Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột kịch trong kịch của nguyễn đình thi (Trang 71 - 76)

5. Cấu trúc của luận văn

3.2. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật

Đặc trưng của kịch đó là tính giới hạn về không - thời gian. Thi pháp sân khấu của chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ 17 đã đưa ra mô hình “tam duy nhất” mà theo đó, các nhà viết kịch phải tổ chức không gian và thời gian kịch tuân thủ nghiêm ngặt quy định: “một hành động” xảy ra tại “một nơi chốn” và trong khoảng thời gian “một ngày”. Tuy nhiên, sân khấu thế giới cũng như nền sân khấu non trẻ Việt Nam đều đã có những cách tân và thể nghiệm nhằm mục đích phá vỡ những quy định giới hạn về không - thời gian của luật “tam duy nhất”. Mặc dù ngày nay, không - thời gian kịch đã được mở rộng về kích thước, tuy nhiên yếu tố này vẫn chịu những giới hạn nhất định mang đặc trưng thể loại kịch. Đương nhiên, không - thời gian trong kịch không thể nào mở rộng phong phú như không thời gian trong tiểu thuyết vì phải đáp ứng những yêu cầu có tính giới hạn của nghệ thuật sân khấu. Bởi vậy, để có thể miêu tả được những hiện tượng cuộc sống và thể hiện quá trình phát triển của xung đột trong một bối cảnh sân khấu hạn hẹp về không gian và thời gian, nhà viết kịch phải biết cách sáng tạo và tổ chức sắp xếp các hành động và quan hệ giữa các nhân vật một cách hợp lí và có hiệu quả thẩm mĩ cao.

Viết về vai trò của không gian nghệ thuật, cuốn Từ điển thuật ngữ văn học viết: “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của

tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các loại hình nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian nên mang tính chủ quan. Ngoài không gian vật thể có không gian tâm tưởng…” (14;161). Đối chiếu với tác phẩm kịch, không gian nghệ thuật có những đặc trưng khu biệt, “không gian của kịch bản bao gồm nhân

vật, đồ đạc, bài trí và không gian ngoài sân khấu hay không gian tưởng tượng do đối thoại gợi nên”. Không gian hiện thực được tác giả chỉ rõ trong những lời chỉ dẫn trước mỗi lớp, cảnh cùng cách bài trí đồ đạc, phông cảnh, giúp người đọc hình dung được nơi mà nhân vật thực hiện hành động.

Trong xây dựng và triển khai xung đột ở kịch Nguyễn Đình Thi, ta thấy bối cảnh không - thời gian đóng một vai trò quan trọng. Nó không chỉ là phông nền mà đã góp phần trực tiếp gợi mở, thúc đẩy và phát triển xung đột, khiến xung đột thêm chiều sâu và sự khái quát.

Những vở kịch lấy đề tài từ truyện dân gian, đề tài lịch sử Nguyễn Đình Thi đều xây dựng khung không gian - thời gian phù hợp với đặc thù riêng như cung điện, rừng, dinh thự…

Kịch Rừng trúc có sự mở rộng đa dạng về không gian: trong nhà Trần

Thủ Độ (hồi I), Cung Hoàng hậu Chiêu Thánh (hồi II), ngoài sân dinh Thủ Độ (hồi III), cung vua (hồi IV), trong nhà vườn bên hồ Tây (hồi V), quán cơm ở vùng rừng núi (hồi VI), tại ngôi miếu bên bờ sông Hồng (hồi VII), ven hồ Tây tại vườn cây cũ bị tàn phá (hồi VIII - vĩ thanh). Việc lựa chọn địa điểm trong

Rừng trúc hướng người đọc chú ý vào ứng xử của những chủ nhân địa điểm

đó và chú trọng khai thác thế giới nội tâm nhân vật hơn là những xung đột đối kháng gay gắt. Chiêu Thánh, Trần Cảnh, những người đứng đầu hoàng cung lại là những người chứa trong nội tâm những dằn vặt ghê gớm, những bi kịch xót xa. Cả hai đều nhận ra ở ngôi cao thì cá nhân không còn được là chính mình nữa, nhận ra cái bó buộc của cuộc sống khi gánh trên mình trọng trách quá nặng của quốc gia, dân tộc, vận mệnh của tất cả nhân dân. Không gian nghệ thuật vì thế chính là cái nền quan trọng để khắc họa xung đột cũng như chuyển tải những ý đồ của nhà văn.

Điểm đặc biệt nữa, đó là kịch Rừng trúc còn gợi ra không gian văn hoá

tâm linh qua hình ảnh bàn thờ vua cha với khói hương lan toả ở cung Chiêu Thánh hay hình ảnh không gian núi rừng âm u mang đậm dấu ấn Thiền - Phật khi Trần Cảnh rời cung lên Yên Tử. Chính những không gian tâm tưởng này

giúp người đọc dễ dàng cảm nhận những nỗi đau sâu kín ẩn giấu trong nội tâm của nhân vật cần được giải toả bên cạnh đó khiến vở kịch thấm thía hơn những triết lý Phật giáo, triết lý nhân sinh mà Nguyễn Đình Thi gửi gắm. Tác giả không chỉ cách tân mở rộng không gian mà còn tăng ý nghĩa của không gian kịch.

Không chỉ ở vở Rừng trúc, trong Con nai đen, không gian cung điện

cũng chính là khoảng không gian mà con người phải đối diện với những xung đột căng thẳng nhất, khoảng không gian mà con người có nhiều mối lo lắng hơn cả. Vị vua trẻ khao khát được biết sự thật khi mà vây quanh nhà vua, bao bọc trong bầu không khí của cung vàng điện ngọc là sự dối trá, là điều giả tạo và cả những toan tính, vụ lợi cá nhân. Từ đó xung đột thật - giả, thiện - ác được đẩy đến đỉnh điểm và mang ý nghĩa sâu sắc.

Với vở Giấc mơ, Nguyễn Đình Thi đặt nhân vật trong bối cảnh chiến

trường ngổn ngang chết chóc và không gian làng quê êm đềm những ngày hòa bình để phát triển những mối xung đột trong kịch. Nơi chiến trường là chốn thử thách khắc nghiệt cho số phận và tính cách con người, là nơi mà xung đột giữa cái sống với cái chết, giữa thật và giả, giữa những day dứt nội tâm được diễn tả một cách thấm thía. Trong khi đó, làng quê lại nền cho những mâu thuẫn trong đời sống hàng ngày: cái cao thượng và sự tầm thường, những đối kháng giữa quá khứ mờ ảo và hiện thực rõ nét trong tâm trí bị tổn thương của anh thương binh…

Thêm vào đó, việc xác lập không gian được Nguyễn Đình Thi thể hiện qua những chỉ dẫn sân khấu một cách nhạy bén. Với những chỉ dẫn sân khấu này, nhà viết kịch xác lập từng khung không gian diễn ra xung đột kịch, định hướng từng phạm vi hiện thực mà người đọc lần lượt tiếp xúc. Kịch phản ánh hiện thực ở dạng tập trung, cô đọng nên thường nhấn mạnh những thời khắc

hiện thực trong một không gian nhỏ hẹp. Ở vở Hoa và Ngần, căn gác nhỏ của

Hoa, một góc sân bệnh viện, cái sân gác, căn nhà lá ven sông, một ngôi miếu, một quán cơm… là môi trường sống của nhân vật, là nơi diễn ra những sinh

hoạt đời thường của con người với những mâu thuẫn không ngừng nảy sinh. Không gian kịch nhỏ hẹp phản ánh hiện thực sắc nét, rõ đậm.

Trong kịch của Nguyễn Đình Thi không gian nhiều khi mở ra một phạm vi tương đối rộng: khu rừng, quảng trường, quãng sông, bãi tha ma… Những khung cảnh này tạo cho tác phẩm nét bay bổng gần với thiên nhiên, tạo cho người xem cảm giác hứng thú, khoáng đạt, không bị bó buộc, mặt khác mỗi khoảng không gian lại làm nền chuẩn bị cho những biến đổi tâm lí, những mâu thuẫn, xung đột của kịch. Điều này giúp kịch của Nguyễn Đình Thi tiến gần hơn với cuộc sống hiện thực bên ngoài.

Thời gian cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên đặc trưng của thể loại kịch. Quy định nén chặt tối đa thời gian kịch (theo luật “tam duy nhất” hành động chỉ diễn ra trong một ngày) tạo nên kịch tính cho vở kịch. Nếu đặt trong một khoảng thời gian rất ngắn, các nhân vật sẽ hành động quyết liệt hơn để đạt được mong muốn và chống chọi với những trở ngại nhờ đó xung đột súc tích, cô đọng và đối kháng gay gắt hơn.

Trong những vở kịch của Nguyễn Đình Thi, không hề ngẫu nhiên khi nhà văn thường cắt một lớp thời gian trong văn bản kịch trùng với một biến thiên vĩ đại của lịch sử, thông qua cá nhân có số phận và tính cách khác thường bởi ông thức nhận được những quy luật vận hành của lịch sử qua những nhân vật lịch sử, qua những trí thức lớn tầm cỡ khác thường.

Kịch Rừng trúc, thời gian hành động của các yếu nhân nhà Trần được

lựa chọn là 11 năm sau cuộc chuyển giao quyền lực giữa hai nhà Lý - Trần, tức là vào năm 1237. Nguyễn Đình Thi lựa chọn thời điểm khi cuộc mưu đoạt ngôi vua đã diễn ra khá lâu, lúc này các nhân vật chính trong vở kịch đã chín chắn và thấm thía nỗi đau đớn mà quyền lực gây ra cho số phận mỗi người. Nguyễn Đình Thi không chọn thời điểm đang xảy ra cuộc tranh giành quyền lực với những xung đột đối kháng mạnh mẽ của các lực lượng đụng độ, chống đối trực tiếp mà chủ đích khai thác những suy nghĩ, tư tưởng và xung đột nội tâm của các nhân vật sau những biến cố dữ dội của lịch sử. Nguyễn Đình Thi

đã khai thác xung đột lịch sử ở thời điểm có ý nghĩa, từ đó đẩy các nhân vật đến những giới hạn cao nhất để bộc lộ tính cách, vừa cho thấy quyết đoán trong hành động vừa thể hiện chiều sâu nội tâm. Vì thế, xung đột trong kịch

Rừng trúc không đối kháng mạnh mẽ, gay gắt mà chỉ là những xung đột ngầm âm ỉ trong nội tâm nhân vật. Trong bài viết “Một số hình thái xung đột trong kịch Nguyễn Đình Thi”, Lê Thị Chính đã phát hiện ra mối quan tâm của

nhà viết kịch này khi khai thác xung đột thường là “những thương tổn nặng nề của con người trong những mối quan hệ và những tình thế đặc biệt éo le” [3,93].

Cũng ở Rừng trúc, căn cứ vào chú thích thời gian của tác giả ở hồi Vĩ thanh “hai mươi năm sau, ngày giáp tết năm Mậu Ngọ thứ tám 1258”, tác giả

còn cho biết về số phận những nhân vật chính của vở kịch ở thời điểm nhà Trần đánh thắng quân Nguyên năm 1258, qua đó chúng ta có thể khẳng định quãng thời gian xung đột kịch hình thành và phát triển gay gắt, tập trung nhất của vở (từ hồi I đến VII) là liên tục trong một năm (1237 - 1238).

Tại hồi II, cuộc gặp gỡ giữa vợ chồng Trần Cảnh - Chiêu Thánh được Nguyễn Đình Thi chọn xảy ra vào thời gian “một sáng mùa xuân”, khoảng thời gian bắt đầu một ngày, khởi đầu một năm, như diễn tả tâm thế mới với những suy tư mới của Chiêu Thánh khi được gặp chồng. Đến hồi IV, khoảng thời gian “ban đêm” lại đặc biệt phù hợp cho nhân vật Trần Cảnh nghiền ngẫm về thế sự. Nếu như ban ngày trước mặt văn võ bá quan, Trần Cảnh phải thể hiện cốt cách của một vị vua, thì đêm xuống, nhà vua trở về với con người đời thường, cũng đau đớn dằn vặt về những nỗi khó xử trong cuộc sống. Tiếp đến, hồi thứ VI của vở kịch viết về việc Trần Cảnh bỏ cung lên Yên Tử vào một “chiều sương mù mịt”. Thời gian “chiều sương mù mịt” ấy như kín đáo thể hiện sự bất lực, băn khoăn chưa tìm được cách ứng xử hợp tình hợp lí của nhà vua trẻ này..

Hoa và Ngần viết về khoảng thời gian lịch sử từ năm 1956 - 1972 nên

giết giặc, giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Năm 1956 cuộc chiến được định giới từ vĩ tuyến 17. Theo sự diễn tiến của thời gian, tội ác của kẻ thù ngày càng chồng chất, mối xung đột giữa dân tộc ta với kẻ thù càng sâu đậm, chiến sự theo đó mà càng căng thẳng, khốc liệt. Cuộc sống của Duyên, Bảo, Hoa, Ngần… xoay quanh xung đột đó. Hai người bạn thân cùng lứa tuổi nhưng hai cảnh đời hoàn toàn khác nhau: Hoa chưa vướng bận chuyện gia đình, ý nghĩ trong veo về tình yêu và cuộc đời trong khi Ngần với sự đổ vỡ

trong hôn nhân đã phần nào nhận ra những khuất lấp trong cuộc sống: “Người ta sống lạ lắm, Hoa ạ, ở ngoài một bộ mặt, ở nhà một bộ mặt. Tao lại nhất là sao mà họ có thể ác mà cứ thản nhiên như không! Thôi, tao bây giờ dạy lớp hai trường Nghĩa Dũng ấy. Trường mới mở sau ngày tiếp quản, mới nhà tranh vách đất vậy thôi, được cái đông học trò”. Xây dựng xung đột theo diễn

tiến tăng dần cùng thời gian được thể hiện rõ trong vở kịch này. Ngoài xung đột giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ dường như vở kịch không còn xung đột

mâu thuẫn nào đáng kể.

Con người trưởng thành lên qua thời gian, qua những ác liệt của chiến tranh. Xung đột từ mâu thuẫn địch - ta nhấn sâu vào chiến sự ác liệt rồi kết lại ở những tin tức về Hiệp định Pari. Tin tức còn mơ hồ, chưa được xác minh nhưng cuộc sống vẫn đang chảy trôi về phía trước với những diễn biến mới đang nảy sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột kịch trong kịch của nguyễn đình thi (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)