Xung đột và cao trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột kịch trong kịch của nguyễn đình thi (Trang 68 - 71)

5. Cấu trúc của luận văn

3.1. Kết cấu

3.1.2. Xung đột và cao trào

Cao trào không phải chỉ là điểm tập trung cao nhất của xung đột bên ngoài mà còn là điểm tập trung cao nhất của xung đột bên trong, nó gắn với

chiều sâu của tính cách và tâm lý nhân vật. Nó thể hiện sự chuyển biến cuối cùng của tính cách.

Ta có thể thấy cao trào cũng đảm bảo cho mức độ điển hình của tính cách chân thực, của các sự kiện và tình huống. Nếu hành động cơ bản (cao trào) cấu tạo hoàn chỉnh, chặt chẽ và tỉ mỉ thì khi phát triển tình huống kịch, tác giả có thể tự do và ung dung lựa chọn những sự kiện cần thiết trong vô vàn những nguyên nhân phức tạp, rối rắm. Cái gì cần thì đưa vào, những gì thừa thì mạnh dạn tước bỏ.

Nếu cao trào sắp xếp lộn xộn hoặc thiếu hoàn chỉnh thì tác giả không tránh khỏi việc xử lý quá đơn giản quá trình phát triển của mối quan hệ nhân quả. Vì tác giả không có cái trục vững vàng, hoàn chỉnh làm chỗ dựa, không có cái đích dẫn dắt khi chọn sự kiện nên đành phải tạo ra những nguyên nhân đơn giản nhất để tránh một sự rối loạn không giải quyết nổi. Vì đó là yếu tố quan trọng nhất của vở kịch, nên phải tạo được một cao trào hoàn chỉnh về tư tưởng và nghệ thuật. Không những cao trào phải gắn liền với xung đột bên trong, gắn với chiều sâu của tâm lí mà còn liên hệ mật thiết với tính cách nhân vật.

Chúng ta biết rằng xung đột kịch đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hành động kịch, nó thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch lên tới cao trào. Nói khác đi, cao trào chính là kết quả tất nhiên của xung đột phát triển đến đỉnh điểm, hoặc là điểm mang tính bước ngoặt. Trong một số tác phẩm của mình, Nguyễn Đình Thi đã sử dụng phương pháp xây dựng cốt truyện theo mô hình “đột biến và nhận biết” (hay còn gọi là “đột biến” và “phát hiện”) trong lí luận về kết cấu bi kịch của Aristote. Theo Aristote, “đột biến và nhận biết là hai thành phần của cốt truyện. Còn thành phần thứ ba là

sự đau khổ”. Trong kịch Rừng trúc, Nguyễn Đình Thi đã sử dụng hình thức

“nhận biết và đột biến” để mở ra xung đột và cao trào. Khi Chiêu Thánh nhận biết được những éo le trong quan hệ gia đình hoàng tộc thì cũng là lúc nàng thấy rõ nỗi bất hạnh và bi kịch của bản thân của bản thân, khi Trần Cảnh nhận ra sự bế tắc trước cuộc đời với những toan tính bất chấp lẽ thường thì nỗi

chán chường trong vị vua trẻ dâng cao hơn hết. Tất cả dẫn tới cao trào của vở kịch, yêu cầu nhân vật phải lựa chọn cho mình một hướng đi khác. Và Chiêu Thánh đã từ bỏ vương vị, chức quyền, còn Trần Cảnh quyết định tìm rừng trúc để giải tỏa mọi phiền muộn, lo âu, chán nản.

Hình thức “đột biến - nhận biết” này cũng được thể hiện trong các vở kịch với cốt truyện dân gian của Nguyễn Đình Thi.

Trong vở kịch Trương Chi, đoạn Mỵ Nương nhìn thấy khuôn mặt thật

của Trương Chi, một khuôn mặt “tầm thường, xấu xí” chứ không phải “đẹp lắm, không ai bằng” như cô vẫn nghĩ thì mối xung đột đã nảy sinh. Nàng quận chúa xinh đẹp vừa muốn đi theo chàng trai có tiếng hát làm cô đắm say, mê mẩn, vừa muốn trốn chạy vì sợ hãi khuôn mặt đang đối diện. Nhận ra để rồi thay đổi hoàn toàn những toan tính, dự định, quyết tâm, nhận ra để đi đến một quyết định mang tính đột biến hoàn toàn. Nhận biết đã làm cho xung đột trở nên kịch tính, cuối cùng sẽ đẩy nội dung vở kịch lên đến cao trào và hình thành “đột biến”.

Cũng với hình thức “nhận biết và đột biến” như thế, ở vở kịch Người đàn bà hóa đá đã cho thấy sự nhận biết sự thật về người em gái - người vợ

dẫn tới những đột biến trong suy nghĩ và hành động của người anh - người chồng. Đang sum vầy, yên lành, đang hạnh phúc bên vợ con thì người chồng phát hiện ra sự thật đau lòng: vợ cũng chính là em gái. Lúc ấy, người chồng từ xúc cảm yêu thương chỉ còn lại lòng thù hận bản thân đến quay quắt, đến

khốc liệt với những lời độc thoại tra vấn: “Sao hai con mắt mày vẫn còn nguyên! Phải chọc thủng chúng nó đi! Sao không có tảng đá nào đập vào cái sọ này cho nó vỡ vụn ra! Sao cây chè này không cuốn cành mà thắt vào cái cổ này cho nó hết thở! Ừ, tôi chỉ còn cách nhờ cây chè này với cái khăn nhiễu này! Ngờ đâu lại chính là cái khăn này ở cây chè này! Lạy trời, lạy đất, tha tội cho tôi!”. Sau sự thật là sự ra đi biệt tích của người anh, sự chờ đợi mỏi

mòn đến hóa đá của người em và nỗi đau dai dẳng mãi tạc vào sừng sững không gian, thời gian.

Nhìn chung trong các vở kịch của Nguyễn Đình Thi, cao trào thường đặt ở gần cuối vở kịch khi những xung đột được phát sinh, phát triển và dần tới đỉnh điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xung đột kịch trong kịch của nguyễn đình thi (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)