Xung đột giữa thậ t giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột kịch trong kịch của nguyễn đình thi (Trang 26 - 37)

5. Cấu trúc của luận văn

2.1.1 Xung đột giữa thậ t giả

Cái thật và cái giả là hai phạm trù đối lập nhau tồn tại song hành trong cuộc sống. Nhân loại trong hành trình đi tìm kiếm chân lý, hướng đến cuộc sống đích thực, tiến bộ cũng là quá trình đấu tranh loại trừ cái giả ra khỏi cuộc sống. Văn học Việt Nam thời hậu chiến, thật - giả nhiều khi bị đánh tráo, giả như thật, khó phân định, nguy hiểm hơn khi cái giả lại được nâng đỡ, che chắn trở thành lối sống của những kẻ cơ hội, độc ác. Nội dung xung đột giữa cái thật và cái giả thực chất là xung đột giữa hai quan niệm đạo đức, hai lối sống. Đó là những mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức, giữa bản chất và hiện tượng. Khai thác xung đột thật - giả trong kịch không phải là một vấn đề mới mẻ bởi ta dễ nhận ra điều này trong những vở kịch của các Lưu Quang Vũ, Nguyễn Huy Tưởng… Trong kịch của Lưu Quang Vũ xung đột thật - giả nhằm khái quát một sự thật trớ trêu về những bất công, phi lí đang bày ra trước mắt mọi người, những kẻ đạo đức giả lại nhân danh đạo đức, lợi dụng danh nghĩa tập thể nhằm thu vén cá nhân, thỏa mãn những ham hố quyền lực, còn những người trung thực thì cứ long đong “ba chìm bảy nổi”. Còn với Nguyễn Đình Thi xung đột thật - giả được đặt ra hầu hết các vở kịch khi thì ở dạng xung đột gay gắt, khi lại được diễn tả ở thái độ và cách ứng xử của con

người trước sự thật. Vấn đề thật giả có ý nghĩa khái quát hơn nhiều so với vấn đề thiện ác, xấu tốt, mặc dù trong thực tế nhiều lúc chúng đi liền với nhau, hoặc cái này đồng thời là cái kia. Xây dựng xung đột thật - giả Nguyễn Đình Thi đã khái quát một sự thật trớ trêu về những bất công, phi lí trong cuộc đời. Nếu trong kịch Lưu Quang Vũ xung đột giữa sự thật và sự dối trá để mổ xẻ những vấn đề nhức nhối của đời sống đồng thời giúp công chúng nhận thức sâu hơn về một thực trạng phức tạp của xã hội mà chính họ đang quan tâm thì xung đột thật - giả trong kịch Nguyễn Đình Thi lại đặt ra những vấn đề thuộc về nguyên lí nguyên thủy của con người, của nhân loại chứ không riêng gì một thời đại hay một giai đoạn nào.

Trong kịch của Nguyễn Đình Thi cuộc đấu tranh giữa cái thật và cái giả thật ra cũng chính là cuộc chiến đấu giữa cái thiện và cái ác. Cuộc đấu tranh ấy khó khăn và dai dẳng, xuyên suốt chiều dài lịch sử của nhân loại. Mơ ước về một cuộc sống lí tưởng, người xưa đã gửi gắm niềm tin của mình vào sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác qua những truyện cổ dân gian. Cảm hứng về cái thiện, phê phán điều ác là mục tiêu cao cả và nhân đạo của văn học. Cuộc sống càng hiện đại, cái ác càng tinh ranh, dữ dằn, có khi nó nhân danh điều thiện, nhân danh sự thật, dựa vào quyền lực mà tác oai, tác quái khiến nhiều người khiếp sợ.

Khai thác xung đột giữa cái thật và giả, thiện và ác, Nguyễn Đình Thi đã đẩy xung đột phát triển đến mức tột cùng. Xung đột kịch không chỉ phát triển trong thế tương quan đối nghịch nhau mà là những xung đột dữ dội diễn ra trong những tình huống căng thẳng cao độ, có khi làm thay đổi nhân vật chính diện. Cuộc đấu tranh giữa ấy trong kịch Nguyễn Đình Thi thường phát triển trong những xung đột không thể điều hòa làm nảy sinh cảm hứng nhuốm màu bi kịch. Sự mất mát hoặc hi sinh của các nhân vật có ý nghĩa thức tỉnh lương tri, hướng con người vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Hình thức xung đột giữa thât - giả được biểu hiện bằng những hành động mạnh mẽ làm nổi bật tính cách nhân vật.

Trong vở kịch đầu tay Con nai đen của Nguyễn Đình Thi ta thấy mối

xung đột thật - giả được sắp xếp, thể hiện ở những cấp độ tăng tiến cho đến cao trào của vở kịch là sự thủ tiêu cái ác và cái thiện, sự thật chiến thắng vinh quang. Nhà vua trong vở kịch có thể thấy là một nhân vật khá hoàn hảo: có địa vị cao sang, có tấm lòng nhân hậu và một tình yêu thủy chung. Thế nhưng có một điều mà vị vua trẻ không thể chế ngự được chính là sự giả dối. Hơn ai hết, nhà vua sống ở ngôi cao cũng chính là ở giữa vô số những điều thật giả, trắng đen lẫn lộn. Không chỉ đơn giản cái giả, cái ác được giấu kín mà nó còn ngụy trang, tự tạo nhưng vỏ bọc an toàn là cái thiện, là tình yêu. Và một điều may mắn với nhà vua chính là người đã có được “chìa khóa” để bóc mẽ mọi thứ giả trá, mọi toan tính xấu xa, ấy là pho tượng đá.

Nhà vua trên đường trở lại rừng quế mong tìm người con gái chân thật, giản dị năm nào, đã gặp một ông lão hát rong. Ông lão đã biếu nhà vua một pho tượng đá có phép thiêng. Pho tượng giản đơn ấy nắm giữ những bí mật sâu kín, nhưng âm mưu của con người. Nó sẽ cười khi nghe ai nói một câu không đúng với ý thật trong lòng mình. Vị vua trẻ đang rối bời giữa những toan tính, dối gian mừng rỡ, sung sướng bởi từ đây mình đã có thể phát hiện, có thể nhận chân được mọi con người, mọi giá trị xung quanh. Niềm vui đi liền với những âu lo và cả sự hoang mang: “Nắm cái chìa khóa này cũng đáng sợ lắm thay. Lúc nào ta cũng sẽ biết sự thật, sẽ phải nhìn thẳng vào sự thật”. Vở kịch khẳng định một điều hiển nhiên: con người thường khao khát muốn biết sự thật, nhưng “nhìn vào sự thật sao mà khó, sao mà nhức nhối đau khổ vậy”.

Và tượng đá đã là người bạn thật nhất của vua. Kể từ khi có tượng thiêng, vua chẳng những không vui mừng, hạnh phúc mà lại buồn thêm biết chừng nào bởi biết thêm bao nhiêu giả dối từ những lời đường mật hàng ngày, mà đáng sợ nhất là giả dối trong tình yêu. Trong buổi lễ mừng sinh nhật của mình, nhà vua đã được nghe những lời chúc, những lời tỏ tình yêu thương, ngọt ngào mà đầy dối trá. Nghe những lời thề thốt của cô tiểu thư trẻ đẹp, nhà vua đã vô cùng thảng thốt. Đằng sau những lời nói tưởng như sâu thẳm cõi

lòng, giãi bày tâm can: “Em chỉ tiếc lòng em không phải là cái bánh để bóc được ra đây. Em nói sao hết được lòng em yêu kính Đức vua” lại là sự dối trá đến tận cùng, lại là những lời ngụy tạo cho một con tim vô cảm với người đối thoại, là chính nụ cười của pho tượng thiêng bên vua. Và nhà vua trẻ phải ngỡ ngàng thốt lên: “Mặt em rất thật thà, tuổi em còn măng trẻ, vầng trán em còn trong trắng thế kia, và miệng em còn non dại thế kia, có lẽ nào đã nói dối không ngượng trong một chuyện thiêng liêng như vậy?”. Sự giả dối chính là thuốc độc cho kẻ sử dụng và chính nó sẽ giết chết hết, làm cằn cỗi, tàn úa tất thẩy, ấy vậy mà đâu chỉ là một lần, điều dối trá ấy được lặp lại nhiều lần. Nhà vua chua xót mà hỏi: “Tại sao cô lại nói dối như vậy? Tại sao đôi mắt phượng kia lại đi đôi với cái lưỡi nói dối độc địa như một cái lưỡi rắn vậy? Tại sao vầng trán trinh nữ đáng lẽ cao đẹp hơn trời xanh kia lại tự vục xuống bùn nhơ bẩn vậy?...”. Và không chỉ có tiểu thư trẻ trung mà cả “Phu nhân đạo đức” và “Quận chúa” đều phái xấu hổ bỏ chạy khi bức tượng đá vén lên bức màn của sự giả trá, gian ngoan với những toan tính, lọc lừa.

Đối mặt với sự dối trá có phải khi nào cũng là niềm đau, là sự xót xa, buồn bã? Nhà vua trẻ không phải lúc nào cũng phải đối diện với điều ấy bởi khi phát hiện những lời lạnh lùng của người con gái nơi suối nai rừng quế là giả dối người đã mừng rỡ xiết bao: “Chưa bao giờ thấy người nói dối mà lại sung sướng như thế này!”.

Thế mới thấy tượng đá có một sức mạnh diệu kỳ, nó không chỉ cho con người biết sự thật mà tìm kiếm được cả tình yêu đích thực trong cuộc đời. Nhưng chính Quế Nga đã nói lên điểm yếu của tượng đá, điểm yếu về ưu điểm trong bảo vật vô giá: “tượng đá nghe và biết được lời nói thật và lời nói dối. Nhưng lòng người có những điều không thể nói ra lời thì tượng đá làm sao cho biết hết được”. Không có gì là hoàn hảo, không có công cụ tối ưu để tìm được lẽ thật - giả ở đời. Bởi vậy, khi xác ông lão (nhà vua nhập vào) mách cho Quế Nga cách nhìn ra sự thật thì ta hiểu sâu sắc hơn lẽ thường hằng của cuộc sống với những tấm lưới giả tạo giăng mắc khôn cùng: “Lão khuyên

Hoàng hậu thử nhắm mắt lại xem. Thường muốn nhìn rõ mọi sự thì ta phải mở mắt cho tinh. Nhưng nhiều khi muốn nhìn rõ một con người thì ta phải nhắm mắt lại. Có thế ta mới quên được cái hình ngoài nhiều khi nó đánh lừa ta và hai con mắt trí tuệ của ta mới mở được ra để soi vào đến tận bên trong tâm hồn, nơi đó ta mới thấy được sự thật”.

Những xung đột thật - giả trong Con nai đen cũng đồng thời “là cuộc

đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, chính trực và gian tà. Cuộc đấu tranh ấy không đơn giản, thuận chiều mà lẫn lộn, phức tạp với những tình huống éo le.

Không may mắn như vị vua trẻ trong Con nai đen, Nguyễn Trãi trong vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan trăn trở và day dứt: “Làm thế nào để nhận ra

sự thật?” Phải, đi tìm sự thật, đi tìm giá trị đích thực, đi tìm con người ngay thẳng, trung tín là điều khao khát đâu phải chỉ riêng Nguyễn Trãi mà của tất thảy những người yêu nước, đau xót trước cảnh quân Minh giày xéo lên quê hương lúc bấy giờ. Nhưng, sự thật ấy thường gợi đến những xót xa, đắng lòng bởi con người ta có khi “dám lăn vào lửa mà không dám mở mắt nhìn vào cái thật”. “Nhìn cho thấu một con người không dễ chút nào”. Nhưng có khi chân lý, công thức đi tìm sự thật lại thật giản đơn, không ngờ: “càng lọc lõi khôn ngoan thì hai con mắt mình lại tối mờ đi. Có khi có ngây thơ trong trẻo mà lại nhìn rõ”.

Ở Hòn cuội, khao khát được sống thật, sống đúng với cảm xúc, bản

chất của con người lại một lần nữa được đề cập đến. Cây đa cũng như pho

tượng đá ở Con nai đen, là những biểu tượng cho sự thật, sự công bằng.

Trong vòng ảnh hưởng của mình, cây đa phân biệt rõ ràng những giả - thật bằng cách thả lá đa lên tai những kẻ nói dối. Tác phẩm mang đậm màu sắc dân gian với tích chèo cổ “Đánh tráo cô dâu” và bài đồng dao con trẻ “Thằng Cuội ngồi gốc cây đa”.

Những tình huống kịch hài hước đặc sắc đưa người đọc đến gần với chân lí: sự thật giản dị nhưng thường bị hoài nghi, những cái giả trá vẫn lan tràn, lấn lướt. Người xưa đánh đồng Cuội với sự dối trá, nhưng trong kịch

Nguyễn Đình Thi thì Cuội lại là biểu trưng cho sự thật. Nhờ Cuội chân tướng của mọi sự việc được phơi bày, lòng ngay thẳng hay sự dối gian đều rõ ràng, tường minh cả. Tuy nhiên Cuội đã từng phải minh chứng sự ngay thật của

mình bằng cách thử cây đa trước. Nếu vị vua trẻ trong Con nai đen cảm thấy

đau đớn khi nhìn vào sự thật thì Cuội phải chịu cảnh “sự thật mất lòng” khi giúp mọi người khám phá ra điều thật thà, đúng đắn. Khao khát muốn biết sự thật tự nó đã chứa đựng những mâu thuẫn, bi hài. Khi lật tẩy sự giả dối, sự thật được phanh phui thì mọi trật tự xã hội thông thường đã bị đảo lộn. Có sự thay đổi mang lại hạnh phúc (Thêu được cứu thoát khỏi cái bẫy của Phú ông) nhưng không ít khi sự thật dẫn đến những trớ trêu (cả làng đánh nhau). Tuy nhiên đến cuối vở kịch chiến thắng đã thuộc về phe Thêu - Cuội như lời xua đuổi dứt khoát cái giả khi nó biết tướng thành cái ác. Sự thật luôn được đề cao dù nó chỉ hiện diện trong khao khát của con người.

Cũng trong Hòn cuội, Nguyễn Đình Thi đã dựng nên một vở hài kịch

thâm thúy. Vở kịch đã nhẹ nhàng dẫn người đọc với chân lí: sự thật vốn giản dị, nhưng sự thật thật khó tin. Mọi người không ai tin Cuội khiến Cuội phải quyết liệt thanh minh: “Tôi nói thật đấy ạ. Nếu tôi nói sai thì tai tôi đã mọc ra lá đa rồi…”. Và kể từ lúc Cuội “trình các ông các bà, ở chỗ gốc đa này, ai mà nói dối thì ở tai sẽ mọc ra lá đa”, biết bao nhiêu sự thật được phơi bày. Thế đấy, người ta ai cũng muốn biết sự thật, nhưng nếu tất cả mọi sự thật đều rõ như ban ngày thì “rắc rối… rắc rối quá. Cứ sự nọ sinh sự kia”. Vậy mới thấy bản thân niềm khao khát hướng đến cái thật, sự thật đã hàm chứa trong nó biết bao mâu thuẫn và cả bi kịch. Vì thế, cuối cùng, một ông già trong làng đã

phải khuyên Cuội: “Đến hôm này, rằm, chú cùng với cây đa này lên trên ấy, lên cái đĩa trên ấy.(...) Như thế, cứ đến trăng sáng, ai người ta cũng nhìn thấy chú với cây đa trên ấy, người ta vẫn nhớ là có những chiếc lá đa nó mọc ra ở bên tai người nào nói dối, tuy rằng mắt thường không trông thấy vậy thôi”.

Nguyễn Đình Thi đã tìm về cội nguồn đạo lí cha ông để mà đề xuất một cách giải quyết mâu thuẫn nhẹ nhàng. Ý nghĩa triết lí của tác phẩm thật sâu sắc.

Hòn cuội như lời nhắc về khát vọng không ngừng hướng đến cái chân, cái

thiện của con người.

Có nhiều vở kịch của Nguyễn Đình Thi khai thác từ cốt truyện dân gian song ý nghĩa và cả tính thời đại của nó thì đã vượt qua một tích truyện đơn thuần. Ở đó ta không chỉ tìm thấy một câu chuyện dân gian sâu sắc mà còn có thể nhận chân được giá trị cuộc sống bằng nhiều lăng kính và khía cạnh khác nhau, nhận thức được rằng có những cái giả là tận cùng xấu xa nhưng có cái giả là chiều sâu nhân văn và đạo đức.

Trong vở Cái bóng trên tường, một vở kịch ngắn của Nguyễn Đình Thi dựa trên câu chuyện dân gian quen thuộc Vợ chàng Trương, ta nhận ra những

trớ trêu của cuộc đời, cái trắc trở, éo le của cuộc sống. Lời nói dối của người vợ sao mà đáng yêu, sao mà ngọt ngào đến thế. Cái bóng được nói dối để trở thành người cha gần gũi của đứa con thơ, và cái bóng ấy là gì nếu không phải là một biểu tượng cho sự đồng nhất giữa vợ và chồng, giữa người ở nhà và kẻ chinh chiến miền xa. Kim Kiều yêu nhau, Nguyễn Du đã nói một cách thâm sâu, một cách sơn tận thủy cùng mối tình ngọt ngào ấy cũng nhờ một chữ “đồng” mà thôi: “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Và trong những trang viết của Nguyễn Đình Thi ta không thấy trực tiếp hình ảnh cái bóng trong lời nói dối vừa đầy yêu thương mà cũng thật oan nghiệt ấy được nhắc đến nhiều nhưng nó đủ gợi ra bao tình cảm, bao thấm thía. Vậy mà có ai ngờ được rằng đời người vợ dịu hiền tan nát lại bắt đầu từ đấy, tan nát đến mức thánh thần, trời phật cũng chỉ có thể an ủi bù đắp chút ít chứ không thể cứu lại được. Từ cái bóng kia. Rồi nữa, tham gia vào sự phá nát hạnh phúc của người đàn bà ấy là ai? Lại không ai khác mà chính là đứa con của cô. Nó ngây thơ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột kịch trong kịch của nguyễn đình thi (Trang 26 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)