1.3 .Hành trình sáng tác của Nguyễn Triệu Luật
1.3.2 .Những quan điểm sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Triệu Luật
2.2 Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Triệu Luật
2.2.4 Kiểu nhân vật đám đông
Kiểu nhân vật đám đông hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật là hình ảnh của lũ Kiêu binh. Người đọc có thể thấy ngơn ngữ và hành động – đặc biệt là tâm lý đám đông trong cách ứng xử của lính Tam phủ khi bọn họ trở thành ưu binh đóng trại ở sát các phủ chúa sau khi đã giúp nhà Lê Trung hưng, khi họ cuốn vào những việc quốc gia đại sự như những con rối đầy tiếng ồn và đầy sức phá phách,… Hình ảnh Kiêu binh xuất hiện trong nhiều tác phẩm như: Chúa Trịnh Khải, Loạn Kiêu binh, Bà chúa Chè,…
Quân Tam phủ hay còn gọi là Kiêu binh là đội qn tinh nhuệ của triều đình, có trách nhiệm phụng sự nhà nước trong những cơn nguy biến. Nhưng Kiêu binh ở đây lại cậy thế làm loạn, coi thường tất cả, khiến cho chúa cũng phải bất lực, chịu nhún nhường trước chúng. Sau khi chúa Trịnh Sâm mất, theo ý chỉ của vua thì Trịnh Cán lên ngơi, Trịnh Tơng bị phế bỏ. Khơng đồng tình với sự sắp đặt này của chúa, quân Tam phủ đã nhất định khởi biến để truất Cán dựng Khải. Kế hoạch thành công, Kiêu binh cậy công mà huênh hoang làm loạn. Khắp nơi trong kinh thành người không ngày nào người ta khơng thấy có nhà nào bị phá đốt, khơng ngày nào ở các ngã ba ngã tư đường khơng có một cuộc ẩu đả giết người,… Sự tác oai tác quái của bọn chúng đã lên đến cực độ nhưng chẳng ai có thể làm gì hơn trước những hành động ngang tàng của bọn chúng như thế. Đến nỗi người ta phải thốt lên rằng: “Bây giờ chỉ quân Tam phủ là có quyền” [31; tr.139]. Là cơng cụ quyền lực của nhà nước nhưng đám lính Tam phủ này lại khiến ngay cả người đứng đầu triều đình là chúa Trịnh Khải phải “đau đầu” tìm cách trị. Chúa tìm cách thu phục chúng bằng tiền và phẩm tước, thậm chí cịn ban cho cả “khơng đầu sắc” để họ tự điền tên những người thân của mình vào. Đến đây, có thể thấy triều đình đã gần như đầu hàng trước sự nổi loạn của đám Kiêu binh.
Một điểm nổi bật của kiểu nhân vật đám đông tức đám Kiêu binh ở đây là tâm lý đám đông lấn át tất cả khiến họ khơng có một lập trường vững chắc, một sự kiên định rõ ràng. Họ tuân theo hiệu lệnh của người đứng đầu. Theo đó, người thủ lĩnh nói gì thì họ nghe nấy. Như vậy, một người nào đó có tiếng nói chỉ cần khéo léo lái đám đơng này theo ý đồ của mình là họ hồn tồn bị lay chuyển theo. “Họ như một đống tiền rời chưa có dây xâu lại. Trơng thì nhiều nhưng hỗn độn khơng thành hình gì cả. Họ như một nắm cát khơ, bốc lên thì bụi mắt người ta nhưng một cơn gió thì tan đi cả” [31; tr.187]. Điển hình là vào ngày mồng chính tháng chín, bên phủ chúa đều ăn mừng ngày tết trùng cửu. Sau khi được nhà chúa ban cho một vị rượu Hồng Mai, một con lợn luộc khiêng vào, khi đã ngà ngà say, chúng lại bàn đến chuyện thời thế. Đám quân lính hung hăng, kiêu căng giờ đây bị một người tên là Dự Võ mớm lời, chèo lái, đưa đẩy theo ý của người này. Rồi cuối cùng Dự Võ
chốt lại bằng việc ngày mai gặp lại tại đền Khán Sơn để tiếp tục họp bàn việc đại sự. Hơm sau, tại đền Khán Sơn chật kín người. Họ đến đây ai cũng có một ý định là trừ đảng loạn thần để tôn phù họ Trịnh. Nhưng trong lòng họ còn rối ren, chưa kiên định bởi “ý định ấy rời rạc vào những câu chửi bới bâng quơ, những câu gắt gỏng hão huyền. Trên đầu họ, hãy còn treo một nỗi sợ: sợ quyền thế của chính phủ. Trong bụng họ còn ẩn một nỗi sờn lòng: uy quyền của Huy quận công”. [31; tr.187]. Tác giả cũng nhận định rằng: “Lúc bấy giờ giả thử Huy quận công – hoặc kém hơn, một viên tì tướng nào dưới quyền Huy quận cơng – cưỡi voi đến đó bắc loa lên mà thét, thì có lẽ lũ lũ đến bỏ nơi tụ hội mà kéo ra về, hoặc tệ hơn, có khi đến chạy tán loạn, chen giẫm lên nhau mà chết”. [31; tr.187].
Đám Kiêu binh hiện lên trong tác phẩm của Nguyễn Triệu Luật thực sự không hơn không kém là những con rối đầy tiếng ồn và sức phá phách. Khi đến ngày đã định khởi sự kế hoạch truất Cán dựng Khải, quân Tam phủ ầm ầm hò hét: “Mở cửa nhanh! Để chúng ta phải phá cửa thì tính mệnh ơng già, ta cũng khơng tha!” [31; tr.128]. Sau đó, những tiếng ầm ầm như sấm động, những tiếng đập cửa, đẩy cửa làm rung cả Các Môn. Giữa những tiếng đập phá, có những tiếng thét vang trời: “Giết con đĩ Phù Đổng! Băm nát thằng quận Huy! Mở cửa nhanh! Mở cửa nhanh! Khơng việc gì đến lão già [31; tr.128]. Và rồi sức mạnh như nước ấy của quân Kiêu binh đã lấn át tất cả, cuối cùng Trịnh Khải cũng hết sức bất ngờ khi được bọn chúng dựng nên làm chúa, Huy quận phải bỏ mạng và Tuyên phi Đặng Thị Huệ lúc này trở nên thất thế. Khơng chỉ dừng lại ở đó, qn Tam phủ lại một lần nữa khởi biến khi muốn giết chết Hoàng Thái tử Duy Cẩn, dựng Hồng tơn Duy Khiêm. Rồi họ bàn nhau kéo đến Súy phủ địi giết những người mưu hại Hồng tơn. Sau đó ép nhà chúa phải dựng Duy Khiêm lên làm Hồng Thái Tơn để làm Trừ quân thay cho Thái tử Duy Vĩ chết oan năm nọ. “Mọi người ầm ầm như thác reo, như nước vỡ đê, một loạt kéo về lối vào cửa An Hoa, đi tắt lối trong Hoàng thành, ra cửa Đại Hưng để kéo đến cửa Tuyên Võ”. [31; tr.272]. Vậy là một lần nữa Tam quân lại cậy thế, một lần nữa thực hiện cuộc chính biến. Qua những lần nổi loạn đó, ta càng thấy được rằng đội quân Tam phủ ở đây chẳng khác gì những con rối của lịch sử. Họ làm
như vậy khơng hẳn là khơng có lý do của mình, tuy nhiên sự hỗn loạn, vơ tổ chức, muốn gì làm nấy của họ là đáng phê phán.
Có thể nói nội dung là phương diện không thể thiếu trong một chỉnh thể thẩm mỹ. Trong chương 2, chúng tơi đã trình bày những nét khái qt nhất về nội dung trong những tiểu thuyết lịch sử của nhà văn Nguyễn Triệu Luật. Qua những sáng tác của mình, ơng đã một lần nữa làm sống lại cả một thời kỳ của ân tộc với đầy những tang thương, dâu bể. Nói về một thời kỳ lịch sử đen tối như thế, tác giả muốn chạm đến phần sâu thẳm nhất trong trái tim của mỗi con người Việt Nam đó là lịng u nước. Nguyễn Triệu Luật muốn độc giả nhớ tới quá khứ của dân tộc với những bài học lịch sử, từ đó mà nảy sinh tình cảm với Tổ quốc khi đó đang chịu cảnh lầm than dưới chế độ thực dân Pháp. Và biết đâu trong số những bạn đọc ấy, có người được thức tỉnh lịng u nước mà có thể làm được một điều gì đó cho dân tộc cũng đều đáng trọng.
CHƯƠNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN TRIỆU LUẬT