nhà nghiên cứu ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945, Nxb Hội Nhà văn.

41. Nguyễn Lương Ngọc (chủ biên, 1980), Cơ sở lí luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

42. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội.

43.Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, quyển 3, Nxb Khoa học Xó hội, Hà Nội.

44. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Nxb BGD & ĐT, Hà Nội.

45. Trần Đình Sử (2003), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục.

46. Trần Đình Sử (2008), Lý luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục.

47. Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987),Lý luận văn học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội).

48. Hải Thanh, Bàn về tiểu thuyết lịch sử (2012), http://www.qdnd.vn/

49. Phạm Xuân Thạch, Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử, http:

//www.vietnam.net.

50. Bùi Việt Thắng (Tuyển chọn và biên soạn, 2000), Bàn về tiểu thuyết, Nxb Văn

51. Lương Duy Thứ (2000), Để hiểu 8 bộ tiểu thuyết cổ Trung Quốc, Nxb ĐHQG

Hà Nội

52. Mai Thị Thủy Tiên (2009), Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Duy, Luận văn Thạc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thế giới nghệ thuật tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật (Trang 100 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)