5. Cấu trúc của luận văn
2.1.3 Xung đột t a địch
Rừng trúc là vở kịch được viết về khoảng thời gian ngôi vua đã thuộc
về nhà Trần được 11 năm với sự kiện vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) bỏ kinh thành lên Yên Tử. Những xung đột trong nội bộ triều Trần được giải quyết trong bối cảnh của xung đột thời đại. Ngay ở cảnh mở đầu vở kịch, qua cuộc đối thoại của Thái sư Trần Thủ Độ và Công chúa Thiên Cực về chuyện bắt giam người lính quân hiệu, xung đột này đã được nhắc đến nhiều lần.
Trong tương quan lực lượng giữa ta và phương Bắc hàng nghìn năm nay, dân ta luôn ở vị trí bất lợi. Một đất nước chỉ có diện tích tương đương
một tỉnh của nhà Minh, khách quan mà nói, thật khó để chiến thắng. Bởi vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nguy cơ quân xâm lược phương Bắc luôn đe dọa vận mệnh đất nước. Giữa mất và còn, độc lập và lệ thuộc, tự do và nô lệ là đường ranh giới mong manh. Không riêng gì những người đứng đầu đất nước, nắm quyền bính trong tay mới lo nghĩ về quân giặc, về kẻ thù, về nguy cơ của vương triều dòng họ, mỗi người dân nước ta đề ý thức được vận mệnh dân tộc trước nguy cơ bị xâm lăng. Người học trò không chịu xưng tên, chỉ gặp riêng Trần Cảnh đã nhắc tới “cái bóng nhà Nguyên trên kia đã che tới Vân Nam rồi”, và khẳng định “dân ta đang lo việc quân Nguyên ngày một đến gần”. Những điều này chính là đại diện cho những suy tư, trăn trở và âu lo của nhân dân lúc bấy giờ.
Việc giữ gìn đất nước, chiến đấu bảo vệ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. Bởi thế, quân giặc hiện lên dưới góc nhìn đối lập, thể hiện tính chât phi nghĩa của chúng. Có khi, chúng được gọi thẳng tên một cách miệt thị (giặc cỏ, quân Tống, quân Nguyên), có khi được hình tượng hóa như những thiên tai, hỏa hoạn (đám cháy rừng gặp gió), có lúc lại hiện lên như ma quỷ, quái vật (cái bóng lạ nó thập thò ngoài hàng rào, mồm rộng răng dài). Vào hoàn cảnh nguy nan khi kẻ thù đang nhòm ngó lúc ấy thì thái độ đối với kẻ thù cũng là một tiêu chí để định giá con người. Công chúa Chiêu Thánh đã chẳng nói với Trần Liễu bằng một giọng vừa mỉa mai, vừa chế giễu khi ông ta trốn chạy đến chỗ
của nàng: “Ông tìm sang Quảng Tây, gọi một tiếng thì vài vạn quân Tống đến giúp ông ngay. Hay là ông ngược sông Cái, sang quá lên Vân Nam mà gọi lấy vài vạn quân Nguyên, còn mạnh hơn nhiều. Họ đều đợi sẵn cả rồi đấy”.
Hoàn cảnh đất nước đang gặp cảnh giặc ngoài nhòm ngó thì nội bộ hoàng tộc lại một phen rối loạn, chao đảo khi Trần Thủ Độ và công chúa Thiên Cực sắp đặt một cuộc hôn nhân xâm phạm nghiêm trọng đến luân thường đạo lý: Để công chúa Thuận Thiên đã có mang với Trần Liễu lấy Trần Cảnh. Cuộc hôn nhân loạn luân ấy đã khiên Chiêu Thánh đau đớn nhận ra nỗi trái ngang, éo le và cả bi kịch của đời mình. Cũng lại chính cuộc hôn nhân
mang đậm màu sắc chính trị ấy khiến Trần Liễu nảy ý soán ngôi. Và cuộc hôn nhân với những toan tính củng cố vương triều cho dòng họ Trần khiến đức vua Trần Thái Tông cảm thấy hoang mang, bối rối. Hệ quả là Trần Cảnh bỏ lên Yên Tử tìm đến cửa Thiền mong có được sự thanh thản, tĩnh tâm. Nếu xung đột nội tâm của nhân vật đã tạm có cách hòa hoãn thì xung đột giữa đất nước ta và quân thù thì lại dâng đến đỉnh điểm bởi giờ phút nguy nan này không cho phép bất cứ ai trốn chạy, quay lưng với đất nước. Tưởng chừng câu chuyện đi vào bế tắc, rất khó để hòa giải những mâu thuẫn bởi đây là chuyện có căn nguyên từ cuộc hôn nhân loạn luân đầy nghịch cảnh ở trên. Nhưng đức vua khi nghe lời của ông lão lang thang nói về “cái bóng lạ nó thập thò ở ngoài hàng rào rồi” thì trong lòng vua Trần Thái Tông đã có những thay đổi. Trước nguy cơ kẻ thù đến gần, Trần Cảnh đã chấp thuận trở về kinh đô ổn định triều đình, chấn hưng đất nước. Có thể thấy ở đây cuộc sống cá nhân, cuộc sống riêng tư của con người, dù người đó có quyền lực tối thượng, thì cũng phải thuận theo những biến thiên, cơn bão tố của lịch sử. Nhà vua phải hi sinh đời sống tình cảm nhưng đó là sự hi sinh thuận chiều và phù hợp với quyền lợi của dân tộc, của đất nước.
Sâu xa trong nỗi đau, sự hi sinh của Trần Cảnh, Chiêu Thánh, Thuận Thiên đều là tấm lòng cho một đất nước độc lập, cho một vương triều thịnh trị. Dù vậy, dư âm bi kịch vẫn không vì thế mà nhạt đi. Đúng như nhà nghiên
cứu Phan Trọng Thưởng nhận xét: “có thể xem Rừng trúc là một bi kịch lịch
sử” (9).
Khắc họa xung đột ta - địch trong Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi không
đi sâu vào trực tiếp những mâu thuẫn nhưng sự xung đột giữa nhân dân ta và quân giặc vẫn hiện lên rất rõ. Hầu hết các nhân vật trong vở kịch đều ý thức về tình trạng căng thẳng này. Cuộc sống thường nhật bỗng chốc đảo lộn được miêu tả qua một vài chi tiết nhưng khiến người đọc, người xem hình dung khá đầy đủ về sự tàn bạo của kẻ thù và những hi sinh, mất mát xót xa của dân ta. Người thị nữ của công chúa Thuận Thiên bất bình: “Cái bọn quân Thát Đát
này chẳng qua là một lũ cướp, đốt được cái gì là đốt, phá được cái gì là phá” và đã nói đầy căm phẫn “Không ngờ cái xóm trồng hoa hiền lành mà giặc nó cũng đốt phá”… Tất yếu của những điều đó là sự đoàn kết dân tộc để chống giặc ngoại xâm. Rõ ràng xung đột dân tộc ở đây là cái bất thường trong đời sống bình thường. Trong hoàn cảnh đó, những tính cách nhân vật có cơ hội được bộc lộ rõ trong một phạm vi thời gian và không gian rộng lớn.
Vở kịch Nguyễn Trãi ở Đông Quan lấy bối cảnh là thời kì quân Minh
đô hộ nước ta. Tác giả phản ánh con đường xã hội và con đường tư tưởng của
người trí thức ở thời điểm im lặng đầy kịch tính (1407 - 1417), “Đêm nay đất trời sao mà thăm thẳm. Non sông cách đường nghìn dặm. Sự nghiệp buồn đêm trống ba… Chúng ta lại một phen mất nước nữa hay sao?...”. Trong
những tình huống lịch sử căng thẳng ấy, xung đột nghệ thuật diễn ra phức tạp, nhiều chiều hoặc chịu nhiều áp lực đối lập mang tính xã hội, có xung đột bên trong diễn ra trong nội tâm các nhân vật có xung đột dân tộc gay gắt, mạnh
mẽ… Vở kịch tái hiện đất nước trong niềm đau khôn cùng: “Cả triều đình bị giết, bị bắt không còn sót một người. Dòng sông Nhị Hà lềnh bềnh những xác người, cứ xoay tròn một chỗ… đâu đâu cũng chỉ thấy lởm chởm giáo mác quân cuồng bạo…, chúng xếp thây người làm gò, quấn ruột người vào cây, rán thịt người lấy mỡ bôi trục xe trận, bắt người đi trên cột đồng bắc qua lửa… Thật đau đớn, nhục nhã cho nước ta, cho dân ta…”.
Không còn nguy cơ như ở Rừng trúc, Nguyễn Trãi ở Đông Quan đã
đi vào miêu tả xung đột trực tiếp giữa một bên là người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi và nhân dân Việt Nam với một bên là quân giặc xâm lược. Nguyễn Đình Thi đã đi sâu vào miêu tả trực diện tội ác của giặc Minh: đốt
phá nhà cửa, đập nát bia miếu, cướp của giết người… “Tội nghiệp, cái bến con đò nhỏ mà quân Nguyên nó cũng đốt phá. Chiếc bia miếu cũ chúng cũng đập nát”. Dường như không một tội ác tày trời nào quân giặc không phạm
phải với dân ta. Người dân mất nước phải chịu cảnh “voi giày ngựa xé”, khốn khổ đến cùng cực. Lời Trần Nguyên Hãn đã nêu bật được sự tham lam của
quân giặc, nỗi lầm than của nhân dân ta: “Bây giờ khó khăn lắm, chỗ nào quân Minh cũng vét sạch sành sanh mọi thứ”. Cảnh tù tội, đánh đập diễn ra thường xuyên ở mọi nơi. Trên phố, người tử tù bị giải đến pháp trường đói khát xin nước uống không được lại còn bị bọn giặc đánh đập tàn nhẫn. Với quân xâm lược thì nhân tính và tình đồng loại như không tồn tại trên đời. Ngay đến cô gái múa rong tật nguyền không người thân thích, không nơi nương tựa, kiếm sống bằng cách mua vui cho mọi người trong các phiên chợ cũng bị đánh đến chết. Người dân nghèo trong cảnh nước mất như cây non trước gió, bị quần dập đủ kiểu, không sức chống đỡ. Cuộc sống bị đàn áp tứ bề.
Tình cảnh ấy khiến người ta nhận rõ hơn bản chất của mỗi người. Số kẻ tham sống sợ chết chạy theo quân giặc không phải là không có. Bùi Bá Kỳ, Nguyễn Đại ôm gót giặc, phản bội lại Tổ quốc nhưng kết cục số phận cũng không tránh khỏi cái chết nhục nhã. Sự thất sủng diễn ra quá nhanh và bất ngờ ngay với cả bọn người trong cuộc là sự tất yếu của lịch sử. Đơn giản bởi bản chất xung đột giữa nhân dân Việt Nam và phong kiến phương Bắc là rất gay gắt, không thể điều hòa. Bị quản thúc, tịch thu gia sản chưa phải là “mức án” cuối cùng. Nguyễn Đại có một kết cục thật thảm hại. Con tốt đen Nguyễn Đại không còn đất dung thân khi bị xem như hai lần phản bội và Hoàng Phúc không ngớt chửi rủa rồi quay lưng, rũ bỏ tên tay sai khi hết giá trị sử dụng. Đó là kết cục tiêu biểu cho những kẻ mãi quốc cầu vinh, tham sống sợ chết.
Còn tầng lớp nho sĩ trí thức như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, sư ông, Lê Cảnh Tuân, Vũ Mộng Nguyên bị o ép, quản thúc chặt chẽ, mạng sống luôn bị đe dọa từng ngày. Không những thế, họ còn luôn bị lôi kéo, dụ dỗ hòng mua chuộc của những kẻ xâm lược gian xảo bằng những xảo ngôn biện ngữ, vẽ ra viễn cảnh về sự thống nhất của phương Bắc và phương Nam.
Bi kịch của những trí sĩ trước cảnh nước mất nhà tan là sự bất lực, phải khoanh tay bó gối trước sự ngông tàn, bạo ngược của kẻ thù: Những bậc trí thức lớn khư khư ôm lấy chữ “trung” và quyết một lòng sống với nhà Trần đã
dính vào đại sự, chỉ vì tự mình biết… không dám làm hỏng việc của người khác”. Lê Cảnh Tuân thì quyết liệt hơn: “… Trời bắt nhà Trần phải hết thì tôi cũng chết theo thôi, cũng chỉ còn được một tí liêm sỉ ở chỗ ấy”.
Còn Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Trãi bôn ba, chật vật, vừa tìm cách mưu sinh, vừa lo cách đánh đuổi quân giặc. Trần Nguyên Hãn phải lang thang khắp nơi kiếm sống và nghe ngóng tình hình. Nguyễn Trãi ở lại Đông Quan sống cuộc sống tù giam lỏng, bức bối, ngột ngạt, nhiều khi không còn cảm
giác sống: “Thân tàn ma dại như tôi còn phải sợ điều gì nữa”.
Xung đột lớn nhất đối với Nguyễn Trãi bây giờ là giữa nhân dân Việt Nam và quân Minh xâm lược. Triết lí về cuộc sống của người anh hùng dân tộc thật đơn giản nhưng mang hàm ý sâu xa: “Có cái chết đáng sợ, có cái chết không đáng sợ. Cái chết này không đáng sợ”. Chiến thắng nỗi sợ hãi cái chết bởi với người anh hùng, cái chết như một phần của sự sống, một quy luật tự nhiên không đáng để bận tâm. Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn dám bỏ nhà Trần, bỏ cả nhà Hồ, bỏ cả chữ “trung” để theo Lê Lợi đánh giặc cứu nước. Lí tưởng của họ không dừng trong phạm vi “trung quân” mà tiến tới “trung với nước”. Có thể thấy mối xung đột giữa dân tộc ta với kẻ thù xâm lăng là xung đột trung tâm của vở kịch. Nguyễn Đình Thi như muốn khẳng định: ngay trong cảnh nước mất, lòng yêu nước và truyền thống đánh giặc cứu nước vẫn luôn âm ỉ cháy trong lòng người dân Việt Nam dự báo sự thay đổi của cục diện.
Trong những vở kịch mang hơi thở của cuộc sống hiện đại, xung đột này có những biến thái đa dạng, mang màu sắc ý nghĩa mới, thể hiện sự năng động của ngòi bút kịch Nguyễn Đình Thi.
Hoa và Ngần đặt ra vấn đề con người ta làm thế nào để thích nghi với
hoàn cảnh kháng chiến? Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta không chỉ diễn ra một chốc một lát mà đó là cả một chặng đường dài có thể đo bằng cả đời người. Vở kịch chủ yếu lấy bối cảnh ở Hà Nội trong suốt thời gian từ năm 1956 - 1974. Đây là thời kỳ đất nước tạm thời bị chia cắt. Miền Bắc đang bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu
phương lớn cho miền Nam, miền Nam lúc ấy đang nằm trong tay bọn đế quốc Mỹ xâm lược. Vở kịch đi vào xung đột giữa nhân dân ta với giặc Mỹ tàn bạo. Tất cả mọi tuyến kịch đều bị chi phối bởi xung đột địch - ta, từ việc chia li chồng vợ, chuyện báo tử nhầm, chuyện li dị, tái hôn… đều gắn liền với những tin tức thời chiến. Cuộc chiến ấy là cuộc trường chinh của toàn dân tộc để đi đến thống nhất trọn vẹn, non sông đất nước liền một dải và cũng cuộc chiến ấy đã chứng kiến biết bao hi sinh mất mát trên khắp mọi miền Tổ quốc. Dù vậy, đâu đâu cũng sục sôi không khí kháng chiến, từ khu phố, bệnh viện đến vùng ngoại ô đều hăng say tham gia hoạt động kháng chiến: đào hầm trú ẩn, chiến đấu, cứu thương… Mỗi người dân dù ở cương vị nào, nghề nghiệp gì thì giờ đây cũng trở thành người chiến sĩ đánh giặc. Mối xung đột không được đặt ra một cách trực diện mà xoay quanh những người phụ nữ như Hoa, Ngần trong cơn biến động của thời cuộc.
Tiếng sóng lại mang đến bao nhiêu điều vui buồn từ mọi ngả đường
cuộc sống cuộn hết đợt này tiếp đến đợt khác, vọng đi những khoảng mênh mông ồn ào không nguôi. Những câu chuyện trước, trong và sau cuộc kháng chiến sẽ rời rạc nếu không có cái nền là cuộc kháng chiến của dân tộc cùng tiếng sóng rì rào vỗ bờ. Vẫn cảnh đốt phá, giết chóc không thể thiếu trong cuộc xâm lăng của kẻ thù tới những mất mát đau thương của nhân dân ta. Tiếng bà Hai Nhiêu vừa đau xót, vừa tủi phận, vừa căm phẫn: “Cây bưởi hiện lên, lẫn với những quả bưởi, treo mấy đầu người bị chém”. Cuộc đời gần tàn với cảnh sống lầm lũi: không con, rồi lại không chồng dường như quá chua xót. Cảnh II là cuộc sống của những người thanh niên trong kháng chiến. Cuộc chiến vẫn tiếp tục diễn ra và dòng đời vẫn mãi chảy trôi. Cô gái có người cha là tự vệ thành đã hi sinh trong kháng chiến lại tiếp tục sống, làm việc và chiến đấu vì đất nước. Nó là sợi dây, là mạch nguồn chảy mãi trong chiều dài lịch sử dân tộc.
Xung quanh cuộc kháng chiến chống giặc, những toan tính cá nhân lo thu vén cho lợi ích của mình khiến cho vở kịch như “những điều ta thấy, ta
chứng kiến”. Chuyện ông Đạt đi thăm vợ ốm mà khẩu trang kín mít, chỉ sợ bị lây, đứng cách xa, trò chuyện thể hiện sự quan tâm, săn sóc mà không dám đỡ vợ ra hóng gió, không dám lại gần lúc vợ ốm ho dữ dội... Mối bận tâm lớn nhất của ông là làm sao để món thuốc Xtreptômixin không bị đánh tráo. Bên cạnh những người sống và chiến đấu cho những điều cao đẹp, “có người vẫn sống mà quên mất linh hồn của mình…”. Bi kịch tìm đến cái chết của bà giáo là tột cùng của nỗi thất vọng về những giá trị tốt đẹp, về tình vợ chồng trong
cuộc đời. Không có nỗi oan như người vợ trong Cái bóng trên tường, cái chết
của bà giáo là tiếng chuông cảnh tỉnh về những lầm lạc của con người trong