5. Cấu trúc của luận văn
2.2. Cách thức triển khai, giải quyết xung đột kịch trong kịch của
Nguyễn Đình Thi
Vấn đề lớn đối với mỗi tác giả kịch bản không chỉ là phát hiện và tạo ra một tình thế xung đột mà quan trọng hơn còn là ở cách thức triển khai và giải quyết xung đột tồn tại trong tác phẩm. Nếu như việc lựa chọn xung đột liên quan đến cảm hứng và ý đồ sáng tạo thì cách thức triển khai và giải quyết nó lại cho thấy tài năng và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ.
Trong kịch Nguyễn Đình Thi, những cách thức để giải quyết xung đột thường rất linh hoạt. Trong kịch của ông ta không thấy “một mối xung đột được trình bày theo kiểu Aristot, tức là được trình bày trong hành động, từ giao đãi tới thắt nút, đến… tạm thời hòa hoãn và đến giải tỏa trong kết thúc. Khảo sát mười vở kịch của Nguyễn Đình Thi ta thấy hầu như không có trường hợp nào đầy đủ các lớp lang như vậy.
2.2.1. Giải quyết xung đột theo hướng gợi mở
Trong nhiều vở kịch của Nguyễn Đình Thi, khi khép lại tác phẩm, những vấn đề đặt ra trong vở kịch vẫn chưa có lời giải đáp cuối cùng, xung đột kịch chưa được giải quyết rõ ràng. Trước những vấn đề còn để ngỏ, người đọc, người xem tự nghiền ngẫm, tự tranh luận theo cách hiểu riêng của mình.
Tài năng của nhà viết kịch là thiết kế những tình thế kịch hợp lí, những sự kiện bất ngờ đẩy xung đột cùng với hành động của nhân vật phát triển đến tột cùng và kết thúc ở những sự việc còn dang dở. Cách kết thúc như thế khó làm thỏa mãn khán giả, dù vậy người xem vẫn có thể đoán định được qua suy
nghĩ, hành động của nhân vật. Như trong kịch Rừng trúc, tác phẩm mang tính
kịch cao, câu chuyện mở ra vào thời điểm những xung đột đang ở giai đoạn căng thẳng nhất và khi mâu thuẫn được giải tỏa cũng không đồng nghĩa với sự kết thúc của vở kịch. Mặc dù trong tác phẩm có sự xung đột khá gay gắt của các thế lực cầm quyền nhưng tác giả lại không “nhằm hướng tới cách giải quyết mâu thuẫn bởi các lực lượng xã hội với những tổn thất vật chất to lớn” mà “những xung đột đi đến sự khoan hòa”. Những tình thế mâu thuẫn tưởng
chừng như rất cam go, quyết liệt như chuyện thay ngôi đổi vị, chiếm vợ đoạt chồng nhưng rồi cuối cùng đều được giải quyết bằng con đường hòa giải: Lý Chiêu Hoàng cao thượng trao lại vương quyền cho Trần Cảnh, nhường ngôi vị hoàng hậu cho Thuận Thiên, Trần Cảnh xá tội và trọng dụng Trần Liễu… Không chỉ những mâu thuẫn mang tính chất quan hệ xã hội được giải quyết một cách nhẹ nhàng, êm thấm mà những mối xung đột nội tâm, xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh cũng sớm tìm được giải pháp cho mình. Lý Chiêu Hoàng từ bỏ mọi quyền vị để được “trở lại làm một người bình thường, không phải giấu giếm những nỗi niềm thật của mình”. Trần Cảnh tạm quên những mong muốn thanh nhàn nơi cửa Phật để quay về gánh lấy trọng trách đối với giang sơn.
Kết thúc xung đột đã diễn ra đúng như nó cần phải kết thúc, không thể giải quyết khác được. Cách giải quyết xung đột như vậy vừa phản ánh chân thật những phức tạp và khó khăn trong quá trình vận động của đời sống vừa tạo ra những hiệu ứng thẩm mĩ sâu sắc với người xem. Vở kịch đã kết thúc nhưng dư âm của nó còn vang vọng trong lòng độc giả, khán giả với bao tâm trạng, nỗi niềm đan xen.
Ở một số vở kịch dựa vào tích truyện dân gian, Nguyễn Đình Thi không giải quyết xung đột bằng kết thúc có hậu như kiểu kết thúc của dân
gian. Các vở như Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá xét về hình
thức cấu trúc của kịch cứ ngỡ như những vở kịch đã kết thúc nhưng biết bao vấn đề đặt ra trong kịch vẫn chưa giải quyết rõ ràng, biết bao vẫn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển xung đột, những chuyển biến của tính cách ở các nhân vật kịch buộc người xem phải trăn trở, nghĩ suy. Vấn đề chưa được tác giả giải quyết triệt để mà chỉ là những giải phát về tư tưởng theo quan niệm của nhà viết kịch….
Cách giải quyết xung đột kịch theo hướng gợi mở gây ấn tượng sâu lắng, kích thích những tìm tòi, sáng tạo ở người xem. Sân khấu thực sự là một diễn đàn tư tưởng của xã hội với biết bao biến động. Rời sân khấu, khán giả
tiếp tục trăn trở, suy ngẫm theo hướng phát triển của những vấn đề đặt ra và giải quyết với những mức độ khác nhau trong kịch. Như thế, vở diễn có thêm một đời sống mới, cuộc sống mới ngoài xã hội. Giải thích về tính hấp dẫn của một vở diễn, Xtanilapxki đã từng nói: “Người khán giả đi đến nhà hát là để
giải trí, nhưng khi ra về mang theo những suy nghĩ” và xem Rừng trúc người
ta cũng mong trong tư tưởng biết bao suy tư, trải nghiệm cùng những đau đáu, trăn trở về kiếp người, về những éo le của cuộc sống.
Nguyễn Đình Thi rất quan tâm đến phần kết thúc của kịch. Tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm thường kết lại ở cách giải quyết xung đột, ở lời thoại của nhân vật ở cuối vở kịch. Cách kết thúc theo hướng gợi mở và sự thức tỉnh của nhân vật vừa thể hiện thái độ tôn trọng công chúng của nhà văn, vừa phản ánh tính chất phức tạp của cuộc sống đang trong quá trình vận động và phát triển. Do vậy kịch Nguyễn Đình Thi thường là những kiến nghị, những dự báo hơn là những áp đặt nên sức hấp dẫn của kịch Nguyễn Đình Thi không phải ở tính vấn đề mà còn ở cách giải quyết vấn đề.
Đặc trưng thẩm mĩ của các kiểu xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi là tính chất không gay gắt của những mâu thuẫn. Cách giải quyết xung đột thường là các nhân vật trải qua sóng gió của cuộc đời hay một tình huống nào đó trong cuộc sống làm nên sự đổi thay trong nhận thức và hành động của
nhân vật. Sự kết thúc theo kiểu này ta gặp trong vở Nguyễn Trãi ở Đông Quan khá rõ nét. Trước cơn tai ương, cuộc biến thiên của đất nước, tầng lớp
trí thức hoang mang giữa những ngả đường mở ra phía trước: trung với nhà Trần đã suy vong, giữ trọn khí tiết của bề tôi mẫu mực theo qua niệm Nho giáo hay phá bỏ tinh thần “trung quân” cứng nhắc để tìm một vị minh quân đủ sức, đủ tài đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại đất nước từ tay giặc Minh tàn bạo. Với Nguyễn Trãi suốt mười năm ở Đông Quan là mười năm cho một cuộc đấu trí với kẻ thù hung hãn, nham hiểm, tàn độc, mười năm tìm đường cho tư tưởng, tìm đường cho lòng yêu nước của ông. Kết thúc vở kịch là cảnh Trần Nguyên Hãn là Nguyễn Trãi đeo gươm đi mải miết về phương trời xứ
Thanh tìm minh chúa. Vở kịch không đề cập đến kết quả của hành trình ấy nhưng hình ảnh chân trời đang rộng mở, xanh hơn, sáng hơn trong mắt cô Cúc là biểu trưng cho một điều tốt đẹp đang đợi phía trước cho tương lai của dân tộc, của những trí thức yêu nước đau đáu vì sự tồn vong của non sông.
Cũng theo hướng giải quyết xung đột gợi mở phải kể đến Hoa và Ngần. Cuộc xung đột giữa ta và địch đang đến những tháng ngày gay go, ác
liệt và xung đột ấy vẫn chưa kết thúc hoàn toàn bởi nó chỉ là bước chuyển giao cho hai giai đoạn. Hiệp định Pari được kí kết nhưng những ác liệt của chiến tranh, bom đạn vẫn còn phía trước. Song niềm tin một mùa xuân đem theo điều tốt lành sẽ đến, niềm tin vào hạnh phúc bình dị, đơn sơ mà Ngần đã kịp nhận ra để nắm bắt sẽ cho người đọc tin rằng Ngần sẽ không để điều đó vuột khỏi tay, những con người như Hoa và Ngần cũng hàng triệu con tim cả nước sẽ chiến đấu với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc lập tự do” để giành đến thắng lợi cuối cùng.
Trong vở Tiếng sóng ở cảnh III nói về ông X với sở thích nghe vỗ tay,
với đam mê những bản báo cáo, niềm mong mỏi được hưởng lạc ăn chơi chỉ sau một giấc mơ kì lạ đã thức tỉnh, đã nhận ra được giá trị của cuộc sống, của những điều giản đơn trong cuộc sống thường ngày. Vở kịch không nói đến sự thay đổi trong cuộc sống của ông X sau đó nhưng cách ứng xử với đám trẻ trước và sau giấc mơ đã mở ra những đổi khác trong suy nghĩ và cuộc sống của ông.
2.2.2. Giải quyết xung đột theo hướng cái ác bị triệt tiêu
Khi không thể chọn giải pháp hòa bình thì xung đột sẽ bị triệt tiêu theo
hướng cái ác tự đền tội. Kết thúc vở Con nai đen là cảnh tên Quận Công điên
cuồng lộ ra bản chất xấu xa. Chính hắn cũng không chịu được hoàn cảnh phải giấu mình trong hình hài nhà vua, phải đẩy linh hồn đầy những mưu mô, xảo trá, quỷ quyệt trú ẩn ở trong hình hài một con người tốt đẹp: “Ta không thể chịu được nữa. Ừ, ta sẽ cho chúng mày nghe tiếng nói thật của ta. Hà hà hà. (múa hát quái gở)
Mèo mẹ ăn thịt mèo con Ông già thèm bế gái non
Con chó đi hai chân chổng ngược Này cô nàng, ta bắt cô nàng.
Ừ, ta là Quận công đây! Ta là Quận công đây”.
Cái chết của tên Quận công trong Con nai đen là sự trả giá thích đáng
cho một kẻ độc ác, gian xảo, mưu mô, là minh chứng cho “Cái thật đã thắng cái giả. Chính nghĩa đã thắng gian tà”.
Kết thúc theo kiểu cái ác, cái xấu bị tiêu diệt nhưng chỉ dừng ở việc kẻ xấu, kẻ ác nhận được lời cảnh cáo đích đáng từ chính hành động ngông
cuồng, ngu ngốc của mình như Phú ông bị đánh tráo cô dâu trong vở Hòn cuội cũng là cái kết triệt để khi cái ác bị xua đuổi, bị loại ra khỏi cuộc sống.
Chính nhân vật Phú ông phải thú nhận về bộ mặt thật của mình:
Cọp: (lấy ra một cái mặt lợn) Đây là cái gì, anh biết không? Ta vẫn giữ nó hộ anh, hôm nay ta trả cho anh.
Phú ông: Đây là cái mặt tôi đây, bên cạnh cái mặt cọp kia (úp mặt lợn lên mặt)
Cọp: Bây giờ anh muốn đi đâu?
Phú ông: Đi vào núi kia, ở hang, ở lỗ, đi vào núi kia! Phú ông đi, Cọp theo bên.
Nếu xét kĩ, mỗi vở kịch của Nguyễn Đình Thi ít khi chỉ tập trung khắc họa sâu một mối xung đột để rồi miêu tả đầy đủ tiến trình vận động của nó. Ta thường bắt gặp hiện tượng một tác phẩm đan xen nhiều xung đột khác nhau và không phải tất cả trong số đó đều được giải quyết đến tận cùng. Có những xung đột chỉ được đặt ra như một cái cớ để nhà văn chạm đến một vấn đề khác ở cao hơn và xa hơn. Đó là xu hướng triểu khai, giải quyết xung đột theo quan niệm riêng của Nguyễn Đình Thi: Nếu các nhà viết kịch bản chuyên nghiệp của sân khấu Việt Nam đang lúng túng trong việc xử lí mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh, và thường rơi vào tình trạng để cho sự
kiện, tình tiết xảy ra che lấy nội tâm và suy tư của nhân vật thì ngược lại kịch của Nguyễn Đình Thi thực sự có những hành trình bên trong của nhân vật. Phần lớn những nhân vật kịch của ông đều lên đường đi tìm sự thật của đời sống và của chính bản thân mình. Điều này có liên quan mật thiết với những
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN XUNG ĐỘT KỊCH 3.1. Kết cấu
Trong sáng tác văn học, kết cấu là phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng rất đa dạng: bộc lộ tốt chủ đề và tư tưởng các tác phẩm; triển khai, trình bày hấp dẫn cốt truyện; cấu trúc hợp lí hệ thống tính cách; tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả; tạo ra tính toàn vẹn của tác phẩm như là một hiện tượng thẩm mĩ. Riêng trong sáng tác kịch, kết cấu có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đề tài đồng nhất, câu chuyện đồng nhất, nhưng cách xử lí khác nhau của các tác giả sẽ đem lại những hiệu quả nghệ thuật khác nhau. Mấu chốt là ở tài năng tổ chức kết cấu của tác giả.
Các thể loại văn học khác nhau có những cách thức tổ chức tác phẩm khác nhau. Ở tác phẩm tự sự, kết cấu thường bộc lộ trong việc tổ chức các tuyến sự kiện, cách sắp xếp và xây dựng hệ thống nhân vật, cách dẫn chuyện… Ở tác phẩm trữ tình thì việc tổ chức sự kiện lại không quan trọng, mà quan trọng hơn là cách tổ chức, cách triển khai ý thơ, lời thơ. Với tác phẩm kịch, kết cấu lại dựa vào tổ chức xung đột kịch, hành động kịch… Và xung đột là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc sắp xếp và tổ chức hành động kịch thành “tòa kiến trúc” của kịch, thành một vở kịch hoàn chỉnh và hài hòa.
Để đạt được sự khái quát hóa một cách nghệ thuật cuộc sống, nhà viết kịch phải thực hiện một yêu cầu cơ bản của mĩ học: Đó là tính thống nhất, trọn vẹn của hình tượng nghệ thuật và tư tưởng, chủ đề. Phương pháp khái quát hóa và điển hình hóa diễn ra trên cơ sở sự kết hợp biện chứng những hiện tượng, sự kiện, nhân vật… (được biểu hiện qua những đơn vị nghệ thuật: chi tiết, tình tiết…), toàn bộ chi tiết và tình tiết trong tác phẩm gắn bó và tác động lẫn nhau trong một hệ thống hình tượng dưới sự chỉ đạo của một tư tưởng chung thống nhất. Yêu cầu đó của nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa trái hẳn với những tác phẩm tự nhiên chủ nghĩa trong đó cuộc sống bị xé nhỏ
thành những mảnh vụn riêng lẻ, cứng đơ và tư tưởng tác phẩm hiện ra như một bòng bong rối rắm hỗn độn. Những tác phẩm như vậy thường đi tới chỗ bóp méo bản chất và quy luật cuộc sống.
Tính thống nhất trong kịch không những thể hiện ở tư tưởng chung mà còn thể hiện ngay trong hành động thống nhất của vở kịch. Dung lượng chật hẹp của kịch, đặc trưng hành động của kịch khiến cho kịch không thể dung nạp những chi tiết và những đoạn triết lý hoặc trữ tình tách ra ngoài cốt truyện thống nhất của vở kịch. Bêlinxki cho rằng: Sự đơn giản, tính chất ít phức tạp, sự thống nhất của hành động (theo nghĩa sự thống nhất tư tưởng) chính phải là một trong những điều kiện chủ yếu nhất của vở kịch, trong kịch tất cả đều phải nhằm vào một mục đích, nhằm vào một dự định.
Sự thống nhất của hành động (theo nghĩa sự thống nhất của tư tưởng chính) diễn ra: Trong kịch có thể miêu tả nhiều nhân vật, nhiều mâu thuẫn, nhiều sự kiện, nhưng các mâu thuẫn, nhân vật, sự kiện này không thể mở rộng ra một cách vô hạn như trong tiểu thuyết, mà kết hợp gắn bó với nhau trên bình diện hành động chung. Mỗi nhân vật đều có hành động riêng, nhưng những hành động riêng đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đồng thời xoay quanh một xung đột trung tâm (với sự tham gia của một vài hay một nhóm nhân vật chính) từ đó hình thành hành động chung của cả vở kịch. “Khát vọng duy nhất, trọn vẹn” của một hoặc hai hoặc một nhóm nhân vật chính là xương sống của hành động chung đó. Khát vọng của những nhân vật chính va chạm với hành động của những nhân vật tương phản hình thành nên xung đột trung tâm, làm nổi lên những đường nét chính của chủ đề cơ bản. Tất cả những nhân vật phụ, những tuyến xung đột phụ, những chi tiết nhỏ dồn vào xung đột trung tâm, góp phần tô đậm thêm cho chủ đề cơ bản. Mỗi hành động bên trong là cơ sở từ đó diễn ra sự kết hợp biện chứng nhất.